Hình phạt áp dụng đối với tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 55 - 57)

5. Cơ cấu của đề tài

2.3Hình phạt áp dụng đối với tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,

con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình

Điều 151 quy định nhiều trường hợp phạm tội nhưng chỉ một khung hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Việc áp dụng hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.28

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 151 BLHS, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII BLHS hiện hành. Theo đó, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Nếu người phạm tội chỉ ngược đãi hoặc hành hạ một người, có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 BLHS, không có tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 48

28 Điều 27 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012

BLHS thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ. Điều 47 BLHS quy định “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt đó là khung nhẹ nhấ t của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt nhẹ nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một tội phạm khác nhẹ hơn”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 33 BLHS hiện hành thì mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn là ba tháng tù, do đó khi quyết định một hình phạt đối với tội phạm quy định tại Điều 151 thì không được quy định một hình phạt tù dưới ba tháng mà chỉ có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn đó là xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, thì theo quy định tại Điều 31 BLHS, mức tối thiểu của hình phạt này là sáu tháng. Do đó khi quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì không được quyết định mức hình phạt cải tạo không giam giữ dưới sáu tháng.

Nếu người phạm tội vừa có hành vi ngược đãi vừa có hành vi hành hạ, vừa đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vừa gây hậu quả nghiêm trọng, ngược đãi, hành hạ đối với nhiều người, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù. Khi áp dụng Điều 47 thì cần phải lưu ý là nếu không có tình tiết giảm nhẹ tại Điều 46 thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao nhất của khung hình phạt.29

Khi áp dụng hình phạt tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời hạn thử thách từ một năm đến năm năm. Như chúng ta đã biết, án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo, hoàn lương ngay tại môi trường sống bình thường của họ, nơi cơ quan công tác hoặc tại nơi mà người bị kết án cư trú, làm ăn, sinh sống với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nơi cu trú hoặc nơi công tác, gia đình, bạn bè,… Khi Tòa án xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo thì phải căn cứ và các tình tiết giảm nhẹ. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS và các tình tiết tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Theo đó, tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, 2 Điều 46 phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, trong đó

29 Điểm c, khỏan 1, Điều 10, Nghị quyết 01/2000/ NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung BLHS năm 1999

phải có một tình tiết quy định tại khoản 1. Nếu vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì tình tiết giảm nhẹ phải có nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt.

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 55 - 57)