Với tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152)

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 67 - 79)

5. Cơ cấu của đề tài

2.4.5Với tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152)

Điều 152 BLHS hiện hành quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

 Giống nhau:

- Về khách thể: So với tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có sự giống nhau về mặt khách thể là đều vi phạm đến nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình được luật HN&GĐ quy định, đồng thời còn xâm phạm đến sức khỏe của nạn nhân.

- Về mặt chủ thể bị xâm hại đều bao gồm ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, anh chị em với nhau.

- Về mặt khách quan: Đều xâm phạm đến sức khỏe của người khác. - Về mặt chủ quan: Cả hai tội đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. - Về chủ thể: Đều là những người thân trong gia đình

 Khác nhau:

- Về khách thể: Khách thể của tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình rộng hơn vì khách thể của tội này không chỉ bảo vệ sức khỏe của người bị xâm hại mà còn bảo vệ nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. - Về chủ thể: Mặc dù có sự giống nhau về chủ thể bị xâm hại nhưng chủ thể bị xâm hại của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng phải là những người được người thực hiện hành vi cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

+ Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

+ Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em

có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

+ Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

+ Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.35

- Về mặt khách quan: Mặc dù đều xâm phạm đến sức khỏe của người khác nhưng đối với tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người thực hiện hành vi phạm tội không tác động trực tiếp lên thân thể của người bị hại như đánh đập, hành hạ,… để gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại mà hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thường được biểu hiện bằng việc không chịu đóng góp tiền, tài sản để cấp dưỡng mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó gây hậu quả nghiêm trọng (tức làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe như: ốm đau, bệnh tật,…). Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình, đồng thời lại có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ người được cấp dưỡng thì bị truy cứu trách nhiệm về hai tội là từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của hai tội này.

- Về chủ thể: Chủ thể của hai tội đều là những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, chủ thể của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng phải là người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Về hình phạt áp dụng: Cả hai tội đều có mức thấp nhất của khung hình phạt là cảnh cáo. Tuy nhiên, hình phạt áp dụng của tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

35 Điều 56-60 Luật HN&GĐ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011

chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong khi đó, tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì hình phạt áp dụng chỉ là cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI NGƢỢC ĐÃI HOẶC HÀNH HẠ ÔNG BÀ, CHA MẸ,VỢ CHỒNG, CON,

CHÁU, NGƢỜI CÓ CÔNG NUÔI DƢỠNG MÌNH

3.1 Tình hình tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tuy xã hội ngày càng phát triển, khả năng nhận thức của con người ngày càng cao, quyền con người nói chung cũng như quyền của người phụ nữ nói riêng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng ngược đãi hoặc hành hạ người thân trong gia đình vẫn diễn ra thường xuyên và là mối đe dọa đến mái ấm của mỗi gia đình. Ngược đãi hoặc hành hạ có thể xảy ra trong quan hệ vợ - chồng, cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, người được nuôi dưỡng với người có công nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên, thực tế là nạn nhân của tội phạm này chủ yếu là phụ nữ, người vợ trong gia đình. Mặc dù số liệu về bạo lực gia đình rất đa dạng, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số vụ việc mà nạn nhân là phụ nữ chiếm khoảng 95% tổng số vụ bạo lực gia đình và thủ phạm chính là chồng của họ.36

Tình trạng ngược đãi hoặc hành hạ trong đời sống vợ chồng đã vượt qua ranh giới về văn hóa, tuổi tác và thu nhập. Không chỉ những phụ nữ ở nông thôn hay học vấn thấp mới bị chồng ngược đãi hoặc hành hạ mả cả những phụ nữ có trình độ cao cũng là nạn nhân của tình trạng này; không chỉ những phụ nữ không trực tiếp lao động, phụ nữ trẻ tuổi mà cả những phụ nữ làm ra tiền, có thu nhập cao, những người phụ nữ lớn tuổi cũng bị chồng ngược đãi hoặc hành hạ.

Theo nghiên cứu của quốc gia về tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Tổng cục thống kê (GSO) và Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam công bố vào sáng ngày 25/11/2010 tại Hà Nội, thì trong số những phụ nữ Việt Nam được khảo sát thì có 34% trong số họ đã từng bị chồng hành hạ về thể xác hoặc tình dục. Có đến 58% phụ nữ Việt Nam cho biết họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong các hình thức bạo lực gia đình. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng người vợ bị chồng mình ngược đãi hoặc hành hạ cao gấp ba lần khả năng bị người khác ngược đãi hoặc hành hạ.

Một phát hiện quan trọng nữa của nhóm nghiên cứu là nguy cơ bị bạo lực gia đình của phụ nữ là khá cao. Ở một số khu vực, cứ 4 trong 10 phụ nữ cho rằng gia đình không phải là

36 An ninh thủ đô, Cần thành lập đội cảnh sát phản ứng nhanh chống lại bạo lực gia đình, http://www.anninhthudo. vn/Utilities/PrintVie w.aspx?distributionid=427983 , [truy cập ngày 27/10/2012]

nơi an toàn cho họ. Tỷ lệ này là 42% ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, bạo lực gia đình lại rất thấp ở một số nhóm dân tộc thiểu số. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Trong số những phụ nữ H’mông thì 8% người trong số họ đã từng bị chồng ngược đãi hoặc hành hạ, và hiện tại chỉ có khoảng 3% phụ nữ đang bị ngược đãi hoặc hành hạ. Tuy nhiên, điều này không cho phép kết luận là tình trạng bình đẳng giới hay cá tính của người đàn ông H’mông. Con số bạo lực này có thể là một chỉ báo cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới còn rất nặng nề ở người H’mông. Ở dân tộc này, người đàn ông giữ vị trí cao trong gia đình và do vậy họ không cần dùng bạo lực để tăng thêm quyền lực cho mình nữa. Tuy nhiên, khi xã hội thay đổi thì tình trạng ngược đãi hoặc hành hạ vợ trong dân tộc này có thể sẽ tăng lên.

Như vậy, có thể khẳng định rằng tình trạng chồng ngược đãi hoặc hành hạ vợ vẫn đang là vấn đề đáng báo động hiện nay ở khắp các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, những con số trên đây mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng bạo lực gia đình bởi vì vẫn còn không ít chị em phụ nữ là nạn nhân vẫn âm thầm chịu đựng vì lo cho những đứa con hoặc vì mong cho cửa ấm nhà êm.

Về cơ bản, hành vi ngược đãi hoặc hành hạ trong quan hệ vợ - chồng hiện nay có thể được chia thành 3 hình thức sau:

- Ngược đãi hoặc hành hạ về thể chất: Là hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người vợ. Những hành vi này khiến cho nạn nhân đau đớn, gây thương tích ở các mức độ khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong.

Có những năm, ngành Tòa án thống kê lên tới 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình. So với các hình thức ngược đãi hoặc hành hạ khác thì ngược đãi hoặc hành hạ về thể chất là rất nguy hiểm, dễ nhận biết và dễ xác định hậu quả đối với nạn nhân. Theo thống kê của Trung tâm tư vấn sức khỏe phụ nữ thì trong số những phụ nữ tìm đến trung tâm, có tới 50% bị thương tích ở vùng đầu, 10% chấn thương xương, 40% là đa chấn thương và có những nạn nhân đến trung tâm thì tử vong.

Có 32% phụ nữ từng kết hôn được hỏi cho biết họ đã phải chịu ngược đãi hoặc hành hạ về thể chất trong đời. Tỷ lệ này xảy ra đối với phụ nữ nông thôn là 32,6% và ở thành thị là 28,7%, tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là 23,6% và Đông Nam Bộ là 37,6%. Phụ nữ có trình độ học vấn thấp thì tỷ lệ bị ngược đãi hoặc hành hạ về thể chất cao hơn phụ nữ có trình độ học vấn cao. Phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ bị bạo hành thể xác. Tỷ lệ

này đối với phụ nữ đã từng mang thai khoảng 5% và tỷ lệ bị ngược đãi về thể chất khi đang mang thai cao nhất ở những phụ nữ chưa từng được đi học.37

- Ngược đãi hoặc hành hạ về tình dục: Đây là vấn đề nổi bậc hiện nay. Việc thừa nhận đó có phải là một hình thức ngược đãi hoặc hành hạ hay không cũng còn nhiều ý kiến ngược chiều nhau. Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng cũng như tính nhân văn, tính đột phá của vấn đề, pháp luật vẫn đề cập hành vi này và coi đó là một dạng ngược đãi hoặc hành hạ.

Do đây là chuyện phòng the, cần kính đáo nên chuyện này thường được các chị em che giấu do nhiều nguyên nhân như sợ hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, mọi người xung quanh dị nghị, xấu mặt cho gia đình và dòng họ,… Vì vậy mà các chị em thường chịu đựng mà không có sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Trường hợp của chị Nguyễn Thị Thân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) đã nhiều năm liền bị chồng “tra tấn”. Anh ta đi làm ăn xa, khi về thường mở băng sex và bắt chị phải thực hiện giống như vậy. “không chỉ đau đớn về thể xác mà còn xấu hổ đến chết”- chị Thân tâm sự. Những chuyện mất mặt như vậy chị không dám kêu với ai nên nỗi đau càng dồn nén. Trong khi đó, chồng chị Thân lại lên mặt tự hào: “mấy đàn ông được điêu luyện như tao”. Chị cũng đã chín lần phải phá thai vì chồng chị không cho chị sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Đã nhiều lần chị tìm đến cái chết nhưng thương ba đứa con nhỏ nên chị đành phải cam chịu.38

Vì bị ngược đãi hoặc hành hạ ở lĩnh vực “khó nói, khó chia sẽ” nên nhiều chị em bế tắc đến mức có ý nghĩ tự tử, 40% số chị em đã bị “chết hụt” bằng các hình thức khác nhau như: uống thuốc sâu, thuốc ngủ, treo cổ tự tử, nhảy xuống sông,… Ngoài ra, nếu phải chung sống với những người chồng có xu hướng ngược đãi hoặc hành hạ thì chị em luôn sợ hãi khi quan hệ tình dục, nhiều chị em đã bị tổn thương ở vùng kín, mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, chỉ có 10% số các chị em đến các cơ sở y tế để thăm khám do xấu hổ, sợ hãi.39

Trong một nghiên cứu mới đây về bạo lực gia đình của Tổng cục thống kê công bố một thực tế đáng buồn là gần 60% phụ nữ từng bị ngược đãi hoặc hành hạ biết đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cũng như Luật Hình sự, thế nhưng có đến 87% số phụ nữ bị bạo hành không tìm đến sự hỗ trợ từ các dịch vụ hoặc những người có thẩm quyền giúp đỡ; 50% trong số ấy tìm đến giải pháp an toàn là im lặng. Bạo lực gia đình đã khó phát hiện và ít phụ nữ

37 Tổng cục thống kê, Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/ default_en.aspx?tabid=487&ItemID=10692, [truy cập ngày 19/8/2012]

38 Dân việt, Đau đớn 1.001..kiểu tra tấn bạo lực tình dục ở nông thôn, http://danviet.vn/75545p1c31/dau-don-1001kieu - tra-tan-bao-luc-tinh-duc-o-nong-thon.htm/, [truy cập ngày 19/8/2012]

39 Gia đình, Đau đớn những kiểu bạo lực tình dục, http://giadinh.net.vn/20120207031645689p0c100/dau-don-nhung- kieu-bao-luctinh-duc.htm, [truy cập ngày 19/8/2012]

dám lên tiếng tố cáo, bạo lực tình dục lại càng khó hơn. Hầu hết các chị em đều coi là xấu hổ, tủi nhục và chỉ âm thầm chịu đựng.40

- Ngược đãi hoặc hành hạ về tinh thần: Hình thức ngược đãi hoặc hành hạ về tinh thần cũng tương đối phổ biến nhưng không biểu hiện rõ nét và dễ nhận biết như hình thức ngược đãi hoặc hành hạ về thể chất. Đa số người dân khi được hỏi về ngược đãi hoặc hành hạ về tinh thần thường cho rằng ngược đãi hoặc hành hạ về tinh thần là chửi mắng, sử dụng ngôn ngữ để xúc phạm nhân phẩm người khác. Tuy nhiên, còn có một loại bạo lực tinh thần theo kiểu “trí thức” và “im lặng là vàng” còn nguy hiểm và khó đấu tranh hơn nhiều.

Ví dụ: Trường hợp của chị Nguyễn Thanh Bình, giảng viên Đại học, sống tại phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Chị và chồng chị sống với nhau được tám năm

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 67 - 79)