Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 82)

Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về lợi nhuận là hai thành phần cơ bản của hiệu quả kinh tế. Bởi vậy muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả lợi nhuận. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Kết quả ước tính mức hiệu quả của các nông hộ được trình bày trong bảng 4.19

71

Bảng 4.19: Phân phối mức hiệu quả về kỹ thuật và lợi nhuận

Kỹ thuật Lợi nhuận

Mức hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 90- 100 3 5 0 0 80- 90 10 16,67 9 15 70- 80 11 18,33 14 23,33 60- 70 22 36,67 4 6,67 50- 60 12 20 8 13,33 <50 2 3,33 25 41,67 Trung bình 68,73 56,93 Thấp nhất 48,53 16,84 Cao nhất 99,9 88,17

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất mía đạt 68,73%. Số hộ đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao, trong khoảng 90-100% chỉ có 3 hộ, chiếm 5% trong tổng số 60 hộ tham gia canh tác và hộ có mức hiệu quả thấp, dưới 50% có 2 hộ. Phần lớn nông dân đạt mức hiệu quả trong khoảng từ 60 đến 70%, với 36,67% số hộ. Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hộ thấp nhất và cao nhất rất lớn. Khoảng cách này từ 48,53% đến 99,9%. Rõ ràng sự chênh lệnh về kỹ thuật trồng mía của nông dân là rất lớn. Chứng tỏ rằng việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng như tham gia các lớp tập huấn của nông dân có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả của các nông hộ. Ngoài ra, một số hộ nông dân có hiệu quả kinh tế thấp là do dịch bệnh tấn công. Để tăng hiệu quả kỹ thuật, có thể cố định đầu ra và điều chỉnh các yếu tố đầu vào. Những đầu vào như phân bón, lao động và thuốc nông dược được điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống là tùy vào cách sử dụng các yếu tố này của nông hộ. Có những hộ sử dụng dư thừa những yếu tố này, có những hộ sử dụng thiếu và những hộ này nên điều chỉnh để hợp lí chi phí và tăng năng suất cây mía. Ngoài ra hiệu quả kỹ thuật còn phụ thuộc vào yếu tố khác như đất đai, thời tiết và kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.

Mức hiệu quả về lợi nhuận trung bình thấp hơn so với hiệu quả kỹ thuật, 56,93% so với 68,73%. Điều này cho thấy nông dân không đạt hiệu quả phân phối cao mà điều này hầu như không thể thực hiện được. Phần lớn nông dân lựa chọn lượng đầu vào dựa vào kinh nghiệm và ít có sự điều chỉnh tương

72

ứng với những sự thay đổi của giá cả nên rất khó đạt tối đa hóa lợi nhuận với việc sử dụng đầu vào. Mặt khác, giá cả thường thay đổi mà đó là yếu tố mà nông dân không thể kiểm soát được. Không chọn được lượng đầu vào tối ưu, nông dân không thể đạt lợi nhuận tối đa và do vậy không đạt mức hiệu quả kinh tế cao. Cũng giống như hiệu quả kỹ thuật, chênh lệch hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ cũng rất lớn, với mức dao động trong khoảng 16,84 đến 88,17%. Sự chênh lệch quá lớn giữa các mức hiệu quả đạt được cũng cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện mức hiệu quả của những nông hộ đang ở mức thấp khi kỹ thuật sản xuất, kiến thức và thông tin thị trường đồng bộ và kịp thời hơn.

Dựa trên mức hiệu quả kỹ thuật, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần năng suất và lợi nhuận bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần kém hiệu quả này do yếu tố chủ quan (sử dụng đầu vào) và cả những yếu tố khách quan (sâu bệnh, thời tiết, thiên tai, giá cả thị trường,…) tác động. Các giá trị ước lượng này được thể hiện trong bảng 4.20 sau đây: Bảng 4.20: Phân phối năng suất và lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Những hộ có mức phi hiệu quả từ 0-10% thì bình quân năng suất mía của nông dân mất khoảng 572 kg/1.000m2 và phần mất này tăng lên khi sự kém hiệu quả kỹ thuật càng tăng. Ở mức kém hiệu quả kỹ thuật 10-20% thì nông dân mất 2.400 kg/1.000m2. Đến khi mức kém hiệu quả lớn hơn 50% thì năng suất mía mất đi là 4.883 kg/1.000m2. Theo như tính toán thì trung bình

Năng suất (kg/1.000m2) Lợi nhuận (ngàn đồng/1.000m2) Mức phi hiệu quả (%) Năng suất thực tế Năng suất có thể Năng suất mất đi Lợi nhuận thực tế Lợi nhuận có thể Lợi nhuận mất đi 0- 10 18.428 19.000 572 0 0 0 10- 20 11.911 14.311 2.400 3.993 4.705 712 20- 30 10.828 14.719 3.891 3.784 5.046 1.261 30- 40 8.107 12.543 4.436 2.447 3.759 1.312 40- 50 6.041 10.793 4.752 1.993 3.658 1.666 >50 4.663 9.545 4.883 919 2.601 1.682 Trung bình 9.996 13.485 3.489 2.189 3.295 1.106

73

các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp thất thoát năng suất khoảng hơn 3.489 kg/1.000m2. Có thể nói những khoản thất thoát này do kỹ thuật canh tác kém hiệu quả. Lượng thất thoát năng suất do kém hiệu quả dao động trong một khoảng rộng, từ 572- 4.883 kg/1.000m2, cho thấy sự chênh lệch về kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào của nông dân khá lớn.

Lợi nhuận thất thoát trung bình trong sản xuất mía của các nông hộ là 1.106 ngàn đồng/1.000m2. Nhìn chung, mức thất thoát sẽ càng lớn khi mức phi hiệu quả càng cao. Nói chung, các khoản thất thoát rất đáng kể. Nếu giảm được các khoản này, có thể làm tăng đáng kể lợi nhuận của nông hộ.

Nhìn chung, chênh lệch lượng năng suất và lợi nhuận bị thất thoát giữa các nông hộ rất lớn. Điều đó cho thấy có sự chênh lệch lớn trong kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng đầu vào giữa các nông hộ. Đây cũng là tiềm năng lớn để nông dân cải thiện năng suất của mình, cải thiện kỹ thuật của những nông dân có mức hiệu quả thấp và phổ biến kỹ thuật một cách đồng bộ giữa các nông dân.

74

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NÔNG HỘ

TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG 5.1 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

5.1.1 Những thuận lợi trong sản xuất mía

Trong những năm qua việc sản xuất mía của người dân trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm, đóng góp rất nhiều của các cơ quan đơn vị liên quan.

5.1.1.1 Về phía nhà nước

Thủ Tướng chính phủ đã ban hành Quyết Định 80.TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 về việc khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhằm giảm bớt rủi ro trong sản xuất của người dân, đều này đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước đến đời sống của người dân nông thôn.

Định hướng và quy hoạch vùng sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật vào để nâng cao nâng suất và sản lượng nông sản nhằm tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, đặc biệt là đường bộ từ đó tạo điều kiện lưu thông hàng hoá tốt hơn.

5.1.1.2 Về phía các doanh nghiệp

Các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con trong tỉnh. Trong mẫu điều tra có 63,33% nông hộ tham gia ký hợp đồng bao tiêu. Thêm vào đó, vào đầu vụ canh tác công ty mía đường Casuco còn tham gia hướng dẫn kỹ thuật canh tác và giới thiệu các giống mía có năng suất và chất lượng cao cho bà con gieo trồng. Thậm chí, vào những lúc nhà máy chạy quá tải khi vào mùa thu hoạch rộ mía nguyên liệu thì phía nhà máy còn tiến hành phát phiếu ưu tiên cho những hộ dân có mía trổ bông trên đồng nhằm giảm sự thất thoát chữ đường trong mía và tránh gây thiệt hại nặng cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.1.3 Về phía khoa học

Hàng năm các đơn vị này không ngừng nghiên cứu để tạo ra các giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao hơn, có điều kiện phát triển phù hợp với thời tiết của vùng và lao động chăm sóc cũng dễ dàng hơn như giống mía: ROC 16, ROC 13, QĐ11-13, K88-92,…được trồng phổ biến trên địa bàn.

75

5.1.1.4 Về phía người dân

Tích cực tham gia học hỏi nâng cao tay nghề và kiến thức để canh tác cây mía có hiệu quả hơn. Tích cực tham gia các chương trình tập huấn nhằm nâng cao tay nghề và trình độ canh tác cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác. Tham gia vào các hợp đồng bao tiêu mía đã góp phần đẩy mạnh tiến độ thực hiện Quyết Định 80.TTg của thủ tướng chính phủ.

5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất mía

Do đặc điểm thời tiết trong vùng là có lũ và mùa lũ trên địa bàn huyện thường đến sớm nên việc canh tác mía hàng năm của huyện còn gặp khó khăn trong việc gieo trồng. Thời gian trung bình để cây mía tích lũy đường để đảm bảo đủ chữ đường là khoảng 9 tháng nhưng do lũ đến sớm nên người đân trồng mía phải thu hoạch mía sớm để chạy lũ, tránh ngập úng nên cây mía không có đủ thời gian tích lũy đường làm cho giá bán của mía giảm đi, do nhà máy thu mua mía thì căn cứ vào chữ đường để thu mua mía, giá mía có cao hay không là phụ thuộc vào chữ đường trong mía quyết định.

Hoạt động cung cấp mía giống trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang còn nhiều hạn chế. Hàng năm trên địa bàn huyện vẫn còn diện tích canh tác phải sử dụng giống mía cũ. Việc sử dụng giống cũ này của người dân làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía do giống bị suy thoái.

Trong cùng một tiểu vùng canh tác nhỏ nhưng lại có nhiều giống mía được gieo trồng do diện tích bình quân đầu người ít, tập quán canh nhỏ lẻ và ý thức hợp tác trong sản xuất của người dân chưa cao. Vì các giống mía khác nhau thì có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Mà thu hoạch thì rộ nên gây khó khăn trong khâu thu hoạch và chữ đường trong mía thu được còn hạn chế.

Việc sản xuất cây mía được tiến hành ngoài trời trên đồng ruộng nên sau khi thu hoạch phải tiến hành vận chuyển mía đến bãi đổ, nên phương tiện vận chuyển cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong sản xuất. Nhưng dụng cụ vận chuyển của chúng ta còn hạn chế chưa nhiều, qui mô thì nhỏ cũ kỷ mà hệ thống kênh rạch trên địa bàn huyện thì lại rất chằn chịt và đa dạng. Chính vì phương tiện vận chuyển nhỏ nên phải đi lại nhiều gây tốn nhiều thời gian từ đó làm ảnh hưởng đến chữ đường trong mía, làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu mua mía nguyên liệu trong dân.

Việc mở rộng quy mô sản xuất còn mang tính tự phát không theo quy hoạch và việc sản xuất còn thụ động trước sự diễn biến của tự nhiên.

76

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ

TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Kết quả nghiên cứu cho thấy tập huấn ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận trong sản xuất mía, nhưng chỉ có 55% hộ được hỗ trợ tập huấn; quá trình tiêu thụ mía khó khăn do việc ký hợp đồng tiêu thụ còn hạn chế, có 63,33% hộ tham gia ký hợp đồng bao tiêu, thiếu thông tin về thị trường và phụ thuộc vào thương lái; chưa có sự liên kết tốt giữa các bên có liên quan trong sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Giải pháp cho các vấn đề trên là thực hiện liên kết 4 nhà (Nông hộ, Nhà nước, nhà khoa học và công ty mía đường) thật sự chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả. Các bên trong liên kết phải thay đổi tư duy, phải thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình trong liên kết để lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ và cùng nhau khắc phục những khó khăn chung. Liên kết tốt sẽ là chìa khóa giúp hoạt động chuyển giao khoa học, công nghệ và giống mới đến nông hộ tốt hơn. Hợp đồng được thực hiện tốt, thông tin và giá mía được cung cấp đến nông hộ đầy đủ và sự hỗ trợ của công ty mía đường sẽ đúng đối tượng. Chủ trương và chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông hộ sản xuất mía sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Chi phí lao động là khoản mục chi phí chiếm khá cao trong cơ cấu chi phí sản xuất mía (27,72%) và giá thuê lao động tăng cao do áp lực thiếu lao động. Do đó, các cơ quan chức năng phải từng bước nghiên cứu thực hiện cơ giới hóa để giảm phụ thuộc vào sức lao động và tiết kiệm chi phí. Để thực hiện được cơ giới hóa cần sự tham gia tích cực của các ngành liên quan. Quá trình thực hiện cơ giới hóa trong tương lai là vô cùng cần thiết khi xu hướng ngày càng giảm lực lượng lao động ở nông thôn và có dấu hiệu khan hiếm.

Chi phí phân bón là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao (21,33%) trong tổng chi phí và hộ chỉ tập trung bón phân đạm khá nhiều. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề trên là xác định loại phân bón, liều lượng và qui trình bón phân cần được thực hiện đúng để giảm thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng của phân bón, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.

Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận từ việc bán mía cho nhà máy đường là toàn bộ doanh thu từ sản xuất mía của hộ. Sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp đã bỏ qua cơ hội về các giá trị khác ngoài sản xuất đường của cây mía. Vì vậy, hộ và nhà máy đường cần nghiên cứu khai thác tối đa các giá trị khác ngoài việc sản xuất đường của cây mía như làm phụ phẩm cho chăn nuôi, nguyên liệu, nhiên liệu sinh học,… để từ đó giảm phụ thuộc vào giá đường trên thị trường, tăng doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cho hộ sản xuất mía.

77

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía là kết hợp với việc khảo sát thực tế hoạt động trồng mía đã có những nhận định chung về tình hình và hiệu quả hoạt động trồng mía của các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang như sau:

Huyện Phụng Hiệp là vùng mía nguyên liệu quan trọng của tỉnh Hậu Giang cũng như đồng bằng Sông Cửu Long. Người dân tham gia sản xuất mía do điều kiện đất đai phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây mía và cây mía là loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào chưa thực sự hợp lý, giá mía và giá cả đầu vào sản xuất mía ngày càng tăng, làm giảm năng suất mía và lợi nhuận của người nông dân.

Thực tế từ bài phân tích trên cho thấy để sản xuất mía có hiệu quả thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố: giống tốt, giá bán, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí lao động và chi phí thu hoạch,… Tất cả các yếu tố này đều rất quan trọng, mỗi yếu tố có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất, tuy nhiên không được xem nhẹ bất kỳ yếu tố nào. Tất cả các yếu tố đầu vào là đất, giống, phân bón, thuốc nông dược, vốn, lao động, máy móc, thiết bị đều được nông hộ sử dụng trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Trong suốt vụ sản xuất, nông hộ phải thực hiện nhiều công đoạn là làm đất, làm cỏ, đánh lá, vô chân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 82)