Các số liệu và dữ liệu liên qua đến hoạt động phân tích chủ yếu thu thập từ các bài báo cáo của Công ty, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả
kinh doanh, sử dụng thông tin của một số trang web trên mạng, sách báo, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong công ty.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp khảo sát thực tế
Xem xét nghiên cứu các bảng số liệu của công ty giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình hoạt động thực tế của công ty, từđó tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của công ty.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ
tiêu, các hiện tượng kinh tếđã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tựđể xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.
- So sánh xu hướng: đây là phương pháp sử dụng để phân tích các chỉ số
tài chính, so sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài Lợi nhuận ròng ROE = Tổng tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu x Chia ROE ROA Hệ số vốn chủ sở hữu ROS Vòng quay tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản
Nhân
Nhân
chính, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào
để có biện pháp kịp thời
- So sánh bằng số tuyệt đối
+ Số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sởđể tính toán các loại số liệu khác.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
2.2.2.3. Phương pháp loại trừ
Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Gồm 2 phương pháp:
Phương pháp thay thế liên hoàn
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: Nếu Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: A1 – A0 = ∆A
Bước 2: Thiết lập mối quan của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích: Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a . b . c
Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc Thế lần 1: a1.b0.c0
Thế lần 2: a1.b1.c0 Thế lần 3: a1.b1.c1
Có bao nhiêu nhân tốảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0- a0.b0.c0= ∆Aa
+ Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0- a1.b0.c0= ∆Ab
+ Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1- a1.b1.c0= ∆Ac
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ∆Aa + ∆Ab + ∆Ac = ∆A
Phương pháp số chênh lệch
Tuân thủ đầy đủ các bước của thay thế liên hoàn, chỉ khác khi xác định ảnh hưởng của từng nhân tố:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a: = (a1-a0) .b0.c0
+ Ảnh hưởng của nhân tố b: = a1.(b1 –b0) .c0
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU VĨNH LONG 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Xăng dầu Vĩnh Long có tiền thân là Công ty Vật Tư Tổng Hợp Vĩnh Long, đươc thành lập theo quyết định số 360/VT.QĐ ngày 26 tháng 03 năm 1976 của bộ vật tư.
Đây là thời gian bao cấp nên nhiệm vụ chủ yếu của công ty là phân phối vật tư cho các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long.
Đến ngày 25 tháng 04 năm 1994, căn cứ quyết định 95/CP ngày 03 tháng 12 năm 1993 của Chính Phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tổ
chức bộ máy của Bộ Thương Mại. Căn cứ thông báo số 52/TB ngày 12 tháng 04 năm 1993 của Văn phòng Chính Phủ về việc Thủ Tướng Chính Phủđồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước, đồng ý theo đề nghị của ông Vụ
Trưởng Tổ Chức Cán Bộ và ông Giám Đốc Công ty Vật Tư Tổng Hợp Vĩnh Long. Bộ Trưởng Bộ Thương Mại quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước cho Công ty Vật Tư Tổng Hợp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Tên giao dịch: Công ty Xăng dầu Vĩnh Long.
- Trụ sở: 114 Lê thái tổ – phường 2 –Thành Phố Vĩnh Long. - Điện thoại: 070.822505 – 070.823598.
- Fax: 070.824334.
- Mã số thuế: 1500207131.
- Ngành nghề kinh doanh: mua bán xăng, dầu, nhớt, gas - Vốn thành lập ban đầu: 4.305.500.000 đồng.
+ Vốn cốđịnh: 1.608.000.000 đồng. + Vốn lưu động: 2.697.500.000 đồng.
Hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty đã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Công ty đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì theo Quyết định số 73/QĐ-CTN ngày 17/01/2011 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giai doạn 2005-2007 theo quyết định số 885QĐ/ TTg ngày 10/07/2008 đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Công ty đã được tổ chức QUACERT chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và đang xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 về bảo vệ môi trường.
Mục đích kinh doanh của công ty là: mua bán, trao đổi xăng, dầu và sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong tỉnh, phấn đấu có doanh số và lợi nhuận cao để góp phần nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo ổn
định đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, đồng thời tạo tích lũy để
phát triển kinh doanh.
Hiện tại công ty thuộc Tổng Công ty xăng Dầu Việt Nam, kinh doanh xăng, dầu là chính, ngoài ra còn kinh doanh thêm vật liệu điện, dầu nhờn, gas. Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi kết quả kinh doanh của công ty.
3.2. CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY
Công ty xăng dầu Vĩnh Long là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xăng Dầu Việt Nam. Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về việc kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và các vật tư khác nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, an ninh quốc phòng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và vùng lân cận.
Công ty là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chếđộ hạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng.
3.3. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 3.3.1. Nhiệm vụ 3.3.1. Nhiệm vụ
Thực hiện nghiêm chỉnh các chếđộ hoạch toán kinh tế nhằm sử dụng tốt hợp lý các tài sản và lao động, vật tư, tiền, hang. Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của nhà nước, bảo đảm phát triển vốn của doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh được Tổng công ty phê duyệt.
Chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thường xuyên chủ động áp dụng các chính sách khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Từng bước hoàn thiện và nâng cao cơ sở khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Mở rộng thị
trường và bảo vệ môi trường.
Thực hiện chế độ lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, các chế độ
Quản lý chỉđạo trực tiếp các đơn vị trực thuộc thực hiện tố kế hoạch của công ty thực hiện tốt các quy định của nhà nước.
3.3.2. Quyền hạn
Được quyền ký hết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và các hợp
đồng khác thuộc phạm vi nhiệm vụ kinh doanh với các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước.
Được quyền quản lý, sử dụng lao động, tiền vốn tài sản của công ty theo chếđộ chính sách hiện hành của Nhà nước.
Thực hiện quyết định của Tổng công ty về phương thức kinh doanh, giá bán hang hóa là xăng dầu. Các nguồn vật tư khác công ty được định giá theo nguyên tắc có lãi hợp lý phù hợp với chính sách Nhà nước.
3.3.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty: Thương mại và dịch vụ
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và các vật tư khác, tổng đại lý Bảo hiểm Petrolimex.
Sản phẩm chính của công ty: xăng Mogas 92, Mogas 90, dầu Diesel, dầu hoả, Mazút (xăng dầu sáng ), những sản phẩm này được dùng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, cho các quá trình chế biến, xây dựng, khai thác, phát điện... Đây là mặt hàng chiến lược không những có tính chất quyết
định đến sự sống còn của công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội.
Sản phẩm phụ của công ty là: dầu mỡ nhờn và dịch vụ vận chuyển nhiên liệu lỏng. Doanh số bán ra của những sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ
khoảng 1,65% (năm 2009 ) trong tổng doanh số bán ra.
3.4. CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH DÂN SỰ
3.4.1. Cơ cấu công ty
- Công ty hoạt động theo chếđộ một thủ trưởng, cấu trúc hoạt động theo mô hình trực tuyến.
- Cơ quan quản lí cao nhất là Ban giám đốc
+ Đứng đầu Ban giám đốc là Giám đốc. Giám đốc do Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm; là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật cũng như các cơ quan quản lí của Nhà nước.
+ Hai Phó Giám đốc, là người giúp việc cho Giám đốc. Các Phó Giám
đốc được Giám đốc phân công phụ trách một số công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc thứ nhất: Là người chịu trách nhiệm về bán lẻ tại các cửa hàng. Phó giám đốc thứ hai: Là người phụ trách kinh doanh bán buôn tại Công ty.
Dưới quyền Ban giám đốc là các phòng, ban làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao và cũng chịu trách nhiệm trước Giám Đốc.
(Nguồn: Phòng quản lý hành chính)
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long
3.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
3.4.2.1. Ban Giám Đốc
Ban giám đốc điều hành và quyết định tất cả các hoạt động của công ty. Giám đốc có quyền tổ chức bộ máy kinh doanh, quản lí việc bố trí cơ
cấu nhân sự, trực tiếp điều hành kinh doanh, quản lí và kiểm tra hoạt động ở
các phòng ban khác trong công ty. Đồng thời Ban Giám đốc có trách nhiệm về
về kết quả kinh doanh trong kỳ và phải báo cáo về Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam thường niên.
Phó giám đốc có trách nhiệm trợ giúp Giám đốc thực hiện các hoạt động trong phạm vi được phân công phụ trách, có nhiệm vụ quản lí điều hành các bộ phận trực thuộc, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Ban giám đốc Phòng kinh doanh Đội tải Phòng kế toán tài chính Phòng quản lý kỹ thuật Kho xăng dầu Cửa hàng xăng dầu TP Vĩnh Long Cửa hàng xăng dầu huyện Trà Ôn 30 cửa hàng bán lẻ xăng dầu Cửa hàng thiết bị 13 cửa hàng bán lẻ Phòng tổ chức hành chính 9 điểm bán lẻ
3.4.2.2. Phòng kinh doanh.
Chức năng và nhiệm vụ
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức quản lí công tác tiêu thụ xăng dầu, các sản phẩm phụ, quản lí hàng tồn kho, quản lí giao dịch với khách hàng; phải thường xuyên quan hệ với cơ quan chủ quản và tiếp nhận kế hoạch hướng dẫn của Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, thường xuyên phản ánh và xin ý kiến chỉ đạo của UBND Tỉnh, Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, đồng thời báo cáo những khó khăn trong công tác kinh doanh và định hướng kinh doanh định kỳ lên cho Ban Giám đốc.
Quyền hạn
Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.
Được ký kết các hợp đồng mua bán với nhà cung ứng và khách hang.
Được quyền kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện số lượng bán ra, mua vào, giá bán, tình hình thực hiện so với kế hoạch đề ra để có chính sách điều chỉnh hợp lý.
Được quyền yêu cầu các phòng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để
phục vụ quá trình kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
3.4.2.3. Phòng quản lý kỹ thuật.
Chức năng và nhiệm vụ
Phòng quản lí kĩ thuật có trách nhiệm thực hiện việc trang bị, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, các trang thiết bị kinh doanh, các phương tiện vận tải thuỷ bộ, thực hiện định mức kỹ thuật trong vận chuyển, dự trữ khấu hao, bảo quản hàng hoá.
Quyền hạn
Được quyền yêu cầu các đơn vị khác phối hợp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
Được đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt
động của công ty.
Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục
đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.
Ký văn bản hành chính, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để thực hiện các công việc được phân công, theo sự ủy quyền của Giám đốc.
Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng.
3.4.2.4. Phòng kế toán tài chính
Chức năng và nhiệm vụ
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lí tài chính, kế
toán của công ty như: tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của toàn công ty, báo cáo quyết toán mỗi quý cho Giám đốc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong kỳ.
Quyền hạn
Phòng Tài chính kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế
toán.
Phòng Kế toán tài chính tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán, thống kê gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý của công ty.
Tổ chức thu thập xử lý kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạt động của công ty.
Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộđơn vị.