Dấu hiệu về mặt khách thể

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 42 - 45)

5. Cơ cấu của đề tài

2.2.1 Dấu hiệu về mặt khách thể

Tội này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ có tính đạo lý giữa những người thân trong gia đình và đã được pháp luật hóa thành nghĩa vụ pháp lý trong Luật HN&GĐ. Đồng thời các hành vi ngược đãi, hành hạ còn trực tiếp xâm hại đến sức khỏe và danh dự, nhân phẩm của người bị hại.

Khách thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là quan hệ gia đình. Quan hệ này đã được quy định qua các bản Hiến pháp của nước ta, Điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định “Nhà nước bảo hộ chế độ HN&GĐ”, Điều 64 Hiến pháp năm 1980 quy định “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những người công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ”. Điều 64 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung 2001 đã quy định cụ thể hơn, theo đó “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”.

Ngoài ra, quan hệ này còn được quy định cụ thể tại Luật HN&GĐ đó là: “Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau” (Khoản 2 Điều 21); “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con” (Khoản 2 Điều 34); “Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ” (Điều 35); “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền chăm nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cáu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại” (Điều 47).

Không chỉ quy định trong Luật HN&GĐ mà hành vi này còn được quy định trong các luật chuyên ngành khác. Cụ thể:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong

quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau”.17

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Nghiêm cấm hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự người khác”.18

- Luật Người cao tuổi quy định: “Nghiêm cấm hành vi lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử với người cao tuổi”.19

Đối tượng tác động (người bị hại) của tội phạm này bao gồm: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

- Ông bà bao gồm cả ông bà nội, ông bà ngoại.

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ” của BLHS năm 1999 chỉ hướng dẫn ông bà bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại mà không có quy định cụ thể đối với ông bà bên vợ hoặc bên chồng, nếu người thực hiện hành vi là cháu rể hoặc cháu dâu. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, cụ thể:

Theo các tác giả của giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2 Phần các tội phạm của trường Đại học luật Hà Nội, thì cho rằng cháu bao gồm cháu nội, cháu ngoại, cháu dâu, cháu rể, cháu là con nuôi (hợp pháp) của người con.20

Tuy nhiên, theo Thạc sỹ luật học Đinh Văn Quế trong cuốn Bình luận khoa học BLHS, tập III - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm chế độ HN&GĐ thì cho rằng đối tượng bị xâm hại trong tội này không bao gồm ông bà bên vợ hoặc bên chồng do quan hệ giữa ông bà với các cháu xuất phát từ quan hệ huyết thống chứ không xuất phát từ quan hệ hôn nhân nên đối tượng bị xâm hại không bao gồm ông bà bên vợ hoặc bên chồng của người thực hiện hành vi.21

Bên cạnh đó, việc quy định như vậy cũng hoàn toàn phù hợp với Điều 47 Luật HN&GĐ. Về quan hệ đạo đức, thiết nghĩ, ông bà bên vợ hay bên

17 Điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010 18 Khoản 6 Điều 7, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

19 Khoản 1 Điều 9, Luật Người cao tuổi năm 2009, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010

20 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 2, phần các tội phạm, Nxb công an nhân dân, Hà

Nội, 2006

21 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, tập III – Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân;

chồng thì chồng hay vợ cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng và chăm sóc. Tuy nhiên, nghĩa vụ nuôi dưỡng thì lại là vấn đề khác.

Cả hai quan điểm trên đều có lý do riêng và đều có lập trường để bảo vệ quan điểm của mình. Riêng theo bản thân người viết thì người viết đồng tình với quan điểm thứ nhất. Do như chúng ta đã biết, gia đình Việt Nam ta được hình thành từ ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Vì vậy, người bị hại (đối tượng tác động) của tội phạm này không chỉ bao gồm ông bà ruột của người bị hại mà còn bao gồm ông bà bên vợ hoặc bên chồng. Các văn bản quy phạm pháp luật không có quy dịnh cụ thể trường hợp cháu là cháu dâu hay cháu rể, tuy nhiên các gia đình ở nước ta có truyền thống các thế hệ cùng nhau chung sống, quan tâm, chăm sóc. Bên cạnh đó, thực tế cũng có nhiều trường hợp ông bà sống chung với cháu dâu hoặc cháu rể, nếu cháu dâu hoặc cháu rể có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà bên vợ hoặc bên chồng của mình mà bị xử lý về tội hành hạ người khác hay một tội nào khác thì tỏ ra không phù hợp vì họ cùng nhau chung sống trong một gia đình mà lại không thuộc các tội ở Chương XV BLHS. Ngoài ra, trường hợp nếu cả hai vợ chồng người cháu cùng ngược đãi hoặc hành hạ ông bà mà cháu ruột thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà còn cháu dâu hoặc cháu rể thì lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác thì có phần không hợp lý.

Vì vậy, khi cháu dâu hoặc cháu rể có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà bên vợ hoặc bên chồng của mình thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hành sự theo quy định tại Điều 151 BLHS hiện hành.

- Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Tuy nhiên, đối với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng chỉ có thể là đối tượng của tội phạm này khi quan hệ hôn nhân vợ chồng vẫn còn tồn tại hoặc một trong hai người đã chết, nếu quan hệ hôn nhân chấm dứt do ly hôn và người vợ hoặc chồng đã kết hôn với người khác thì cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng cũ không còn là đối tượng tác động của tội phạm này nữa.

- Con bao gồm con đẻ (con trong giá thú hoặc ngoài giá thú), con nuôi, con dâu, con rể, con riêng của vợ hoặc chồng chưa thành niên và đang sống chung với bố dượng hoặc mẹ kế.

- Cháu bao gồm cháu nội, cháu ngoại, cháu nuôi. Có ý kiến cho rằng có cả cháu dâu và cháu rể như đã phân tích ở trên.

- Người có công nuôi dưỡng mình là người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi, hành hạ bao gồm anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ. Đối tượng này hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, mà phụ

thuộc vào quan hệ giữa người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là nếu một người ngược đãi hoặc hành hạ anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích của mình nhưng những người này không có quan hệ nuôi dưỡng với người thực hiện hành vi phạm tội thì tùy trường hợp mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm cụ thể. Nhưng nếu những người này có quan hệ nuôi dưỡng với người thực hiện hành vi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ người có công nuôi dưỡng mình.

Nếu người nuôi dưỡng người phạm tội lại là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu bị ngược đãi, hành hạ thì không thuộc trường hợp ngược đãi, hành hạ người có công nuôi dưỡng mình.

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)