Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 52 - 56)

4.1.1.1 Đặc điểm nhân khẩu

Nông hộ được điều tra từ 3 xã: Hiệp Hưng, Phụng Hiệp và Tân Phước Hưng. Trong đó, xã Hiệp Hưng có 30 hộ (chiếm 50%), xã Phụng Hiệp có 18 hộ (chiếm 30%), còn lại là 12 hộ của xã Tân Phước Hưng, chiếm 20% tổng số hộ. Đặc điểm về nhân khẩu của hộ được mô tả trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Đặc điểm về nhân khẩu của hộ trong mẫu điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi chủ hộ Tuổi 28 81 48,83 10,88

Số nhân khẩu Người/hộ 2 7 4,4 1,061

Số lao động Người/hộ 1 6 2,7 1,094

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Qua bảng 4.1, ta thấy chủ hộ có độ tuổi trung bình là 48,83 tuổi. Chủ hộ cao tuổi nhất là 81 tuổi và thấp nhất 28 tuổi. Số người trung bình mỗi hộ là 4,4 người, cao nhất là hộ có 7 người và thấp nhất là hộ có 2 người. Phần lớn số nhân khẩu của hộ đều tham gia trực tiếp vào quá trình lao động. Trung bình mỗi hộ có 2,7 người tham gia sản xuất mía. Theo điều tra, lực lượng trực tiếp sản xuất mía vẫn chỉ là chủ hộ- người có độ tuổi tương đối cao. Lực lượng lao động là thanh niên tham gia sản xuất mía tương đối ít, họ thường chọn nhóm ngành nghề khác để làm việc khi có đủ khả năng lao động. Qua đó, xu hướng về khả năng hộ phụ thuộc vào lao động thuê ngày càng lớn do độ tuổi của lực lượng lao động chính sản xuất mía ngày càng cao và không thể đáp ứng yêu cầu phức tạp và vất vả của sản xuất mía.

4.1.1.2 Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Tuy ngành sản xuất mía không đòi hỏi tính chuyên môn cao nhưng dựa vào trình độ học vấn của mình thì người nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất mía hơn, người nông dân nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh, tính toán và sử dụng hợp

41

lí lượng phân bón góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho mùa vụ, tăng cao năng suất và lợi nhuận. Vì vậy trình độ học vấn của lao động có ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc sản xuất mía của nông hộ. Bảng dưới đây cho biết trình độ học vấn của các lao động chính trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ (%) Không học 4 6,67 Cấp I 10 16,67 Cấp II 32 53,33 Cấp III 14 23,33 Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy trình độ học vấn của lao động chính tương đối thấp, số lao động tham gia sản xuất không học chiếm 6,67%, học cấp I chiếm khoảng 16,67%, cấp II chiếm 53,33% và còn lại là cấp III chiếm 23,33%. Hiện nay được sự quan tâm của chính quyền địa phương nên cuộc sống của người nông dân được nâng lên đáng kể, các phương tiện thông tin đại chúng được áp dụng rộng rãi, các chương trình tập huấn được diễn ra thường xuyên đã giúp người nông dân có đủ điều kiện nắm bắt thông tin, nâng cao trình độ, nắm bắt vấn đề nhanh hơn, việc sản xuất mía nhiều năm giúp họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, họ đã chọn được loại giống thích hợp với đất đai, tính toán hợp lí liều lượng phân bón, nông dược và kỹ thuật chăm sóc mía cũng ngày một tốt hơn.

4.1.1.3 Kinh nghiệm sản xuất

Số năm kinh nghiệm được thể hiện qua số năm mà nông hộ sản xuất, nông hộ sản xuất càng lâu năm sẽ tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm sản xuất góp phần rất lớn vào hiệu quả sản xuất của nông hộ. Đa số các nông hộ đều có nhiều thâm niên trong sản xuất, trung bình có khoảng 17,3 năm kinh nghiệm sản xuất, cao nhất là khoảng 40 năm và thấp nhất là khoảng 3 năm. Bởi trồng mía là ngành nghề đặc thù có tập quán rất lâu đời của nông dân vùng này, nên họ đã tích lũy khá nhiều năm kinh nghiệm. Bảng 4.3 dưới đây trình bày số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trong mô hình nghiên cứu.

42 Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm

Số năm kinh nghiệm Số hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 10 năm 6 10

Từ 10 đến 20 năm 33 55

Trên 20 năm 21 35

Tổng 60 100

Trung bình 18,25

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Số liệu bảng 4.3 cho ta thấy kinh nghiệm sản xuất của nông hộ ở đây rất phong phú: số năm kinh nghiệm trên 20 năm chiếm tỷ lệ khá cao 35% (21 hộ), tiếp theo là các nông hộ có số năm kinh nghiệm sản xuất từ 10- 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 55% (33 hộ) và các nông hộ có số năm kinh nghiệm sản xuất thấp nhất là dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 10% (6 hộ). Điều này chứng tỏ cây mía đã gắn liền với người dân lâu năm và nó là cây trồng quan trọng không thể tách rời cuộc sống người dân.

4.1.1.4 Diện tích đất và thu nhập của hộ trong mẫu điều tra

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ và các khoản thu nhập cũng có sự chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Diện tích đất sở hữu và diện tích đất sản xuất mía trung bình tương đối lớn so với qui mô nông hộ. Các khoản thu nhập trung bình chưa cao, cho thấy mức sống của nông hộ còn nhiều khó khăn và chưa ổn định. Sau đây là bảng 4.4, mô tả diện tích đất sở hữu, đất sản xuất mía và thu nhập của mẫu điều tra.

43

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu về diện tích và thu nhập của nông hộ trong mẫu điều tra Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhât Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích đất sở hữu (1.000m2/hộ) 2 30 8,57 5,99 Diện tích đất sản xuất mía (1.000m2/hộ) 2 30 7,55 5,07 Thu nhập từ sản xuất mía (ngàn đồng/hộ) 18.286 501.600 84.742 69.679 Thu nhập khác (ngàn đồng/hộ) 0 25.000 1.800 4.646 Tổng thu nhập cả năm (ngàn đồng/hộ) 18.286 501.600 86.542 70.676 Tỷ trọng thu nhập từ sản xuất mía/tổng thu nhập cả năm

0,81 1,00 0,98 0,04

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực tế tháng 9/2013

Qua bảng 4.4, ta thấy trung bình mỗi hộ có đến 8,57 ngàn m2 đất sở hữu. Theo điều tra, diện tích đất sở hữu của các hộ có sự chênh lệch lớn, hộ có ít đất nhất trong mẫu có khoảng 2 ngàn m2 đất và có nhiều hộ có diện tích đất tương đối lớn, với diện tích lớn nhất là khoảng 30 ngàn m2. Diện tích đất sản xuất mía trung bình mỗi hộ là 7,55 ngàn m2, xấp xỉ giá trị diện tích đất sở hữu trung bình. Vì vị trí địa lý đặc biệt của huyện Phụng Hiệp là hay ngập lụt và một số vùng đất thấp chứa phèn. Do đó các nông hộ thích hợp chủ yếu với cây mía và nông hộ sản xuất mía ít chuyển đổi sang sản xuất cây trồng hay vật nuôi khác.

Tổng thu nhập trung bình mỗi hộ là 86.542 ngàn đồng. Hộ có thu nhập lớn nhất là 501.600 ngàn đồng và thấp nhất 18.286 ngàn đồng. Trong tổng thu nhập, thu nhập từ sản xuất mía trung bình mỗi hộ là 84.742 ngàn đồng. Hộ có thu nhập cao nhất đạt 501.600 ngàn đồng và thấp nhất là 18.286 ngàn đồng. Bên cạnh nguồn thu nhập từ sản xuất mía, nông hộ còn có các nguồn thu nhập từ sản xuất các loại cây trồng xen canh khác. Số hộ có thu nhập khác ngoài sản xuất mía là 18 hộ (chiếm tỷ trọng 30% tổng số hộ). Hộ có thu nhập khác ngoài sản xuất mía lớn nhất đạt 25.000 ngàn đồng. Những hộ có thu nhập khác ngoài trồng mía lớn là những hộ có điều kiện sản xuất tốt. Có đến 42 hộ (chiếm 70% tổng số hộ) không có thu nhập khác ngoài sản xuất mía. Đây là

44

những hộ có ít lao động, diện tích sản xuất mía tương đối lớn nên chỉ tập trung vào sản xuất mía. Tỷ lệ so sánh thu nhập từ sản xuất mía/tổng thu nhập cả năm trung bình đến 0,98 lần. Trong 1 triệu đồng tổng thu nhập của nông hộ thì có đến 0,98 triệu đồng thu nhập từ sản xuất mía. Vì vậy, thu nhập từ sản xuất mía rất quan trọng và là thu nhập chính của nông hộ sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mía ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)