Nghĩa của việc nghiên cứu tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 37 - 42)

5. Cơ cấu của đề tài

1.4 nghĩa của việc nghiên cứu tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

con, cháu, ngƣời có công nuôi dƣỡng mình trong Luật Hình sự Việt Nam

Bất cứ sự ra đời của Nhà nước nào cũng dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất để duy trì sự tồn tại của Nhà nước. Chính vì thế mà bất kỳ một điều luật nào được quy định trong BLHS cũng nhằm hướng đến nhiệm vụ chung được quy định ở Điều 1 BLHS hiện hành là: “BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm

chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội”.

Điều 151 ra đời cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó. Bên cạnh đó nó cũng thể hiện ý nghĩa riêng, cụ thể hơn là điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật về việc ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, từ đó góp phần trừng trị, răng đe, giáo dục người phạm tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của các thành viên trong gia đình, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và khi nước ta trở thành thành viên của WTO thì đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo hướng CNH, HĐH, xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và kéo theo đó là việc xây dựng gia đình hiện đại, tiến bộ, hạnh phúc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì còn dẫn đến những mặt tiêu cực là làm phá vỡ mô hình truyền thống, các tập quán tốt đẹp của dân tộc ta mà nghiêm trọng hơn là tình hình tội phạm nói chung và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nói riêng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, quy định của pháp luật về tội phạm này còn nhiều bất cập, hạn chế cho nên tìm ra những điểm thiếu xót, hạn chế của điều luật rồi đưa ra giải pháp để hoàn thiện cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc làm rất cần thiết và có vai trò quan trọng. Đồng thời phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các ngành, các cơ quan có liên quan, các ban ngành đoàn thể nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức để giảm dần tội phạm nói chung cũng như tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình nói riêng nhằm làm cho pháp luật và đạo đức được thực hành đầy đủ trong xã hội và trong mỗi gia đình, làm cho tất cả các thành viên trong gia đình biết yêu thương nhau, biết nghĩ đến nhu cầu của nhau, biết hi sinh cho nhau. Đây cũng là hình ảnh của gia đình hạnh phúc mà mọi gia đình trong xã hội và mọi thời đại luôn muốn hướng tới.

Chƣơng 2

TỘI NGƢỢC ĐÃI HOẶC HÀNH HẠ ÔNG BÀ, CHA MẸ,VỢ CHỒNG, CON, CHÁU, NGƢỜI CÓ CÔNG NUÔI DƢỠNG MÌNH TRONG LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Điều 151 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình như sau:

“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

2.1Định nghĩa

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 BLHS hiện hành. Điều 151 BLHS quy định hai hành vi phạm tội, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ nhưng đối với nhiều đối tượng khác nhau như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ. Đây là tội phạm quy định nhiều hành vi khác nhau với nhiều đối tượng bị xâm hại khác nhau nhưng do cùng tính chất, mức độ nguy hiểm nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật.

Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà định tội cho phù hợp. Nếu chỉ có hành vi ngược đãi thì định tội là ngược đãi, nếu chỉ có hành vi hành hạ thì thì định tội là hành hạ, nếu có cả hai hành vi ngược đãi và hành hạ thì định tội là ngược đãi “và” hành hạ mà không dùng từ “hoặc”. Ngược đãi ai thì định tội theo đối tượng bị xâm phạm. Ví dụ: Ngược đãi cha mẹ thì định tội là ngược đãi cha mẹ mà không định tội danh đầy đủ như điều luật, nếu người phạm tội chỉ có hành vi hành hạ con thì cũng chỉ định tội là hành hạ con mà không định tội là hành hạ con, cháu,…

Ví dụ: Cao Đức Thiện (21 tuổi, Đức Hoà, Long An) không tu chí làm ăn mà thường xuyên ăn nhậu. Thiện không ngại chửi bới, đánh đập cha mẹ buộc họ phải cung cấp tiền cho hắn. Ngày 7/3, sau khi đi nhậu về, Thiện đè mẹ xuống đất giật đôi hoa tai của bà để bán lấy tiền nhậu tăng hai. Thấy uống rượu chưa “phê” mà đã hết tiền, Thiện lại về nhà bắt mẹ đưa tiếp tiền để đi nhậu tăng ba. Cha, mẹ Thiện khuyên răng hắn không nghe mà còn đập phá nhà cửa. Anh ta lấy con dao Thái Lan rượt đâm cha. Tình thế buộc ông phải chụp lấy khúc cây đánh vào tay đứa con ngỗ nghịch để tước đoạt con dao trước khi chạy trốn đ i nơi khác.

Không đâm được cha, Thiện quay vào nhà tiếp tục phá các vật dụng còn sót lại. Mới đây, Thiện dùng sức mạnh buộc cha mẹ phải giao xe máy và giấy tờ liên quan cho hắn bán lấy tiền ăn nhậu. Hai người thân sinh ra Thiện không chấp nhận nên Thiện đuổi cha, mẹ ra khỏi nhà không cho mang xe máy theo. Cha mẹ Thiện phải đi lánh nạn nơi khác, Thiện bán xe máy và tiêu vài hôm hết tiền thì lại tìm họ bắt phải cung cấp tiền. Không chấp nhận hành vi bất hiếu của đứa con ngỗ nghịch nên cha mẹ Thiện đã nhờ cơ quan pháp luật can thiệp. Công an huyện Đức Hiệp vừa khởi tố bị can, bắt giữ Thiện về tội ngược đãi cha mẹ.15

Qua ví dụ trên cho thấy, hành vi của Thiện chỉ là ngược đãi và thực hiện đối với cha mẹ của mình nên cấu thành tội ngược đãi cha mẹ chứ không định tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là tội phạm đã được quy định tại Điều 147 BLHS năm 1985. Tuy nhiên, Điều 147 BLHS năm 1985 chưa quy định các đối tượng bị xâm phạm như: ông bà, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Nay Điều 151 BLHS hiện hành quy định các đối tượng trên nếu bị ngược đãi hoặc hành hạ thì người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Việc quy định bổ sung như vậy là hoàn toàn hợp tình, hợp lý. Bởi lẽ, gia đình hình hành từ quan hệ hôn nhân và huyết thống, trong gia đình không chỉ có vợ chồng và con cái mà truyền thống gia đình Việt Nam ta là các thế hệ cùng chung sống với nhau. Do đó, ngoài cha mẹ và con cái, vợ chồng thì còn có cả ông bà, các anh chị em với nhau, cô, chú, bác,… Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau giữa các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu có một thành viên nào đó trong gia đình có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ các thành viên còn lại là điều không thể chấp nhận được và phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc quy định thêm một số đối tượng bị xâm phạm, Điều 151 BLHS hiện hành còn quy định các tình tiết là dấu hiệu định tội và cũng là dấu hiệu phân biệt giữa hành vi bị coi là tội phạm với hành vi vi phạm hành chính, đó là tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Thiết nghĩ, việc ngược đãi hoặc hành hạ các thành viên trong gia đình là chuyện nội bộ gia đình, các thành viên có thể tự khuyên can nhau, không ai muốn người thân của mình lâm vào vòng tù tội, chỉ bị xử phạt hành chính để họ biết mình đã làm sai, trái pháp luật và sẽ không tái phạm nữa. Tuy nhiên, không phải người thực hiện hành vi nào cũng nhận thức được như vậy, biết mình sai mà vẫn

15 Việt báo, Tạm giam đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Tam-giam-dua-con-bat- hieu-nguoc-dai-cha-me/10863062/218/, [truy cập ngày 01/8/2012]

thực hiện bất chấp lời can ngăn của mọi người, bản chất hung hăng, mất tính người của họ không thể giáo dục, khuyên ngăn được nữa nên phải có một hình phạt nghiêm khắc để trừng trị họ.

Việc quy định như vậy cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của các luật chuyên ngành khác như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật HN&GĐ. Cụ thể như sau:

- Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu tách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

- Điều 107 Luật HN&GĐ quy định: “Người nào vi phạm các điều kiện kết hôn; cản trở việc kết hôn đúng pháp luật; giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi; hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình; lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi; không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ giám hộ hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật về HN&GĐ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Qua hai điều luật trên cho ta thấy, các hành vi ngược đãi hoặc hành hạ các thành viên trong gia đình cũng như các hành vi khác liên quan đến quan hệ gia đình thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thì chỉ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

Ví dụ: Bà Dương Thị Loan là mẹ của cháu Bùi Thị Hạ (8 tuổi), ngụ tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Hạ thường xuyên bị mẹ đánh đập bằng gậy tầm vông, phạt úp mặt vào chậu nước, nhốt vào chuồng chó,... Hành vi của bà Loan đã bị trình báo đến UBND xã Bình Mỹ và đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND xã Bình Mỹ can thiệp, giải quyết. Do hành vi của bà Loan không gây ra hậu quả nghiêm trọng và bà cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này nên không thể khởi tố bà về tội ngược đãi con. Vì vậy, bà Loan chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng, bé Hạ được đưa vào Trung tâm thanh, thiếu niên thành phố để nuôi dưỡng.16

Tóm lại, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,

16 Tin 247, Bị phạt 1,5 triệu đồng vì hành hạ con gái, http://www.tin247.com/bi_phat_1%2C5_trieu_dong_vi_hanh_ha _con_gai-6-21620237.ht ml, [truy cập ngày 01/8/2012]

cháu, người có công nuôi dưỡng người thực hiện hành vi phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)