Nguyên nhân làm giá xăng dầu biến động không ngừn gở trong nước ta

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu vĩnh long (Trang 55 - 56)

trong nước ta

Vì phần lớn xăng dầu tại Việt Nam là nhập khẩu nên ngoài những tác

động đến giá xăng dầu thế giới thì sau đây là một số yếu tố tác động đặc trưng riêng lên giá xăng dầu trong nước.

o Tác động của chính sách tỷ giá đến giá xăng dầu: Việc giao dịch nhập khẩu xăng dầu đều được tính bằng đôla Mỹ, điều này có nghĩa chính sách tỷ giá tác động trực tiếp lên giá cả xăng dầu trong nước. Năm 2011 do tỷ

giá ngoại tệ tăng đã làm cho giá xăng do trong nước tăng lên một cách đột phát, làm người dân và doanh nghiệp không khỏi ngỡ ngàng, trên đà tăng giá như thế và không thể giảm xuống được nữa.

o Tác động của lạm phát lên giá xăng dầu: Lạm phát ở nước ta luôn

được xem là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Nó tác động lên giá cả xăng dầu là điều không tránh khỏi. Lạm phát làm xói mòn giá trị thanh toán của

đồng tiền hay giảm sức mua hàng hóa của đồng tiền, gây ra những tác động dây chuyền đối với nền kinh tế. Giả sử, ngay khi giá xăng dầu không thay đổi, nhưng lạm phát trong nước gia tăng, hạn chế sức mua của đồng tiền thì rõ ràng xăng dầu không khác nào đã lên giá trong bối cảnh lạm phát leo thang.

o Tác động từ sự giới hạn của một số lượng nhà nhập khẩu xăng dầu lên giá xăng dầu: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu, phân phối xăng dầu trên toàn quốc có hơn 10 nhà nhập khẩu xăng dầu là đầu mối, petrolimex vẫn là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất ở nước ta, có khoảng 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu ở nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường. Cơ chế xăng dầu một giá trên cả nước là do sựđiều tiết có qui mô của Nhà nước cũng như nhóm các nhà nhập khẩu xăng dầu. Nhưng cũng chính vì cơ chế một giá này đã phát sinh những bất cập, thiếu sót trong việc quản lý và điều tiết hoạt động kinh doanh bán buôn của các đại lý thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế khi có sự biến động của giá xăng dầu trên thị trường.

o Tác động do chính sách, môi trường kinh doanh còn hạn chế: Chính sách nhà nước về giá tạo tâm lý ỷ lại, tạo ra môi trường kinh doanh thiếu tính cạnh tranh bình đẳng, thiếu sáng tạo. Thiếu thị trường kỳ hạn, giao sau cho hàng hóa trong nước, chất xúc tác cần thiết cho việc phát triển viêc ứng dụng các công cụ phòng tránh rủi ro như hợp đồng kỳ hạn, giao sau cho xăng dầu phát triển.

o Tác động của yếu tố lịch sử, địa lý, công nghệ: Tác động của ý thức kinh tế tập trung bao cấp vẫn còn, bên cạnh trình độ công nghệ còn hạn chế

phục vụ cho công tác thăm dò, tận dụng nguồn nguyên liệu thô sẵn có trong nước. Việc ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quất trong những năm 2010 đã cho thấy Đảng và Nhà nước đã và đang có những chiến lược lâu dài nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên xăng dầu của quốc gia để phụ vụ nhu cầu, lợi ích của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nhập khẩu xăng dầu. Qua đó giảm sự tác động do biến động của giá cả xăng dầu nhập khẩu lên nền kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu vĩnh long (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)