Những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 79)

5. Cơ cấu của đề tài

3.2.1 Những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự

3.2.1.1 Quy định của pháp luật chưa hoàn thiện về tình tiết định tội

- Điều 151 BLHS hiện hành quy định các đối tượng bị xâm hại bao gồm: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên, thực tế xử lý các trường hợp phạm tội thì còn có trường hợp người nuôi dưỡng ngược đãi hoặc hành hạ người mà mình trực tiếp nuôi dưỡng (người được nuôi dưỡng). Vì vậy, nếu chỉ quy định một chiều là người được nuôi dưỡng ngược đãi hoặc hành hạ người nuôi dưỡng mình mà không quy định trường hợp ngược lại là người nuôi dưỡng ngược đãi hoặc hành hạ người được nuôi dưỡng, thì sẽ có phần không hợp lý. Trong thực tiễn xét xử, các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn khi định tội vì nếu người được nuôi dưỡng ngược đãi hoặc hành hạ người nuôi dưỡng mình thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ người có công nuôi dưỡng mình, trong khi đó nếu người nuôi dưỡng ngược đãi hoặc hành hạ người được nuôi dưỡng thì lại định tội khác vì luật không có quy định trường hợp ngược lại.

Ví dụ: Cháu Võ Thị Hồng Thắm, sinh năm 1996, mồ côi cha mẹ khi mới lên bốn tuổi, phải sống chung với ông ngoại bằng tình thương của xóm làng. Khoảng một năm trước thì ông ngoại qua đời và Thắm được cậu ruột là Trần Văn Thủ và mợ là Nguyễn Thị Phương nhận về nuôi tại ấp Thành Thưởng C, xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Khoảng 19 giờ ngày 25/6/2012, khi đi làm về không thấy cháu Thắm ở nhà, vợ chồng Thủ đi tìm. Thấy Thắm đang chơi ở nhà hàng xóm, Phương lao vào đánh Thắm tới tấp vào mặt. Sau đó, Phương dùng gỗ đánh liên tiếp vào người Thắm. Thấy vợ đánh cháu ruột tàn bạo, Thủ không can ngăn mà còn tiếp tay cùng vợ dùng cây gỗ phang vào người Thắm. Sáng hôm sau, vợ chồng Thủ đi làm, bỏ cháu Thắm ở nhà với nhiều thương tích trên người. Sự việc được người dân trình báo lên UBND xã An Trạch A. Công an đã xuống lập biên bản sự việc và đưa Thắm đến bệnh viện đa khoa Giá Rai chữa trị. Tại đây Thắm cho biết, em thường bị cậu, mợ đánh đập vô cớ, ngày nào cũng vậy. Ngoài cánh tay phải bó bột, trên mặt và toàn thân em còn nhiều vết bầm do bị cậu đánh.51

- Điều 151 BLHS hiện hành quy định nhiều đối tượng bị xâm hại nhưng lại không quy định đối tượng bị xâm hại là “anh, chị, em”. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001 thì người có công nuôi dưỡng mình bao gồm cả anh, chị, em nhưng nếu họ có công

51 Dân trí, Bé gái 14 tuổi bị cậu ruột đánh đập dã man, http://dantri.com.vn/c20/s20-405704/be-gai-14-tuoi-bi-cau-ruot- danh-dap-da-man.htm, [truy cập ngày 28/8/2012]

nuôi dưỡng người thực hiện hành vi phạm tội thì người thực hiện hành vi phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ người có công nuôi dưỡng mình. Trong trường hợp họ không nuôi dưỡng nhau, có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ nhau nhưng lại không truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 151 BLHS hiện hành mà bị truy cứu về một tội phạm khác thì có phần không hợp lý. Do họ có quan hệ huyết thống với nhau, cùng là thành viên trong gia đình nên việc quy định họ là đối tượng bị xâm hại của Chương XV nói chung và Điều 151 nói riêng sẽ hợp lý hơn.

- Tình tiết định tội “gây hậu quả nghiêm trọng” chưa được giải thích một cách cụ thể và chi tiết. Mặc dù Thông tư liên tịch 01/2001 có hướng dẫn như thế nào là hậu quả nghiêm trọng nhưng giải thích còn quá chung chung, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật.

- Luật chỉ quy định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng mà không quy định trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3.2.1.2 Bất cập trong quy định về tình tiết định khung hình phạt

Điều 151 BLHS hiện hành quy định chỉ có một khung hình phạt đó là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Việc quy định chỉ có một khung hình phạt như vậy sẽ không đảm bảo tính răng đe trong khi đây là một tội có mức nguy hiểm khá cao, thậm chí còn cao hơn tội hành hạ người khác hay làm nhục người khác vì đối tượng bị xâm hại ở đây chính là những người thân thích của người phạm tội. Nhiều tình tiết định khung hình phạt chưa được cụ thể hóa như: gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc cụ thể hóa các tình tiết này là rất quan trọng và cần thiết, làm cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng triển khai áp dụng, tránh hiện tượng tiêu cực và lạm dụng.

3.2.1.3 Mức chế tài không tương xứng

Qua việc so sánh tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình với một số tội phạm khác ta thấy tội phạm này có tính chất và mức độ nguy hiểm tương đối cao, hậu quả để lại rất nặng nề, nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác mà nó còn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình đã được Luật HN&GĐ quy định. Cụ thể, khi so sánh với tội hành hạ người khác ta thấy, về tính chất và mức độ nguy hiểm của hai tội này thì tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình còn cao hơn (do đối tượng bị xâm hại là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng người thực hiện hành vi phạm tội - người mà người thực hiện

hành vi có nghĩa vụ phải tôn trọng) nhưng hình phạt thì lại bằng nhau (tối đa là ba năm tù) nên không đảm bảo tính răng đe. Trong thời gian tới, cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng tăng nặng hình phạt với loại tội phạm này. Bản án nghiêm khắc không chỉ trừng phạt người phạm tội mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa loại tội phạm này

So với các điều luật khác ta thấy, các điều luật khác có tình tiết định khung tăng nặng trong khi đó tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình lại không quy định.

3.2.2 Những bất cập trong áp dụng pháp luật

3.2.2.1 Bất cập trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm

Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành (Luật HN&GĐ, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, BLHS,…) nhằm đưa các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nói riêng vào cuộc sống, góp phần làm giảm và tiến tới đẩy lùi tình trạng này. Tuy nhiên, việc tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như sau:

- Sự việc không được trình báo đến các cơ quan có chức năng. Nguyên nhân này xuất phát từ chính bản thân người bị hại và cả những người dân xung quanh. Do không được thông tin kịp thời nên các cơ quan có chức năng không vào cuộc đúng lúc, làm cho mức độ nghiêm trọng của sự việc ngày càng cao. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất mà chủ yếu là do chính bản thân người bị hại. Như chúng ta đã biết, đối với các hành vi bạo lực về thể chất thì những người xung quanh dễ nhận biết và nắm bắt thông tin, từ đó có thể trình báo với các cơ quan có chức năng kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề càng khó phát hiện hơn đối với hành vi bạo lực tình dục hoặc bạo lực tinh thần, vì chỉ có những người trong cuộc mới biết và chỉ có họ mới có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình nhưng họ lại không trình báo hoặc không thể trình báo. Vô hình chung họ lại “tiếp tay” cho loại tội phạm này.

- Chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội tại cơ sở không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, chỉ đến khi gây ra hậu quả nghiêm trọng mới biết. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các hội đoàn thể địa phương chưa quan tâm thấu đáo. Thực tế ở nhiều nơi khi xảy ra sự cố, người bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Ví dụ: Điển hình cho nguyên nhân trên là trường hợp của chị Nga ở thôn 4, xã Quảng Tân. Việc chị Nga bị anh Quang (chồng chị Nga) đánh đập, hành hạ suốt 5 năm qua là có

thật. Bà Lê Thị Mười (hàng xóm) cho biết: “Không ít lần Quang sai vợ đi mua rượu rồi bắt vợ cởi hết quần áo, ngồi rót rượu để Quang vừa uống vừa đánh đập, cưỡng hiếp, lấy dao cắt thịt vợ để xem máu chảy,…”. Có lần Quang đánh vợ gây thương tích đến 18%. Các trận đòn của Quang làm cho trên người chị Nga hiện nay có hơn 30 vết sẹo, tay chân bị đánh gãy nhiều lần và nhiều thương tích khác. Nhiều người cho biết công an, chính quyền, tổ hòa giải của xã chỉ can thiệp một vài lần lấy lệ, khi sự việc nghiêm trọng hơn thì họ “bỏ mặc”. Người dân nhiều lần báo công an xã nhưng công an xã bảo khi nào đổ máu thì họ mới xuống. Đến khi công an huyện xuống thì họ mới xuống theo. Ông Dương Văn Châu - Phó trưởng công an xã cho biết: “Vẫn biết Quang thường xuyên đánh đập vợ nhưng chúng tôi chỉ nhắc nhở, cảnh cáo anh ta, không làm đơn tố cáo nên chúng tôi không thể xử lý nặng được”. Còn bà Đinh Thị Liên - Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết: “Tổ hòa giải cũng đã hòa giải rồi, song anh Quang vẫn chứng nào tật ấy, bố mẹ Quang lại bênh vực nên chúng tôi không làm gì được”.52

Qua đó cho thấy, sự thiếu quan tâm cũng như thiếu hiểu biết của các cơ quan chức năng ở địa phương là một nguyên nhân “dung túng” cho loại tội phạm này.

- Việc đưa pháp luật vào cuộc sống chưa được chú trọng. Như chúng ta đã biết, vai trò to lớn của pháp luật chỉ được phát huy trong quản lý xã hội khi được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thâm nhập vào cuộc sống, pháp luật gặp rất nhiều rào cảng từ nhiều phía, trong đó không thể không kể đến những tác động từ phía pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước. Một thực tế là tuy có văn bản hướng dẫn thi hành nhưng lại không quy định rõ ràng mà còn quá chung chung, luật không dự liệu hết các tình huống có thể xảy ra trong thực tế và vì vậy mà làm cho các nhà thực thi pháp luật gặp lúng túng trong khi xử lý.

- Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Tòa án vẫn chưa vào cuộc. Thực tế có nhiều trường hợp hành vi ngược đãi hoặc hành hạ diễn ra trong giai đoạn Tòa án giải quyết việc ly hôn. Do đó, Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình”. Tuy nhiên, một số thẩm phán khi được hỏi về trường hợp này thì đều trả lời rằng các nạn nhân nên yêu cầu chính quyền địa phương và các cơ quan công an bảo vệ mà không biết rằng Tòa án có trách nhiệm giải quyết.

52 Công an nhân dân, Khởi tố và tạm giam kẻ hành hạ vợ suốt 5 năm, http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2008/3/ 87502.cand, [truy cập ngày 16/11/2012]

Ví dụ: Trường hợp cha dùng xăng đốt con 3 tuổi tại Thanh Hóa. Tại phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa chị Lê Thị Hà và anh Vũ Văn Quang vào ngày 21/4/2011 tại Tòa án nhân dân huyện Nông Cống, Quang đã đổ xăng lên người con là Vũ Quốc Linh dọa sẽ thiêu cháy bé nếu Tòa án xử cho chị Hà được ly hôn. Mặc dù phiên tòa đã được hoãn lại nhưng sau đó Tòa án đã không áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ cháu Linh theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, để rồi đến ngày 27/4/2011 Quang đã thực hiện lời đe dọa của mình.53

3.2.1.3 Những bất cập khác

-Bất cập xuất phát từ phía cơ quan áp dụng pháp luật

Như chúng ta đã biết, phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nói riêng là một cuộc cách mạng lâu dài và bền bỉ, không thể một sớm một chiều là xong. Trong đó, các cán bộ cấp cơ sở trong phòng, chống tình trạng này có vai trò rất quan trọng bởi đây là những người trực tiếp nắm bắt và can thiệp một cách kịp thời nhất. Đối với các cán bộ phụ trách chuyên môn và có mối quan hệ trực tiếp, mật thiết như: Tư pháp, Công an, Văn xã, Hội phụ nữ, Y tế, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố,… cần phải có ý thức đóng vai trò chủ động với trách nhiệm cao hơn trong việc học tập tiếp thu kiến thức cũng như trực tiếp tham gia can thiệp và trợ giúp cho những nạn nhân bị bạo hành. Tuy nhiên, trong thực tế thì các cơ quan chức năng còn quá thờ ơ trước tình trạng trên. Khi quá sức chịu đựng, một số phụ nữ đã tìm đến chính quyền địa phương can thiệp thì lại không được giải quyết nên họ không còn tin tưởng, nhiều trường hợp còn làm cho tình hình trở nên tệ hơn.

Một cán bộ thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ thừa nhận: “Tại nhiều địa phương, việc phụ nữ bị bạo hành bị xem nhẹ, coi như chuyên nội bộ gia đình nên sự can thiệp của cộng đồng và chính quyền địa phương còn rất khiêm tốn”. Đồng tình với quan điểm này, lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng cho hay, để phòng ngừa, lãnh đạo thành phố và hội đã yêu cầu cơ sở lập danh sách các ông chồng có hành vi bạo lực gia đình. Có hai quận báo cáo không có ông chồng nào bạo lực, đến khi quy trách nhiệm, làm mạnh tay, cơ sở mới chịu công bố danh tính những ông chồng này, nâng tổng số các ông chồng bạo hành của thành phố lên đến 130 người.

Một điều đáng lưu ý nữa là trình độ học vấn cũng như khả năng nhận thức của các cán bộ ở địa phương còn hạn chế.

53 Tin an ninh, Tội ác dã man của người bố đốt con trai ba tuổi ở Thanh Hóa, http://tinanninh.com/an-ninh-hinh-su/toi- ac-qua-da-man-cua-nguoi-bo-dot-con-trai-3-tuoi-o-thanh-hoa, [truy cập ngày 03/9/2012]

Theo một đề tài nghiên cứu về bạo lực gia đình ở cán bộ cấp cơ sở cho biết: 15% cán bộ nam và 14,5% cán bộ nữ tham gia nghiên cứu cho rằng chồng mắng chửi vợ không phải là bạo lực gia đình. Ở hành vi chồng đánh đập vợ, 10% cán bộ nam và 7% cán bộ nữ vẫn không cho đó là bạo lực gia đình. Ở hành vi bố mẹ đánh đập con cái, 15% cán bộ nam và 9% cán bộ nữ không coi đó là bạo lực gia đình. Với hành vi ép buộc hôn nhân, tới 25% cán bộ nam và 20% cán bộ nữ hoàn toàn không coi đó là bạo lực gia đình. Thậm chí, có đến 70 ,3%

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)