3.2.1 Tình hình chung
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960 đ/kg. Trong 6 tháng đầu năm 2013, mía xuống giống 9.532/9.500 ha, đạt 100,3% kế hoạch, hiện đã thu hoạch được 12,1 ha, giá bán từ 1.400-1.500 đ/kg. Gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng. Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp năm 2012
Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Trồng lúa 52.035 75,6
Trồng mía 9.705 14,1
Trồng cây ăn quả 4.850 7,1
Trồng rau màu 780 1,1
Trồng cây công nghiệp lâu năm 1.475 2,1
Tổng 68.845 100
36
Diện tích đất nông nghiệp của huyện phần lớn được sử dụng để trồng lúa (75,6%), cây mía chiếm 14,1% diện tích đất nông nghiệp của huyện đứng hàng thứ hai trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện, thứ ba là diện tích trồng cây ăn quả với 7,1%, diện tích đất trồng rau màu và cây công nghiệp lâu năm của huyện chiếm tỷ trọng tương đương nhau. Từ đó cho thấy cây mía có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển và tăng trưởng của huyện Phụng Hiệp. Bảng 3.6: Diện tích đất nông nghiệp phân theo xã, thị trấn ở huyện Phụng Hiệp năm 2012 Diện tích đất nông nghiệp (ha) Tổng diện tích (ha) Thị trấn Cây Dương 1.292,04 1.489,95 Thị trấn Kinh Cùng 1.060,88 1.200,50 Thị trấn Búng Tàu 1.385,45 1.518,50 Xã Phụng Hiệp 1.585,42 1.741,18 Xã Tân Long 1.961,16 2.208,50 Xã Long Thạnh 2.319,22 2.576,01 Xã Thạnh Hòa 3.008,01 3.352,02 Xã Bình Thành 2.156,17 2.360,60 Xã Tân Bình 3.432,20 3.766,11 Xã Hòa An 4.371,99 4.883,41 Xã Hòa Mỹ 4.585,53 5.002,17 Xã Hiệp Hưng 4.991,88 5.445,28
Xã Tân Phước Hưng 3.869,87 4.231,52
Xã Phương Bình 5.372,11 5.720,48
Xã Phương Phú 2.568,04 2.869,66
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp 2006-2012
Nhận thấy, nông dân các xã ở huyện Phụng Hiệp phần lớn là sống bằng nghề nông nên diện tích đất nông nghiệp chiếm rất lớn trong tổng diện tích của huyện, đặc biệt là các xã như Hòa An, Hòa Mỹ, Hiệp Hưng, Phương Bình có diện tích đất nông nghiệp hơn 4000 ha, các xã còn lại diện tích đất nông nghiệp tuy có thấp nhưng cũng chiếm tỷ trọng cao trong số tổng diện tích đất.
37
Huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận để sản xuất nông nghiệp. Do đó từ bao đời nay người dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính.
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ năm 2008- 2012 (Giá so sánh 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trồng trọt 714.804 734.925 788.104 795.488 806.848 Chăn nuôi 52.513 63.258 64.542 66.015 69.144 Dịch vụ 44.147 38.814 39.579 40.455 23.298 Tổng số 808.464 837.024 892.225 901.958 899.290
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp 2006-2012
Trồng trọt chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện qua các năm và trong đó cây mía chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng mía được xem là ngành sản xuất chủ yếu đứng sau ngành trồng lúa trong khu vực nông nghiệp của vùng.