Tình hình sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 56 - 60)

4.1.2.1 Thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ

Tại huyện Phụng Hiệp, nông hộ sử dụng đa dạng các giống mía khác nhau, những giống mía được nông hộ chọn sản xuất là ROC16, ROC13, QD11, QD13, K88–92, VD86368, K833. Sau đây là bảng 4.5, mô tả thực trạng sử dụng giống mía của nông hộ trong mẫu điều tra.

Bảng 4.5: Mô tả thực trạng sử dụng giống mía trong mẫu điều tra Tên giống mía Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

ROC16 50 83,33

ROC13 4 6,67

QD13 4 6,67

K88-92 2 3,33

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Bảng 4.5 cho thấy trong mẫu điều tra ở 3 xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp và Tân Phước Hưng giống mía được nông hộ sử dụng nhiều nhất là giống ROC 16 với 50 hộ chiếm 83,33%, vì đây là vùng đất thấp nên thường bị ngập sâu vào mùa lũ, bà con nơi đây còn có tập quán gieo sạ lúa tiếp sau khi thu hoạch mía nên việc trồng các giống mía ngắn ngày là sự lựa chọn không thể thay thế. Theo người dân trồng mía ở Phụng Hiệp, ưu điểm của giống mía ROC 16 là chín sớm, chữ đường cao và bán có giá. Mía từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất khoảng 6 tháng là có thể bán mía chục cho thương lái vận chuyển lên thành phố hay một số tỉnh, thành khác dùng để ép nước giải khát. Còn các giống mía khác phải đợi trên 9 tháng, mía mới đạt chữ đường theo yêu cầu của các nhà máy đường và giá cả đôi lúc cũng rất bấp bênh như giống ROC13 và Quế Đường (QD) chiếm tỷ trọng không cao trong mẫu điều tra với 6,67% (mỗi loại giống 4 hộ). Và nhiều loại giống được trồng thử nghiệm như K88-92 cũng chiếm phần nhỏ với 2 hộ (3,33%).

45

Lý do chọn giống mía để sản xuất của nông hộ tập trung vào phù hợp đất đai, năng suất cao, ít sâu bệnh, và có thể bán chục. Sau đây là bảng 4.6, mô tả lý do chọn giống trong sản xuất mía của nông hộ:

Bảng 4.6: Mô tả lý do chọn giống trong sản xuất mía của nông hộ

Lý do chọn giống Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Phù hợp đất đai 28 46,67

Năng suất cao 14 23,33

Có thể bán chục 10 16,67

Ít sâu bệnh 8 13,33

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Qua bảng 4.6, ta thấy lý do chọn giống của nông hộ là yếu tố đất đai phù hợp chiếm rất cao (46,67%) vì vùng đất Phụng Hiệp có những đặc thù riêng biệt nên mỗi nông hộ đều có những lựa chọn giống mía phù hợp với đất của mình, để có được lợi ích cao nhất. Có đến 14 hộ, tỷ lệ 23,33% nông hộ quan tâm đến năng suất cao của giống khi sản xuất mía. Yếu tố mía có thể bán chục chiếm 16,67% với 10 hộ trồng để bán cho thương lái vận chuyển đến một số tỉnh, thành dùng để ép nước giải khát, và yếu tố này có ưu điểm là hạn chế được tiền nhân công khi thu hoạch mía. Yếu tố giống ít sâu bệnh được 8 nông hộ quan tâm với tỷ lệ là 13,33%.

Nơi cung cấp giống mà nông hộ tin tưởng và chọn mua chủ yếu là thương lái (với hơn 90%) để tiện cho khâu vận chuyển và chủ động được thời gian trồng mía, và một số nông hộ chọn mua ở trung tâm giống là nơi cung cấp các giống mía mới (giống mía do chính quyền địa phương chuyển giao), trồng thử nghiệm, nông hộ chưa tin tưởng nhiều nên chỉ chiếm phần nhỏ trong các nơi mua giống của nông hộ, và một số ít các hộ để lại giống mía của vụ trước hay mua từ người thân.

4.1.2.2 Thông tin về kỹ thuật canh tác

Ngày nay, trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt hay thủy sản của bất cứ vùng miền nào người ta cũng rất chú trọng đến việc áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như việc tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân để họ áp dụng vào quá trình sản xuất của mình nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn.

46

Bảng 4.7: Mô tả đặc điểm tập huấn và áp dụng kỹ thuật sản xuất mới của nông hộ trồng mía

Đặc điểm Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất

-Có 19 31,67

-Không 41 68,33

Tham gia tập huấn kỹ thuật

-Có 36 60

-Không 24 40

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Nông hộ ở huyện Phụng Hiệp chủ yếu sản xuất mía theo kinh nghiệm canh tác tích lũy nhiều năm nên số hộ áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất còn khá hạn chế, chỉ có 19 hộ chiếm 31,67% tổng số mẫu điều tra. Có đến 68,33% (41 hộ) nông hộ không áp dụng kỹ thuật mới. Những nông hộ không được trang bị kỹ thuật thiếu kiến thức về kỹ thuật sản xuất mía nên tất cả các khâu trong sản xuất đều thực hiện theo kinh nghiệm hay học hỏi từ hàng xóm. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ số hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cũng chỉ ở mức trung bình. Có 36 hộ đã được tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm 60% của mẫu điều tra và các hộ này đều cho rằng khi áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thì kết quả tương đối tốt và họ khá hài lòng với kết quả đạt được, còn 24 hộ (chiếm 40%) còn lại không có tham gia vài quá trình tập huấn kỹ thuật vì một số địa phương chưa có các chương trình tập huấn kỹ thuật cho nông hộ sản xuất mía hay là vì họ thích sản xuất theo cách của bản thân nên họ chưa tham gia tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất mía. Điều này cho thấy kỹ thuật sản xuất của các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp còn thấp, số lượng được tập huấn kỹ thuật còn hạn chế.

4.1.2.3 Tình hình tiêu thụ

a. Hợp đồng tiêu thụ

Sự liên kết giữa công ty mía đường và nông hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp vẫn còn hạn chế và mang yếu tố hình thức nhiều hơn kết quả mong đợi. Có 38 hộ trong mẫu điều tra có ký hợp đồng tiêu thụ với công ty mía đường (chiếm 63,33%), chủ yếu là với nhà máy đường Casuco ở Phụng Hiệp và Vị Thanh. Huyện Phụng Hiệp là vùng mía nguyên liệu chính và quan trọng của công ty mía đường Casuco nhưng nông hộ lại không có ký hợp đồng

47

tiêu thụ với công ty. Các hộ có ký hợp đồng với công ty mía đường tập trung khá nhiều ở xã Hiệp Hưng. Nông hộ khi ký hợp đồng tiêu thụ với công ty mía đường chỉ được đảm bảo giá thu mua mía nguyên liệu tối thiểu, rất ít nhận được hỗ trợ khác. Từ đó, sự ràng buộc giữa công ty mía đường và nông hộ rất ít nên khi thị trường có biến động, các trường hợp nông hộ không thực hiện theo hợp đồng rất phổ biến.

Có đến 36,67% nông hộ còn lại không ký hợp đồng tiêu thụ và chấp nhận rủi ro cao khi giá thị trường đường luôn biến động và ngày càng phụ thuộc vào thị trường đường thế giới sau khi gia nhập WTO. Đây là một thách thức không nhỏ đối với hộ sản xuất mía nếu không được đảm bảo bằng hợp đồng tiêu thụ.

b. Quá trình tiêu thụ

Các nông hộ trồng mía ở Phụng Hiệp thông thường có 2 hình thức chính để tiêu thụ mía là bán cho thương lái hoặc là bán trực tiếp cho công ty mía đường. Tuy nhiên, các hộ bán trực tiếp cho công ty mía đường chỉ chiếm phần nhỏ trong mẫu điều tra mặc dù các hộ đó có ký hợp đồng bao tiêu với công ty, nhưng họ vẫn thông qua thương lái và bán cho thương lái, vì nông hộ vẫn phụ thuộc thương lái trong khâu thu hoạch và vận chuyển cũng như liên hệ nhà máy đường. Nguyên nhân do đặc thù của khâu thu hoạch trong sản xuất mía cần nhiều lao động và lực lượng lao động này đa số thuộc quản lý của thương lái.

Bảng 4.8: Mô tả nơi bán mía của nông hộ trong mẫu điều tra

Nơi bán mía Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Thương lái 54 90

Công ty mía đường 6 10

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Có đến 90% nông hộ trong mẫu điều tra bán mía trực tiếp cho thương lái, vì phương tiện vận chuyển cũng là một thách thức với hộ sản xuất mía vì số hộ có phương tiện để vận chuyển mía đến nhà máy đường rất ít. Các chủ phương tiện vận chuyển đa số cũng liên kết với thương lái hoặc tính giá vận chuyển cao. Chính những yếu tố trên cho ta thấy thương lái vẫn là mắc xích quan trọng nhất trong khâu tiêu thụ mía của nông hộ. Nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái dù có ký hợp đồng bao tiêu với các công ty mía đường. Mặc dù vậy, các công ty mía đường lại thụ động trong khâu tiếp xúc với nông hộ sản xuất mía để cả hai cùng tháo gỡ khó khăn của nhau trong quá trình tiêu thụ mía nguyên liệu và liên kết chặt chẽ hơn để nông hộ giảm phụ

48

thuộc vào thương lái. Nhận thấy chỉ có 10% nông hộ bán mía trực tiếp cho công ty mía đường và các hộ này sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khó khăn trong khâu thu hoạch, vận chuyển và lòng tin vào công ty mía đường vẫn cao nhất so với việc bán mía cho thương lái, đa số các hộ này là các hộ có điều kiện về cơ sở vật chất để vận chuyển cũng như thu hoạch mía để bán trực tiếp cho công ty mía đường mà không thông qua các thương lái và các hộ này chỉ chiếm phần nhỏ trong mẫu điều tra.

c. Thông tin giá mía

Theo điều tra, nông hộ không quan tâm nhiều đến thông tin về giá mía mà chú trọng nhiều đến hoạt động sản xuất để tăng năng suất. Nguyên nhân là do giá mía thay đổi tùy thời điểm, phụ thuộc vào thị trường và nông hộ không thể can thiệp, do đặc điểm của nông hộ sống ở nông thôn nên khó tiếp cận nguồn thông tin đa số các hộ biết đến giá mía là từ thương lái, công ty mía đường (nhưng vẫn thỏa thuận giá bán với thương lái) và hỏi thăm từ những người hàng xóm đã bán mía trước đó.

4.1.2.4 Những khó khăn chung của các nông hộ sản xuất mía

Qua kết quả phỏng vấn các nông hộ có chung nhận xét là trong sản xuất mía hiện nay luôn gặp nhiều khó khăn, cả yếu tố chủ quan và khách quan. Đó là trong thời gian gần đây bị ảnh hưởng bởi biến động khí hậu, dịch bệnh và sâu bệnh tràn lan gây nhiều thiệt hại lớn. Bên cạnh đó nông hộ còn hạn chế về kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn trong hoạt động đầu tư sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra và giá cả sản phẩm thường không ổn định nên đa số nông dân luôn đứng trước tình trạng khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)