5. Cơ cấu của đề tài
2.4.3 Với tội hành hạ người khác (Điều 110)
So với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì tội hành hạ người khác có một số điểm giống và khác nhau như sau:
Giống nhau:
Về cơ bản, hai tội này tương đối giống nhau về các mặt khách thể, khách quan cũng như mặt chủ quan. Cụ thể như sau:
- Về mặt khách thể: Cả hai tội đều xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người khác.
- Về khách quan: Giống nhau về hành vi khách quan như người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, làm nhục hoặc bất cứ hành vi nào khác nhằm mục đích hành hạ người lệ thuộc mình. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý là những hành vi trên chỉ nhằm mục đích gây đau đớn về tinh thần chứ không gây đau đớn về thể xác. Tội hành hạ người khác khác tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ở chổ, tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra, trong khi tội hành hạ người khác không yêu cầu hậu quả xảy ra mà chỉ cần có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì đã cấu thành tội phạm.
- Về mặt chủ quan: Cả hai tội đều được thực hiện với lỗi cố ý.
Khác nhau:
Để phân biệt hai tội này ta phải dựa vào chủ thể thực hiện hành vi cũng như người bị hại. Nếu đối tượng bị xâm hại là:
+ Ông bà, bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại;
+ Cha mẹ, bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế; + Vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ
+ Con, bao gồm con đẻ (con trong giá thú và con ngoài giá thú); con nuôi; con rể; con dâu; con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng;
+ Cháu, bao gồm cháu nội, cháu ngoại;
+ Người có công nuôi dưỡng mình là anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ.
Thì người thực hiện hành vi bị truy cứu tách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; nếu hành vi hành hạ, ngược đãi được thực hiện đối với người không thuộc những đối tượng nêu trên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác.
Ví dụ: Chị Trịnh Thị Y, 43 tuổi ở Yên Mỹ, Hưng Yên vốn là người đàn bà lam lũ, chịu thương chịu khó. Chị Y chấp nhận vất vả, một mình bươn trải để gánh vác cả gia đình và người chồng chỉ quen thói ăn chơi. Hàng xóm khó mà tin chị thường xuyên bị chồng đánh đập bởi trước mặt mọi người, anh ta luôn tỏ ra người đàn ông nhã nhặn, chu đáo với gia đình, yêu chiều vợ con. Nhưng khi cánh cửa nhà khép lại là muôn vàng những trận đòn mà chị phải cắn răng chịu đựng suốt 2 năm qua. Không chia sẽ những lo toan, vất vả với vợ, anh ta còn tìm mọi thủ đoạn, thậm chí là hèn hạ để chiếm đoạt và quản lý số tài sản do một tay vợ gây dựng. Một lần anh ta còn đưa vợ vào tròng với một người đàn ông là bạn hàng để bắt vợ ký xác nhận tất cả tài sản thuộc về chồng, hành hạ vợ bằng những trận đòn thô bạo. Vì tương lai của hai đứa con, chị Y nhẫn nhục trong tuổi hờn, không dám hé răng với ai. Nhưng sự nhẫn nhục của chị lại khiến người chồng ngày càng đối xử tàn nhẫn, cạn tình và biến vợ thành một thứ đồ chơi để anh ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay mỗi khi bực tức. Và đến một buổi chiều, người chồng vũ phu đã dùng mũ bảo hiểm đập vào mặt vợ, vào người vợ không thương tiếc. Chị Y được dân làng đưa đi cấp cứu với những vết bầm tím trên mặt và người, tụ máo da đầu đỉnh chấm, chấn thương sọ não nặng.33
Vì chị Y là vợ của người thực hiện hành vi nên chồng của chị Y sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội hành hạ vợ chứ không bị truy tố về tội hành hạ người khác.
- Về hình phạt áp dụng: Cả hai tội đều có mức thấp nhất của khung hình phạt là cảnh cáo và mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến ba năm. Tuy nhiên, hình phạt áp dụng của tội hành hạ người khác là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm và có quy định khung hình phạt tăng nặng. Trong khi đó hình phạt áp dụng của tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm và không quy định khung hình phạt tăng nặng.