Với tội làm nhục người khác (Điều 121)

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 64 - 67)

5. Cơ cấu của đề tài

2.4.4 Với tội làm nhục người khác (Điều 121)

So với tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì tội phạm này có một số điểm giống và khác nhau như sau:

33 Báo mới, Vẫn nhức nhối nạn bạo lực gia đình, http://www.baomoi.com/Van-nhuc-nhoi-nan-bao-luc-giadinh /139/3556850.ep i, [truy cập ngày 10/8/2012]

 Giống nhau:

- Về khách thể: Cả hai tội này đều xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. - Về khách quan: Có sự giống nhau về hành vi khách quan như: chửi bới, lăng mạ, xé quần áo, bêu xấu,… trước những người xung quanh. Hành vi làm nhục người khác có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động, có thể được thực hiện trước mặt hoặc sau lưng người bị hại miễn sao người phạm tội cố ý để hành vi làm nhục đến tai người bị hại. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác một cách nghiêm trọng.

- Về chủ quan: Đều được thực hiện với lỗi cố ý.

 Khác nhau:

- Về khách thể: Khách thể của tội làm nhục người khác hẹp hơn so với tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình vì khách thể của tội này không chỉ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại mà còn xâm phạm đến sức khỏe người khác, vi phạm đến nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình được Luật HN&GĐ quy định.

- Về khách quan: Hành vi khách quan của tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình không chỉ dừng lại ở hành vi chửi bới, lăng mạ, xé quần áo,… nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân mà còn bao gồm cả hành vi đánh đập, nhốt, đốt, đá, đấm,… gây thương tích cho nạn nhân.

- Về mặt chủ quan: Đều được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên, tội làm nhục người khác được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp, tức là người phạm tội biết được việc làm của mình là bêu xấu người khác nhằm thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc đối với người thân của nạn nhân. Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xấu về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân xảy ra. Trong khi đó, lỗi trong cấu thành tội phạm của tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là lỗi cố ý trực tiếp.

- Về chủ thể bị xâm hại: Để phân biệt hai tội này thì ta phải dựa vào chủ thể thực hiện hành vi cũng như người bị hại. Tuy nhiên, vấn đề lại không đơn giản nếu người bị hại là người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc người thực hiện hành vi theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 121 BLHS. Trong tường hợp này, nếu người thực hiện hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại (có dấu hiệu Hình sự) thì bị truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội làm nhục người khác. Trường hợp hành vi xúc phạm danh dự, nhân

phẩm của người thực hiện hành vi mang tính chất hành hạ làm cho người bị hại đau đớn, khổ sở hoặc mang tính chất ngược đãi người bị hại gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Ví dụ: Hoàng Sơn Linh là chồng của chị T (ngụ xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết) và có hai con chung. Riêng chị T có hai con riêng trước khi về với Linh. Do không chịu nổi những cơn ghen vô cớ của Linh nên chị T dắt con ra khỏi nhà.. Rạng sáng ngày 10/9/2012, Linh tìm đến chỗ vợ đang ở trọ gọi vợ về. Chị T không chịu đi thì bị Linh dùng dao kè cổ để “bắc cóc” vợ về nhà. Về tới nơi, Linh dùng cây đập hết kính cửa sổ trong nhà rồi đánh chị T dã man. Hàng xóm chạy đến can ngăn liền bị Linh dọa ai vào nhà sẽ giết chết nên hàng xóm điện thoại báo Công an xã. Khi thấy Công an xã cùng Cảnh Sát 113 tới nhà, Linh gí dao vào người chị T buộc chị T yêu cầu Công an giải tán vì đây là chuyện riêng tư của gia đình. Lực lượng Công an yêu cầu Linh buông dao, thả chị T ra. Chính quyền xã cũng gọi người thân của Linh đến để thuyết phục hắn. Tuy nhiên, tất cả đều bị Linh từ chối. Linh bảo mọi người tránh xa khỏi nhà để Linh đâm chết vợ rồi tự sát. Trong lúc Cảnh sát 113 tìm cách tiếp cận, giải cứu thì bất ngờ Linh đập vỡ cánh cửa chính và đưa chị Tđến giữa nhà rồi cưỡng bức chị T trước sự chứng kiến của đám đông. Chị T quá xấu hổ cố dùng tay che thân thể. Đến khi thấy Linh bỏ dao xuống nền nhà để rảnh tay làm nhục vợ, lập tức chị lấy dao ném ra cửa. Chớp thời cơ, lực lượng giải cứu lao vào khống chế, bắt giữ Linh. Chị T vì quá nhục nhã đau đớn nên ngất xỉu, được đưa đến bệnh viện Bình Thuận cấp cứu. Theo Công an thành phố Phan Thiết, ngoài tội làm nhục người khác, Linh còn bị truy cứu về tội giết người, cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này, hành vi của Linh có dấu hiệu Hình sự nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.34

- Về hình phạt áp dụng: Cả hai tội đều có mức phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là ba năm tù. Tuy nhiên, tội làm nhục người khác chia làm hai khung đó là khung hình phạt tăng nặng và có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Trong khi đó, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì không có quy định như vậy.

34 Tin 247, Khởi tố kẻ cưỡng bức vợ giữa đám đông, http://www.tin247.com/khoi_to_ke_cuong_buc_vo_giua_dam _dong-1-21483933.html, [truy cập ngày 10/8/2012]

Một phần của tài liệu tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)