Thực trạng sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 49 - 52)

3.2.2.1 Giống mía

Sau nhiều năm chuyển giao giống và mở rộng vùng nguyên liệu, đến nay kết quả đạt được khả quan với trên 90% diện tích trồng giống mía mới. Một số giống mía được xem có ưu thế được nông dân chọn trồng, đóng vai trò chủ lực ở Phụng Hiệp, trong đó vùng mía có đê bao khép kín, bơm nước là những giống mía chín trung bình, chín muộn (10 - 12 tháng) gồm DLM24, K88-92, K95-156, QĐ11, R570.

Phụng Hiệp là vùng mía nguyên liệu có năng suất và sản lượng lớn. Tuy nhiên vào tháng 9 hàng năm vùng đất này bị ngập nước, phải thu hoạch mía sớm. Vì vậy, tuyển chọn giống mía phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, tích lũy chữ đường sớm (khoảng 8 tháng cây mía bắt đầu tích lũy chữ đường) và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngập nước. Hiện vùng mía chạy lũ có giống mía chín sớm (8 - 9 tháng) như ROC 16, QĐ 93-159 và các giống trồng phổ biến như QĐ11, VĐ86-368, K84-200, K88–92.

Trong các vụ mía gần đây huyện trồng các giống mía phổ biến như: ROC 16, K95-84, K88-92, Quế Đường 11, Quế Đường 13… Trong đó, giống

38

ROC 16 chiếm gần 60% diện tích tập trung ở các xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ,… Đây là vùng đất thấp nên thường bị ngập sâu vào mùa lũ, bà con nơi đây còn có tập quán gieo sạ lúa liếp sau khi thu hoạch mía nên việc trồng các giống mía ngắn ngày là sự lựa chọn không thể thay thế. Theo người dân trồng mía ở Phụng Hiệp, ưu điểm của giống mía ROC 16 là chín sớm, chữ đường cao và bán có giá. Mía từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất khoảng 6 tháng là có thể bán mía chục cho thương lái vận chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh hay một số tỉnh, thành khác dùng để ép nước giải khát. Còn các giống mía khác phải đợi trên 9 tháng, mía mới đạt chữ đường theo yêu cầu của các nhà máy đường và giá cả đôi lúc cũng rất bấp bênh (Báo Hậu Giang).

3.2.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng

Để thấy được thực trạng sản xuất mía của huyện Phụng Hiệp trong các năm gần đây ta thường xét trên các phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng.

Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2008- 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích (Ha) 7.841 8.598 8.979 9.465 9.705 Năng suất (Tấn/ha) 85,71 83,45 83,06 81,70 84,89 Sản lượng (Tấn) 672.023 717.472 745.821 773.286 823.836

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp 2006-2012

Diện tích trồng mía của huyện có xu hướng luôn tăng qua các năm từ 2008 đến 2012, tăng từ 7.841 ha lên đến 9.705 ha, do nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất mía.

Năng suất mía của huyện đạt khá cao trong năm 2008 và có xu hướng giảm trong các năm từ 2009 đến 2011 ( từ 85,71 tấn/ ha xuống 81,70 tấn/ ha) và tăng trở lại vào năm 2012 (đạt 84,89 tấn/ ha), mặc dù sản lượng liên tục tăng trong các năm qua từ 672.023 tấn năm 2008 lên đến 823.836 tấn vào năm 2012 nhưng do diện tích trồng tăng khá nhiều nên năng suất mía có phần giảm và tăng không nhiều vài năm trở lại đây.

3.2.2.3. Thị trường tiêu thụ

Nhờ vào chất lượng tốt nên thị trường tiêu thụ mía của huyện Phụng Hiệp khá rộng. Nông hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp không chỉ bán mía cho nhà máy đường Phụng Hiệp mà còn bán cho các công ty mía đường khác như: Công ty Cổ phần Mía Đường Cần Thơ công ty Mía Đường Cồn Long Mỹ

39

Phát và một số nhà máy đường khác. Tuy nhiên, khi thị trường gặp nhiều khó khăn do nguồn cung dư thừa, giá thu mua thấp thì nông hộ cũng gặp không ít khó khăn trong khâu tiêu thụ.

40

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT MÍA

CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP- TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 49 - 52)