GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 89)

TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Kết quả nghiên cứu cho thấy tập huấn ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận trong sản xuất mía, nhưng chỉ có 55% hộ được hỗ trợ tập huấn; quá trình tiêu thụ mía khó khăn do việc ký hợp đồng tiêu thụ còn hạn chế, có 63,33% hộ tham gia ký hợp đồng bao tiêu, thiếu thông tin về thị trường và phụ thuộc vào thương lái; chưa có sự liên kết tốt giữa các bên có liên quan trong sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Giải pháp cho các vấn đề trên là thực hiện liên kết 4 nhà (Nông hộ, Nhà nước, nhà khoa học và công ty mía đường) thật sự chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả. Các bên trong liên kết phải thay đổi tư duy, phải thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình trong liên kết để lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ và cùng nhau khắc phục những khó khăn chung. Liên kết tốt sẽ là chìa khóa giúp hoạt động chuyển giao khoa học, công nghệ và giống mới đến nông hộ tốt hơn. Hợp đồng được thực hiện tốt, thông tin và giá mía được cung cấp đến nông hộ đầy đủ và sự hỗ trợ của công ty mía đường sẽ đúng đối tượng. Chủ trương và chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông hộ sản xuất mía sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Chi phí lao động là khoản mục chi phí chiếm khá cao trong cơ cấu chi phí sản xuất mía (27,72%) và giá thuê lao động tăng cao do áp lực thiếu lao động. Do đó, các cơ quan chức năng phải từng bước nghiên cứu thực hiện cơ giới hóa để giảm phụ thuộc vào sức lao động và tiết kiệm chi phí. Để thực hiện được cơ giới hóa cần sự tham gia tích cực của các ngành liên quan. Quá trình thực hiện cơ giới hóa trong tương lai là vô cùng cần thiết khi xu hướng ngày càng giảm lực lượng lao động ở nông thôn và có dấu hiệu khan hiếm.

Chi phí phân bón là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao (21,33%) trong tổng chi phí và hộ chỉ tập trung bón phân đạm khá nhiều. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề trên là xác định loại phân bón, liều lượng và qui trình bón phân cần được thực hiện đúng để giảm thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng của phân bón, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.

Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận từ việc bán mía cho nhà máy đường là toàn bộ doanh thu từ sản xuất mía của hộ. Sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp đã bỏ qua cơ hội về các giá trị khác ngoài sản xuất đường của cây mía. Vì vậy, hộ và nhà máy đường cần nghiên cứu khai thác tối đa các giá trị khác ngoài việc sản xuất đường của cây mía như làm phụ phẩm cho chăn nuôi, nguyên liệu, nhiên liệu sinh học,… để từ đó giảm phụ thuộc vào giá đường trên thị trường, tăng doanh thu, thu nhập và lợi nhuận cho hộ sản xuất mía.

77

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 89)