Hoàn thiện quy định về tình tiết định khung

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 87)

5. Cơ cấu của đề tài

3.3.1.2 Hoàn thiện quy định về tình tiết định khung

Nên bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và nên quy định các tình tiết định khung tăng nặng như tội hành hạ người khác. Cụ thể như sau:

Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt…

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt…: a) Phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Phạm tội đối với nhiều người;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt…

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt…” 3.3.1.3 Hoàn thiện quy định về mức chế tài

Nên nâng cao mức hình phạt của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình lên cao hơn hiện tại. cụ thể:

Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Phạm tội đối với nhiều người;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu năm đến chín năm”

3.3.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm

Giải pháp hữu hiệu nhất và cấp bách nhất là nâng cao trình độ học vấn cũng như khả năng nhận thức của người bị hại, người dân xung quanh cũng như của các cơ quan chức năng trong việc phòng, chống loại tội phạm này. Người bị hại và người dân xung quanh cần được tập huấn để nâng cao hiểu biết của mình, biết được mình có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào cũng như cách bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình một cách có hiệu quả.

Cần có các đường dây nóng để thông báo kịp thời thông tin để các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời cũng như hỗ trợ nạn nhân đúng lúc để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực xử lý của các cán bộ tại cơ sở. Chính quyền địa phương chính là chủ thể cấp cơ sở dễ tiếp cận với nguồn thông tin của những nạn nhân bị bạo lực gia đình nhất, khi nghe thấy những thông tin liên quan đến bạo lực gia đình, phải nhanh chóng tìm hiểu để tìm ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Xem mức độ nghiêm trọng đến đâu để tiến hành hòa giải, khuyên nhủ, nghiêm trọng hơn thì cảnh cáo trước địa phương, cao hơn là thông báo cho cơ quan chức năng cao hơn để vào cuộc, không nên mang tư tưởng “đèn nhà ai nấy rạng”.

Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Tòa án phải nhanh chóng vào cuộc trông công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trong những trường hợp có liên quan đến bạo lực gia đình mà Tòa án cần phải thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

3.3.2.2 Một số giải pháp khác

- Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình của các cơ quan nhà nƣớc. Bao gồm:

Đối với các cơ quan ở Trung ương cần phải:

+ Tăng cường sự kiểm tra, giám sát tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình của các cơ quan ở địa phương. Bên cạnh đó, phải tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan ở địa phương về tình trạng bạo lực gia đình, từ đó có biện pháp để kịp thời đấu tranh phòng chống tội phạm nói trên.

+ Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm hoàn thiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

+ Thường xuyên đổi mới phương thức và nội dung công tác thông tin, truyền thông để phòng chống tình hình tội phạm nói trên.

+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ làm công tác chuyên trách để ứng phó với tình hình bạo lực gia đình nói chung cũng như tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nói riêng.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật, hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan làm công tác về phòng chống bạo lực gia đình từ Trung ương đến địa phương.

Đối với các cơ quan ở địa phương cần phải:

+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ lãnh đạo ở địa phương và các cán bộ làm công tác truyền thông ở địa phương.

+ Tăng cường xây dựng các mô hình can thiệp có sự tham gia của người dân như “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững” và “Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình”. Hằng năm, các hoạt động can thiệp này sẽ thống kê các số liệu về tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực trạng và kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nói riêng. Hoạt động chính của mô hình này là tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tuyên truyền pháp luật về HN&GĐ, pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình khi có mâu thuẩn xảy ra; giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam; giáo dục kiến thức cho thanh niên chuẩn bị kết hôn; tuyên truyền phổ biến kiến thức về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em,… Đặc biệt, có sự kết hợp với các phong trào văn hóa, văn nghệ thông qua các hình thức thể hiện như: tiểu phẩm, đờn ca tài tử,…

Thông qua hoạt động mô hình Câu lạc bộ Gia đình Phát triển bền vững và Nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình đã góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về công tác gia đình trong thời kỳ NCH, HĐH đất nước; Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Giúp thành viên Câu lạc bộ nhận thức được hành vi bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, sinh đẻ có kế hoạch, kinh nghiệm sản xuất trồng

trọt chăn nuôi,... Câu lạc bộ chính là nơi sinh hoạt, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sống, giáo dục đời sống gia đình, phát hiện những trường hợp bạo lực gia đình. Do vậy hầu hết các câu lạc bộ thu hút được đông đảo các thành viên tham gia và hoạt động sớm đi vào nề nếp. Thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ, các vụ bạo lực gia đình có chiều hướng giảm dần, số người sinh con thứ 3 không còn, tệ nạn xã hội ngày càng đẩy lùi, tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình với nhau ngày một gắn bó,... Điều đáng nói là thông qua đó, tình hình tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đã giảm một cách đáng kể. Vì như chúng ta đã biết, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình xuất phát từ hành vi bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Do đó, ngăn chặn được vấn đề bạo lực gia đình cũng đồng thời với việc ngăn chặn được tội phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

+ Tiếp tục tăng cường phối hợp với các ban ngành đoàn thể có liên quan trong việc phòng chống tội phạm này.

+ Tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ, hỗ trợ về kinh phí và cơ sở vật chất cho các địa phương trọng điểm xảy ra tội phạm này. Đặc biệt là phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ ở chính quyền địa phương như Hội phụ nữ, Chủ tịch UBND các xã, huyện ở địa phương, công an xã,…

Hiện nay, việc thiếu tinh thần trách nhiệm của các cán bộ từ Trung ương đến địa phương đang là một vấn nạn lớn, là một “căn bệnh” của các cán bộ gây trở ngại cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ từ Trung ương đến địa phương hiện nay là một việc làm cần thiết và cấp bách. Để thực hiện được điều đó, cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau: Tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm cho cán bộ; đẩy mạnh việc phê bình và tự phê bình của chính cán bộ đó; xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; có quy định về chế độ trách nhiệm trong công tác làm báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên; xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ,…

+ Hỗ trợ tạo công ăn, việc làm cho người dân ở địa phương để họ từ bỏ các thói hư, tật xấu của mình, tăng nguồn thu nhập cho gia đình bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trường dạy nghề hoặc hỗ trợ vốn kinh doanh,…

+ Có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nạn nhân của tội phạm này thông qua các hình thức như: Xây dựng mô hình can thiệp trong các trường hợp khẩn cấp để thực hiện công tác cứu trợ nạn nhân được tiến hành một cách kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra thông qua việc xây dựng mô hình các đường dây nóng, vai trò can thiệp của hàng xóm, cán bộ chính quyền, đoàn thể,… để hạn chế được các vụ bạo hành trên thực tế, kịp thời can thiệp khi có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ các thành viên trong các gia đình không để gây ra những hậu quả nghiêm trọng; xây dựng mô hình cứu trợ nạn nhân, giúp nạn nhân được chữa thương kịp thời thông qua việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở y tế ở địa phương, hỗ trợ xây dựng và nâng cấp các nhà dưỡng lão, lập một quỹ để hỗ trợ cho nạn nhân bị ngược đãi hoặc hành hạ khi người thực hiện hành vi bị phạt tù,…

+ Lồng ghép nội dung phòng, chống tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình vào các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa,…

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả

Như chúng ta đã biết, ý thức pháp luật của người dân giữ vai trò chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi của con người, từ xây dựng đến tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Có thể nói trong quản lý xã hội, việc pháp luật được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội. Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, quan niệm, tư tưởng thịnh hành trong xã hội về pháp luật, là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể trong xã hội.

Việc thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh trước hết phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật của chủ thể, bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu của sự hiểu biết. Muốn thực hiện quy định pháp luật nào đó, đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức được nội dung của nó. Chỉ trong trường hợp nhận thức được nội dung của các quy định trong pháp luật, nắm bắt được sự cho phép, bắt buộc hay ngăn cấm của pháp luật, chủ thể mới biết mình được làm gì, không được làm gì hay phải làm gì, làm như thế nào khi ở trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

Tóm lại, hiểu biết pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thực hiện pháp luật. Chính vì vậy, để tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền, một trong những giải pháp cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu là giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. Muốn nâng cao ý thức pháp luật cho người dân thì cần phải sử dụng kết hợp các biện pháp sau:

Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác giáo dục pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giáo dục pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN là một tất yếu. Trong từng thời kỳ, Đảng đề ra những phương hướng giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý để tăng cường cho các cơ quan làm công tác pháp luật. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, các cấp ủy tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp mình, trong đó có nhiệm vụ giáo dục cho cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy Đảng cũng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục pháp luật, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giáo dục pháp luật.

Để công tác giáo dục pháp luật có hiệu quả, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Để tăng cường giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

+ Đối với HĐND các cấp: Phải từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nói chung và trong việc ra nghị quyết về công tác giáo dục pháp luật nói riêng. Trong quá trình hoạt động của mình, HĐND không chỉ chú ý tới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng hơn là phải chỉ đạo, giám sát hoạt động giáo dục pháp luật, xem đây là biện pháp giáo dục hàng đầu trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và luật trên địa bàn. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho đại biểu HĐND, giúp cho HĐND ban hành nhều văn bản phù hợp, khả thi tạo cơ sở thực hiện tốt công tác giáo dục

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)