Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 76 - 79)

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là vô cùng cần thiết để có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao về mặt tài chính. Lợi nhuận trong sản xuất mía bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích các yếu tố giá của phân N, P, K nguyên

65

chất, giá giống, chi phí thuốc nông dược, chi phí lao động, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Sau đây là bảng 4.17, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất mía của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value)

Hằng số 69,206** 0,050 LnPN -0,261ns 0,807 LnPP -4,003** 0,063 LnPK -0,564ns 0,565 LnPG 0,675ns 0,818 LnT 0,651*** 0,001 LnLD -2,339*** 0,006 LnHV 0,913* 0,089 TH 1,662** 0,012 Hệ số R2 0,4784 Hệ số F 5,85 Hệ số Prob>F 0,0000

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý

nghĩa.

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, ta thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,4784 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 47,84%.

Khi kiểm định mô hình, ta thấy vì nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ VIF = 1,40 (VIF<<10) nên mô hình hồi quy trên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson =

66

2.099834, sau khi tra bảng ta thấy hệ số d nằm trong khoảng từ dU = 1,894 đến 4-dU = 4-1,894 = 2,106 suy ra mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan. Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), đó là giá chuẩn hóa của phân P (P_value = 0,063),chi phí thuốc (P_value = 0,001), chi phí lao động (P_value = 0,006), trình độ học vấn (P_value = 0,089) và tập huấn kỹ thuật (P_value = 0,012). Còn 3 biến không có ý nghĩa thống kê là giá chuẩn hóa của phân N, K nguyên chất sử dụng với giá trị P_value lần lượt là 0,807, 0,565, giá giống với P_value = 0,818. Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Hệ số ước lượng của biến LnPN không có ý nghĩa thống kê, vì vậy giá của phân đạm nguyên chất không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Mặc dù loại phân này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía và nông hộ thường sử dụng với số lượng lớn. Tuy nhiên, do sự biến động trong mẫu điều tra của giá phân đạm tương đối thấp nên ta có kết quả ước lượng là giá phân đạm không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Hệ số ước lượng của biến LnPP có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị âm nên giá của phân lân nguyên chất có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng mía, khi giá phân lân tăng 1% và giữ nguyên các yếu tố khác thì lợi nhuận của nông hộ có thể giảm đến -4,003%.

Hệ số ước lượng của biến LnPK không có ý nghĩa thống kê, vì vậy, cũng giống như phân đạm, phân kali nguyên chất cũng được nông hộ sử dụng tương đối ít và sự biến động của loại phân này trong mẫu điều tra cũng khá thấp nên những sự biến động của giá phân này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

Hệ số ước lượng của biến LnPG không có ý nghĩa thống kê, điều này chứng tỏ giá giống sẽ không ảnh hưởng tới lợi nhuận của nông hộ, mặc dù giá giống là yếu tố quyết định cho phí giống của nông hộ nhưng giá giống cũng ít biến động giữa các nông hộ do phần lớn nông hộ sử dụng cùng loại giống nên những biến động của giá giống về mặt thống kê sẽ không ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được của nông hộ.

Hệ số ước lượng của biến LnT có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị dương nên chi phí thuốc nông dược được nông hộ sử dụng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuốc tăng 1% thì lợi nhuận có thể tăng đến 0,651%, mặc dù chi phí tăng có thể làm giảm lợi nhuận đạt được nhưng ở đây chi phí thuốc nông dược tăng có nghĩa là lượng thuốc nông dược được dùng nhiều và làm tăng đáng kể đến

67

năng suất mà lượng tăng này tạo ra mức doanh thu lớn hơn cả chi phí mất đi nên chi phí thuốc nông dược sẽ tỷ lệ thuận với lợi nhuận.

Hệ số ước lượng của biến LnLD có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có giá trị âm, điều này cho thấy sự gia tăng chi phí lao động sẽ làm giảm đáng kể đến lợi nhuận đạt được, cụ thể là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1% chi phí lao động thì lợi nhuận sẽ giảm 2,339%. Vì lao động là chi phí chiếm tỷ trọng cao (27,60%) trong tổng chi phí và giá lao động cũng có xu hướng tăng trong những thời gian gần đây nên sự biến động của chi phí lao động sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến lợi nhuận.

Hệ số ước lượng của biến LnHV có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có giá trị dương, điều này cho biết việc trình độ học vấn của nông hộ càng cao có thể làm tăng lợi nhuận đạt được của nông hộ sản xuất mía, vì khi có trình độ cao các nông hộ sẽ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách dể dàng hơn. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi trình độ học vấn tăng 1% thì lợi nhuận có thể tăng đến 0,913%.

Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị dương, yếu tố tập huấn không những có tác động tích cực đến năng suất mà còn tác động đến lợi nhuận của nông hộ, điều này thể hiện ở việc tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận đạt được từ sản xuất mía. Hệ số ước lượng cho biết nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật sẽ có lợi nhuận cao hơn 1,662% so với các hộ không có tập huấn kỹ thuật. Có thể thấy khi tham gia tập huấn giúp nông hộ sử dụng đúng và hợp lý các yếu tố đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất, bên cạnh đó nông hộ có kỹ thuật canh tác tốt hơn nên năng suất cao hơn. Chính vì thế lợi nhuận cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)