Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 73 - 76)

Năng suất mía không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên như khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của lượng N, lượng P2O5, lượng K2O, lượng giống, chi phí thuốc nông dược sử dụng, ngày công lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật đến năng suất mía vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Từ số liệu thu thập được của 60 nông hộ trồng mía tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích trên phần mềm Stata 11 thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng mía trong năm 2013 và có bảng kết quả 4.16, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

62

Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía

Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value)

Hằng số 6,841*** 0,000 LnN -0,017ns 0,747 LnP 0,002ns 0,969 LnK 0,016ns 0,735 LnG 0,341*** 0,002 LnT 0,041*** 0,006 LnL -0,070ns 0,228 LnHV 0,127*** 0,000 TH 0,109** 0,013 Hệ số R2 0,5486 Hệ số F 7,75 Hệ số Prob>F 0,0000

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý

nghĩa.

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, ta thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,5486 nghĩa là sự biến động năng suất mía của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 54,86%. Nguyên nhân vì sản xuất mía bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và sâu bệnh nên các biến trên chỉ giải thích được 54,86% sự biến động của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ảnh hưởng.

Khi kiểm định mô hình, ta thấy vì độ phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ VIF = 1,40 (VIF<<10) nên mô hình hồi quy trên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson = 1.986537, sau khi tra bảng ta thấy hệ số d nằm trong khoảng từ dU = 1,894 đến 4-dU = 4-1,894 = 2,106 suy ra mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan. Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), đó là lượng giống (P_value = 0,002), chi phí thuốc

63

nông dược (P_value = 0,006), trình độ học vấn (P_value = 0,000) và tập huấn kỹ thuật (P_value = 0,013). Còn 4 biến không có ý nghĩa thống kê là lượng phân N, P, K nguyên chất sử dụng với giá trị P_value lần lượt là 0,747, 0,969, 0,735, biến lượng lao động với P_value = 0,228. Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Hệ số ước lượng của biến lnN không có ý nghĩa thống kê nên số lượng dưỡng chất N không ảnh hưởng đến năng suất mía. Số lượng dưỡng chất N không ảnh hưởng đến năng suất mía vì hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp tập trung bón chủ yếu là phân Ure nên lượng dưỡng chất N thừa so với nhu cầu sử dụng của mía. Bên cạnh đó, việc bón phân chưa đúng làm thất thoát lượng N nên việc tăng lượng dưỡng chất N đã không ảnh hưởng đến năng suất mía.

Hệ số ước lượng của biến LnP không có ý nghĩa thống kê nên số lượng dưỡng chất P2O5 không ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ. Lượng dưỡng chất P2O5 được nông hộ sử dụng khá nhiều thông qua việc bón nhiều phân DAP (18–46–0). Khi lượng dưỡng chất P2O5 cung cấp đã đủ và thừa thì bón bổ sung sẽ không làm tăng năng suất mía.

Hệ số ước lượng của biến LnK không có ý nghĩa thống kê nên số lượng dưỡng chất K2O không ảnh hưởng đến năng suất mía của nông hộ. Lượng dưỡng chất K2O được các nông hộ sử dụng tương đối ít trong quá trình sản xuất mía nên trong mô hình nghiên cứu, lượng K2O không ảnh hưởng đến năng suất mía. Nhận thấy, khối lượng phân N, P và K nguyên chất được sử dụng lớn hơn nhiều so với lượng phân được khuyến cáo trong những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Việc sử dụng phân quá liều lượng sẽ làm giảm đáng kể ảnh hưởng của phân bón đối với năng suất.

Hệ số ước lượng của biến LnG có ý nghĩa thống kê ở mức 1% nên lượng giống sử dụng có ảnh hưởng đến năng suất mía đạt được. Hệ số được ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lượng giống tăng 1%, năng suất có thể tăng đến 0,341%.

Hệ số ước lượng của biến LnT có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dương, điều này cho biết việc tăng chi phí thuốc nông dược có thể làm tăng năng suất. Sự tồn tại của sâu hại, dịch bệnh đã làm cho ảnh hưởng của yếu tố đầu vào này trở nên có ý nghĩa. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc nông dược tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,041%.

Hệ số ước lượng của biến LnL không có ý nghĩa thống kê nên số ngày công lao động không ảnh hưởng đến năng suất mía. Số ngày công lao động

64

trong sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp được sử dụng chưa hợp lý trong hoạt động làm đất, vô chân và làm cỏ. Hoạt động làm đất chỉ là giai đoạn hỗ trợ cho quá trình sản xuất, hoạt động này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật của người lao động nên số ngày công sẽ không tác động nhiều đến năng suất mà chủ yếu phụ thuộc và kinh nghiệm và kỹ thuật của người lao động. Hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp có đến 3 lần vô chân mía và hoạt động vô chân chủ yếu hỗ trợ cho việc chống đỗ ngã và bón phân cho mía. Số lần vô chân nhiều gây ra việc sử dụng quá nhiều ngày công lao động không cần thiết. Do số lần phun thuốc nông dược ít nên nông hộ phải sử dụng nhiều ngày công cho hoạt động diệt cỏ dại nên số ngày công cho hoạt động này là không cần thiết. Chính việc sử dụng ngày công lao động chưa hợp lý làm cho số ngày công lao động không ảnh hưởng đến năng suất mía. Từ đó ta thấy sự dư thừa lao động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất.

Hệ số ước lượng của biến LnHV có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dương, điều này cho biết việc trình độ học vấn của nông hộ càng cao có thể làm tăng năng suất mía, vì khi có trình độ cao các nông hộ sẽ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách dể dàng hơn. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi trình độ học vấn tăng 1% thì năng suất có thể tăng đến 0,127%.

Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, điều này cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ làm tăng đáng kể năng suất mía. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ có năng suất cao hơn 0,109% so với các hộ không có tập huấn kỹ thuật. Nhìn chung, kỹ thuật canh tác của nông dân còn thấp kém và do vậy hầu hết nông dân đều không sử dụng đầu vào đúng kỹ thuật và do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng đầu vào. Công tác giống, liều lượng phân bón, thời điểm bón phân, cách bón, quản lý sâu bệnh và kỹ thuật sản xuất mía được hộ có tập huấn nắm bắt và tận dụng hiệu quả hơn các hộ không tập huấn. Vì vậy, hỗ trợ tập huấn có ý nghĩa lớn đối với năng suất mía.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)