Giới thiệu về huyện Phụng Hiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 47)

3.1.2.1 Vị trí địa lí

Trước ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Phụng Hiệp là một huyện của tỉnh Phong Dinh; Sau ngày giải phóng 30/04/1975 đến năm 1992, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang; Từ năm 1992 đến năm 2003, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Cần Thơ; Từ năm 2004 đến nay, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang (ngày 26/11/2003, Quốc hội có Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh

27

trong đó có việc chia tỉnh Cần Thơ thành 2 đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang).

Ngày 26 tháng 07 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP, về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp (nay đổi tên thành thị xã Ngã Bảy).Thực hiện Nghị định này, huyện Phụng Hiệp tách ra thành 2 đơn vị hành chính mới là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.

Phụng hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km về phía đông và cách trung tâm TP Cần Thơ 36 km về phía nam có diện tích 483,66 km2, dân số 193.704 người.

Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn; Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã; Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.

Nguồn: UBND huyện Phụng Hiệp

28

Vị trí địa lý: huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh 927,đường 928, Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Với vị trí địa lý nêu trên, cho thấy huyện Phụng Hiệp có những lợi thế sau: - Nằm kế cận với thị xã Ngã Bảy, trung tâm động lực phát triển kinh tế- xã hội vùng Đông – Bắc của tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra Phụng Hiệp còn nằm gần thành phố Cần Thơ là trung tâm động lực phát triển về khoa học và công nghệ của vùng ĐBSCL, lại còn có nhiều trục giao thông chính chạy qua nhất là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là các khu vực gần với các đô thị ven các trục lộ chính.

- Huyện nằm gần với sông Hậu và có nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn, có thể xem là tiềm năng và lợi thế to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

- Bên cạnh những thuận lợi, vị trí địa lý của huyện cũng có những hạn chế cơ bản: Trung tâm huyện nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 10 km, hơn 2/3 diện tích tự nhiên của huyện năm trong vùng giáp nước, nên có nhiều yếu tố tự nhiên, nhất là tình trạng ngập úng, hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.

3.1.2.2 Điều kiện tự nhiên

a. Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau và chia thành 4 tiểu vùng: tiểu vùng 1 có độ cao trên 1,2m (vùng gò), tiểu vùng 2 có độ cao 0,9- 1,2m, tiểu vùng 3 có độ cao 0,6- 0,9m, tiểu vùng 4 có độ cao 0,3- 0,6m.

b. Khí hậu: Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

29

Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5oC). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giời/năm, 6,7 giời/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.

c. Sông ngòi

Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

d. Thủy văn

Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyên Phụng Hiệp chịu tác động mạnh bởi chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây, chế độ dòng chảy chính của sông rạch, chế độ mưa tại chỗ và địa hình.

Thủy triều biển Đông: là chế độ bán nhật triều với 2 thời kỳ triều cường (15 và 01 ân lịch) và 2 thời kỳ triều kém ( 07 và 23 âm lịch) trong mỗi tháng, thời gian mỗi kỳ kéo dài 2 – 3 ngày, đồng thời có 2 đỉnh và 2 chân trong mỗi ngày. Triều biển Đông theo sông Hậu và kênh rạch tác động vào địa bàn khá mạnh ở khu vực ven sông và kênh chính, yếu dần khi vào sâu nội đồng (5 – 10 km), biển độ triều chênh lệch khá lớn (tại trạm Cần Thơ 104 – 169 cm), có tác dụng tốt cho việc tưới tiêu, nhất là với các xã phía bắc huyện Phụng Hiệp.

Thủy triều biển Tây: là chế độ nhật triều có pha bán triều nhưng không rõ nét. Triều biển Tây theo hệ thống sông Cái lớn tác động vào khu vực phía Tây Nam của Phụng Hiệp, do biên độ triều nhỏ (tại trạm Vị Thanh 25- 68 cm), nên tiêu thoát nước chậm.

Dưới tác động của thủy triều biển Đông và thủy triều biển Tây, khu vực giữa huyện ( phía Nam kênh Lái Hiếu và phía Bắc kênh Xáng Nàng Mau) nằm trong vùng giáp nước nên khả năng tiêu thoát nước của khu vực này khá khó khăn, đặc biệt là các tháng mưa lũ

30

3.1.2.3 Xã hội

a. Dân cư

Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người). Bảng 3.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phụng Hiệp năm 2012

Diện tích (km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Thị trấn Cây Dương 14,899 7.541 506 Thị trấn Kinh Cùng 12,005 8.749 729 Thị trấn Búng Tàu 15,185 6.918 456 Xã Phụng Hiệp 17,411 6.545 376 Xã Tân Long 22,085 13.193 597 Xã Long Thạnh 25,760 15.006 583 Xã Thạnh Hòa 33,520 17.875 533 Xã Bình Thành 23,606 9.367 397 Xã Tân Bình 37,661 19.684 523 Xã Hòa An 48,834 16.276 333 Xã Hòa Mỹ 50,021 17.356 347 Xã Hiệp Hưng 54,452 16.729 307

Xã Tân Phước Hưng 42,315 13.334 315

Xã Phương Bình 57,204 15.536 272

Xã Phương Phú 28,696 9.595 334

Tổng 483,659 193.704 400

Nguồn: Niên Giám thống kê huyện Phụng Hiệp 2006-2012

b. Nguồn lao động

Dân số huyện Phụng Hiệp năm 2012 là 193.704 người, với mật độ dân số khá cao là 400 người/km2 nên số người trong độ tuổi lao động đang tăng nhanh.

31

Bảng 3.4: Nguồn lao động của huyện Phụng Hiệp từ 2010-2012

Năm 2010 2011 2012

Người 119.586 121.893 122.781

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp 2006-2012

c. Giao thông

Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.

Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong năm 2012, huyện đã xây dựng được 340.650m2 lộ giao thông; 28 cây cầu bê-tông; duy tu, sửa chữa 61.900 m2 lộ nông thôn; nạo vét 34 công trình thuỷ lợi dài 75.355m, khối lượng tương đương 696.073m3, phục vụ tưới tiêu cho 8.610ha đất nông nghiệp. Hiện, xã điểm Thạnh Hoà đã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới, Phương Bình đạt 6/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt 4 – 5 tiêu chí.

d. Giáo dục

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học.

e. Y tế

Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường,… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.

32

f. Văn hóa thông tin

Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện, phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên. Hệ thống truyền thanh được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.

g. Chính sách xã hội

Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa, lập sổ vàng tiết kiệm…

Trong 6 tháng đầu năm 2013, xây dựng được 21 căn nhà tình nghĩa trị giá 675 triệu đồng; 20 căn nhà tình thương trị giá 641 triệu đồng; đưa 150 đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung tại Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt; giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.776 lao động, đạt 53,48%; đào tạo nghề cho 400 lao động, đạt 23,81%; tổng số đối tượng bảo trợ xã hội là 5.818 đối tượng, đã mua 5.210 thẻ Bảo hiểm y tế với tổng số tiền 2.954 triệu đồng. Kịp thời cấp phát chế độ chính sách cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, hộ nghèo, … đón Tết, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh; Tiến hành cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho 4.363 học sinh, sinh viên với tổng số tiền 1.696.345.500 đồng; triển khai cấp tiền điện quý I, II cho 10.959 hộ nghèo với tổng số tiền 1,971 tỷ đồng; qua tổng hợp sơ bộ điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo, hiện nay toàn huyện có 10.959 hộ nghèo (tăng 04 hộ so với quý I), chiếm tỷ lệ 22,62% (giảm 3,83% so với đầu năm), hộ cận nghèo là 5.910 hộ, chiếm tỷ lệ 12,20%; cấp 61.687 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và cận nghèo.

3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế

Mặc dù trong điều kiện kinh tế của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phụng Hiệp trong năm 2012 tiếp tục phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 14,5%, thu nhập bình quân đạt 16,91 triệu đồng/người, tăng

33

13,52% so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ (hiện tỷ trọng nông nghiệp chiếm 41,13% trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp 31,85%, dịch vụ thương mại 27,02%)

Trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn: Lĩnh vực nông nghiệp

vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế huyện Phụng Hiệp với tổng giá trị sản lượng năm 2012 đạt 3.469 tỷ đồng, tăng 2,13% so với năm 2011.

Diện tích lúa đạt 51.017 ha, năng suất bình quân 6,02 tấn/ha, sản lượng 307.039 tấn, vượt 4,87% so với chỉ tiêu đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2013, lúa đông xuân ruộng thu hoạch 19.507,6/19.500 ha, đạt 100,03% kế hoạch, năng suất bình quân 7,25 tấn/ha, sản lượng 141.430,1 tấn, giá bán từ 4.450- 4.550 đ/kg tại ruộng, với giá lúa như vậy nông dân thu lãi từ 20-22 triệu đồng/ha, mặc dù lúa trúng mùa nhưng nông dân không phấn khởi vì gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, lúa hè thu xuống giống được 19.502,98/19.500 ha, đạt 100,02% kế hoạch và hiện đã thu hoạch được 1.607 ha, năng suất từ 5,6- 6,1 tấn/ha, giá bán từ 3.600 – 3.700 đồng/kg (IR50404), lúa dài 4.100 – 4.200 đ/kg

Phụng Hiệp vẫn giữ vững vị thế là một trong những “vựa” mía của tỉnh Hậu Giang và Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 9.037 ha, tăng 244 ha so với năm 2011, năng suất 105 tấn/ha, sản lượng 994.125 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, mía xuống giống 9.532/9.500 ha, đạt 100,3% kế hoạch, hiện đã thu hoạch được 12,1 ha, giá bán từ 1.400-1.500 đ/kg. Được sự đầu tư của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thi công vùng mía nguyên liệu 5.000 ha cho các xã, thị trấn như : Búng Tàu, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng và Cây Dương. Điều đáng ghi nhận là trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã do nông dân tự nguyện thành lập nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đơn cử như câu lạc bộ trồng mía liên xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng với diện tích khoảng 60 ha, năng suất trên 200 tấn/ha. Hiện, toàn huyện có 9 hợp tác xã nông nghiệp, 26 câu lạc bộ sản xuất và 656 tổ hợp tác kinh tế trong nông nghiệp. Các câu lạc bộ, tổ hợp tác này đã làm khá tốt khâu bơm thoát nước, chủ động thời vụ sản xuất, cũng là những đơn vị tiên phong trong phong trào sử dụng giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013 toàn huyện còn lại 7 HTX, trong đó chỉ có 4 HTX đang hoạt động (Hưng Điền, Bảy Hiền, Quyết Thắng và 26/3), còn lại 3 HTX đã ngưng hoạt động và đang tiến hành lập thủ tục giải thể.

34

Phong trào cải tạo vườn cây ăn trái tiếp tục được người dân thực hiện rầm rộ, trong năm qua, huyện đã trồng mới được 97 ha (chủ yếu là cam, quýt, bưởi, sầu riêng, măng cụt), nâng tổng diện tích cây ăn trái của huyện lên 2.528 ha, chiếm 53,66% diện tích đất vườn toàn huyện, trong đó có 1.933 ha đang cho trái, sản lượng 31.365 tấn.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Phụng Hiệp cũng tăng mạnh, sản lượng 30.694 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nông dân thả nuôi 1.166/3.700

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)