Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 38)

Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Nghị quyết số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành hai đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 với 6 đơn vị hành chính là Thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị quyết số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được chia tách làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và Thị xã Tân Hiệp (nay là Thị xã Ngã Bảy).

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực thuộc Trung Ương theo nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị Quyết số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh thành của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km2, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên cả nước, dân số. Về địa hình, tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với 5 tỉnh:

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ - Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng

- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, tỉnh Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam). Đến nay, tỉnh Hậu Giang gồm 7 đơn vị hành chính

22

trực thuộc, trong đó có 2 thị xã (Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy) và 5 huyện (huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp). Cùng với thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, có hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No,…

3.1.1.2 Tình hình nông nghiệp

a. Trồng trọt

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 214.134 ha đạt 101,2 % kế hoạch và tăng 1.396 ha so với năm 2011, năng suất bình quân tăng từ 53 tạ/ha năm 2011 lên 55,1 tạ/ha năm 2012, tổng sản lượng 1.179.889 tấn tăng 5% so với năm 2011 (cao nhất từ trước đến nay) đảm bảo ổn định lương thực trong tỉnh, góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Trong năm đã thực hiện hỗ trợ 120.500 kg lúa nguyên chủng và xác nhận 903.770 kg cho 11.821 hộ dân với kinh phí 14,736 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ khắc phục lũ lụt của Trung ương và Chính phủ Đan Mạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích thu hoạch vụ lúa Đông Xuân 79.948 ha, vượt 2% kế hoạch, năng suất bình quân 7,1 tấn/ha, sản lượng 567.684 tấn, vượt 1,2% kế hoạch và tăng 13.502 tấn so với cùng kỳ. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận khoảng 64,64%, tăng 7,75% so cùng kỳ. Xuống giống vụ lúa Hè Thu được 76.286 ha, đạt 101% kế hoạch. Diện tích thu hoạch Hè Thu sớm 200 ha, năng suất ước 5,6 tấn/ha.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2012

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNN tỉnh Hậu Giang, 2012

- Cây mía: Diện tích 14.195 ha,đạt 101% kế hoạch và tăng 3% so với năm 2011; sản lượng 1.199.349 tấn tăng 7% so với năm 2011. Các nhà máy đường trong tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu 10.274 ha. Giá giá bao tiêu theo hợp

Chỉ tiêu Đông Xuân

2011-2012

Hè Thu 2012

Thu Đông 2012 Diện tích xuống giống (ha) 77.944 77.382 58.808

Năng suất (tạ/ha) 71,1 50,07 40,52

Sản lượng (tấn) 554.176 387.436 238.281 Tỷ lệ giống xác nhận (%) 61,62 62,39 66,55 Chi phí giá thành sản xuất (đồng/kg) 4.172,86 4.459,3 4.709,5

23

đồng (giá sàn) là 900 đồng/kg, 10 CCS tại cầu cảng nhà máy. Giá bán tại ruộng bình quân 850 - 1.000 đồng/kg tùy giống và trữ đường. Niên vụ mía năm 2013 trồng được 14.007,5 ha, vượt 1,5% so kế hoạch.

- Cây ăn quả: Tổng diện tích 26.109 ha tăng 3% so với năm 2011, diện tích tăng tập trung nhiều là cây có múi, với diện tích hiện có 10.789 ha, trong đó cam sành 6.863 ha; cây khóm 1680 ha; cây ăn quả khác 13.631 ha. Tổng sản lượng 202.620 tấn tăng 12% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, cây ăn quả 28.008 ha, đạt 94,4% kế hoạch và tăng 1.899 ha so với cùng kỳ; sản lượng ước 156.545 tấn, đạt 57% kế hoạch.

- Cây rau màu các loại: Toàn tỉnh gieo trồng được 16.173 ha tăng 6%

so với năm 2011. Cơ cấu cây trồng vẫn thay đổi theo hướng những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được người dân tập trung trồng như dưa hấu, gừng, đậu lấy hạt,… Năng suất bình quân 11 tấn/ha. Sản lượng 177.730 tấn tăng 9% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích gieo trồng rau màu 15.397 ha, đạt 65,7% kế hoạch, đã thu hoạch 7.001,5 ha, năng suất bình quân ước: bắp 6,5 tấn/ha, rau đậu các loại 20 tấn/ha, đậu xanh 1,5 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 135.690 tấn, đạt 49,4% kế hoạch.

b. Chăn nuôi

Năm 2012, sản xuất chăn nuôi nhiều khó khăn: dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp; việc sử dụng chất cấm ở các địa phương khác gây tâm ý lo ngại cho người tiêu dùng, làm suy giảm sức mua; giá nhiên, nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm thấp, nhất là giá heo hơi nên chăn nuôi trong các hộ gia đình có xu hướng giảm mạnh, ngành đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nên đàn chăn nuôi được bảo vệ tốt, dịch bệnh được khống chế không xảy ra. Trong năm, ngành đã chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển chăn nuôi từng bước nâng tỷ trọng chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo số liệu điều tra tại thời điểm 01/10/2012 so với thời điểm điều tra cùng kỳ như sau: đàn heo 115.459 con giảm 1,9%, trong đó có 97.978 con heo thịt, 17.218 con heo nái và 263 con đực giống). Trang trại chăn nuôi heo (quy mô heo cái sinh sản trên 20 con hoặc heo thịt trên 100 con) có 33 trại/ 8.614 con, trong đó: chăn nuôi heo gia công 06 trại/ 6.500 con; Đàn trâu: 1.890 con giảm 6%; đàn bò 1.492 con giảm 12%; đàn thỏ 517 con và đàn dê 287 con; đàn gia cầm 3.917.480 con tăng 6,2%, trong đó: gà 1.075.300 con, vịt 2.721.120 con và 121.060 con vịt xiêm, ngỗng. Trang trại chăn nuôi gia cầm (quy mô trên 2.000 con): Có 24 trại/ 319.909 con, trong đó, chăn nuôi gà gia công 19 trại/ 291.000 con.

24

Chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2013, gia súc gia cầm phát triển tương đối ổn định, đàn heo: 114.303 con, đạt 87,4% kế hoạch; đàn trâu, bò 3.405 con, đạt 93% kế hoạch, đàn gia cầm 3.437.140 con, đạt 86% kế hoạch, trong đó, đàn gà: 1.067.200 con; đàn vịt 2.369.940 con gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp, giá thành tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ. Dịch cúm gia cầm xuất hiện trên đàn gà ở huyện Phụng Hiệp, với tổng đàn nuôi 1.070 con, đã được khống chế và không lây lan ra diện rộng. Các bệnh khác như: lở mồm long móng, tai xanh không xảy ra.

3.1.1.3 Cơ sở hạ tầng

Công tác thủy lợi tiếp tục được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất,đời sống người dân.Năm 2012, ngành đã triển khai thực hiện các công trình dự án quan trọng như Bờ kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 2, hệ thống đê bao Long Mỹ -Vị Thanh,… Tổng nguồn vốn 191.579 triệu đồng. Khối lượng thực hiện 228.237 triệu đồng, đạt 121% KH vốn, giải ngân đến ngày 31/12/2012: 184.267 triệu đồng, đạt 96% kế hoạch vốn. Trong năm 2012, từ nguồn vốn hỗ trợ khắc phục lũ lụt của Trung ương, ngành đã triển khai các dự án sau:

- Xây dựng hệ thống đê bao vùng nguyên liệu mía 2.380/5.000 ha, bao gồm: xã Hiệp Hưng (1.015 ha), Tân Phước Hưng (945 ha) và Hòa An (420 ha).Khối lượng thực hiện ước đạt 70% (Hiệp Hưng 90%, Tân Phước Hưng 60% và Hòa An 60% khối lượng).

- Xây dựng hệ thống đê bao vườn cây ăn trái 2.000 ha huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, vốn đầu tư 10 tỷ đồng, đã thực hiện hoàn thành 100%. Tổng khối lượng thủy lợi thực hiện trong năm 2012 được 5.661.565 m3. Diện tích có đê bao khép kín 46.000,4 ha. Trong đó: 29.514,6 ha đạt tiêu chí 3.1 và 16.485,8 ha đạt tiêu chí 3.2. Tổng kinh phí 169.903 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 60.544,3 triệu đồng, chiếm 35,6%.

3.1.1.4 Chuyển giao khoa học kỹ thuật

Tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo đầu bờ, tọa đàm với dân được 1.640 lớp có 50.108 lượt người tham dự với các nội dung phòng trừ dịch hại trên lúa, cây trồng khác, 3 giảm 3 tăng, an toàn trong sử dụng thuốc BVTV, lai tạo, bảo tồn giống…; 02 lớp tập huấn về giống cây trồng với 106 lượt tham dự của các cá nhân, đại diện cơ sở sản xuất giống, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Tọa đàm trực tiếp với dân. Lũy kế đến hết năm 2012 có 283.570 lượt nông dân đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật;

25

74.560 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; 35.807 hộ có sản xuất doanh giỏi, trong đó 7.167 hộ có mô hình đạt doanh thu trên 100 triệu/ha/năm. Trong năm 2012, đã xây dựng 30 mô hình “sử dụng nấm xanh trong quản lý rầy nâu” với diện tích ứng dụng 450 ha (15 ha/điểm); 20 mô hình cánh đồng “3 giảm, 3 tăng” với diện tích 30 - 40 ha/điểm; Theo dõi ghi nhận thực hiện bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo sự phát sinh phát triển của sâu bệnh trên lúa và các loại cây trồng, để khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp. Xây dựng lịch thời vụ sản xuất lúa để khuyến cáo và chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt; thực hiện điều tra định kỳ tình hình sâu bệnh trên lúa 7 ngày/lần, báo cáo tiến độ sản xuất 10 ngày/lần, theo dõi ghi nhận thực hiện bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo sự phát sinh phát triển của sâu bệnh trên lúa và các loại cây trồng, để khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp; Kết hợp Đài phát thanh truyền hình Hậu Giang dự báo tình hình sâu bệnh trên đài truyền hình vào đêm chủ nhật hàng tuần. Kết hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên động, thực vật các huyện, thị xã kiểm tra tình hình diễn biến rầy nâu, bệnh đạo ôn,… để có biện pháp phòng trị kịp thời.

3.1.1.5 Xây dựng nông thôn mới

Sau 02 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể như sau:

- Tổ chức phát động Phong trào thi đua “Cả nước Chung sức xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ; Các sở, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, các xã đều đã triển khai phát động, đã nâng cao được hiểu biết và nhận thức của cán bộ và quần chúng nhân dân về Chương trình. Các sở, ban ngành tỉnh được phân công phụ trách, hướng dẫn các tiêu chí cũng đã cập nhật và có những hướng dẫn sửa đổi, bổ sung kịp thời cho các địa phương.

- Công tác đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức về xây dựng nông thôn mới: đã mở được 51 lớp tập huấn cho 3.150 lượt học viên từ tỉnh đến cơ sở tham dự; 90.000 bộ tài liệu hỏi đáp tuyên truyền rộng rãi đến bà con nông dân; cắm 50 pano, 4.500 áp phích, tổ chức tọa đàm 6.444 cuộc với 265.400 lượt người tham dự, có thể nói tạo được ý thức rộng rãi từ nội bộ ra quần chúng nhân dân.

- Tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm 2010 - 2012 về xây dựng nông thôn mới, đến nay 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới đã đạt 10 - 11 tiêu chí (KH 13 - 17 tiêu chí), điển hình như xã Tân Tiến, Đại Thành, Vị Thanh, Vĩnh Viễn là những xã đạt trên 13 tiêu chí; 43 xã còn lại đạt từ 3 - 4 tiêu chí (KH 7 - 10 tiêu chí), bình quân nhiều xã đã đạt thêm từ 2 đến 3 tiêu chí so với cùng kỳ.

26

Bảng 3.2: Các tiêu chí đạt được của 11 xã điểm của tỉnh Hậu Giang Số TC đạt so với 19 TC STT Huyện/thị/ thành phố Xã Năm 2011 Năm 2012 1 Tân Tiến 12 17 2 Tp. Vị Thanh Vị Tân 8 11 3 Vị Thanh 11 14 4 H. Vị Thủy Vị Thủy 5 9 5 Vĩnh Viễn 8 12 6 H. Long Mỹ Thuận Hưng 10 11 7 Trường Long Tây 7 10 8 H. Châu Thành A Nhơn Nghĩa A 7 11 9 H. Châu Thành Đông Thạnh 8 13 10 H. Phụng Hiệp Thạnh Hòa 8 11 11 Tx. Ngã Bảy Đại Thành 11 15

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNN Hậu Giang, 2012

- Về phát triển sản xuất: Trong năm 2012 thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất chủ yếu tập trung cho 11 xã điểm gồm: 10 máy gặt đập liên hợp, 140 công cụ gieo hạt thẳng hàng, 92 máy phun thuốc gắn với xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn; 2.200 cây dừa dứa giống, 64,5 tấn mía giống mới. Với tổng kinh phí 1.735 triệu đồng. Những mô hình này được người dân đồng tình ủng hộ và sẽ là mô hình điểm để nhân rộng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)