THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BẮP NON Ở XÃ HỘI AN, HUYỆN CHỢ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 42)

CHỢ MỚI

Bắp non là một trong những cây trồng chủ lực của xã Hội An, với diện tích gieo trồng hàng năm khá lớn đứng thứ hai trên toàn huyện Chợ Mới chỉ sau xã Mỹ An. Diện tích gieo trồng biến động hằng năm do thời tiết, khí hậu, và đặc điểm tự nhiên trên địa bàn. Diện tích, năng suất, sản lượng bắp non ở xã Hội An qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng sau:

33

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng bắp non của xã Hội An năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Năm 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 1.145 710 1.195 1.041 -435 -37,99 485 68,31 Sản lượng (tấn) 5.038 3.195 5.019 4.789 -1.843 -36,58 1.824 57,09 Năng suất (tấn/ha) 4,4 4,5 4,2 4,6 0,1 2,27 -0,3 -6,67

( Nguồn : Báo Cáo về nông nghiệp của trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Chợ Mới)

Qua bảng số liệu trên có thể nhìn thấy diện tích, năng suất, sản lượng bắp non biến động qua các năm, cụ thể:

Giai đoạn 2010 – 2011 : Về diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 710 ha tốc độ tăng trưởng giảm 37,99% so với năm 2010 cụ thể giảm 435 ha so với năm 2010 (1.145 ha). Sản lượng năm 2011 đạt 3.195 tấn giảm 1.843 tấn so với năm 2010 (5.038 tấn), tốc độ tăng trưởng giảm 36,58%. Về năng suất năm 2011 đạt cao hơn so với năm 2010 là 0,1 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng đạt 2,27% so với cùng kỳ.

Giai đoạn 2011 – 2012: diện tích gieo trồng năm 2012 tăng khá nhiều so với năm 2011, cụ thể tăng 485 ha so với năm 2011 (710 ha) đạt 1.195 ha với tốc độ tăng trưởng là 68,31%. Về sản lượng năm 2012 đạt 5.019 tấn tăng 1.824 tấn so với năm 2011 (3.195 tấn), với tốc độ tăng trưởng 57,09%. Năng suất bắp non năm 2012 giảm 0,3 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng giảm 6,67% so với năm 2011 (4,6 tấn/ha).

Nhìn chung các nông hộ trồng bắp trên địa bàn xã Hội An chủ yếu trồng luân canh với các loại cây khác như: lúa, ớt, khoai môn… nên diện tích gieo trồng qua các năm tăng giảm liên tục. Điển hình là năm 2011 diện tích gieo trồng giảm đáng kể do thời tiết diễn biến thất thường và do nhiều nông hộ trồng bắp non chuyển sang trồng các cây trồng khác với mục đích là cải tạo đất trồng và tăng năng suất cho cây trồng. Về năng suất bình quân của trạm Bảo Vệ Thực Vật cung cấp hàng năm ước đạt 4,4 – 4,6 tấn/ha, tuy nhiên trong năm 2012 mặc dù diện tích gieo trồng lớn nhưng năng suất lại giảm đáng kể

34

chỉ còn 4,2 tấn/ha; do năm 2012 toàn xã bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 6 gây nhiều thiệt hại cho nhân dân; khiến nhiều hộ thất mùa, năng suất kém. 6 tháng đầu năm 2013 diện tích gieo trồng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu thị trường, thời gian trồng ngắn hơn so với cây khác nên nhiều nông hộ đã chuyển diện tích trồng của các loại cây khác sang trồng bắp non.

35

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BẮP NON Ở XÃ HỘI AN, HUYỆN CHỢ MỚI – TỈNH AN GIANG 4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ TRỒNG BẮP NON TẠI XÃ HỘI AN

4.1.1 Nguồn lực lao động

Nguồn lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, lao động gia đình tham gia hầu hết các khâu từ làm đất, bơm nước, bón phân, xịt thuốc và thu hoạch…do vậy khi nói đến làm nông lao động nam vẫn là lao động chính trong quá trình sản xuất; lao động nữ chủ yếu là vợ hoặc con của chủ hộ chỉ tham gia vào sản xuất bắp non khi có thời gian rảnh, chủ yếu tham gia ở khâu thu hoạch để giảm chi phí thuê lao động. Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất bắp non chúng ta cần xét đến các chỉ tiêu: số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham gia sản xuất bắp non.

Kết quả khảo sát 60 hộ về tình hình sử dụng nguồn lực nông hộ được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1:Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản suất bắp non

ĐVT: người/ hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu 2 10 4,73 1,55 Lao động trực tiếp 1 5 2,28 0,88 Lao động nam 1 3 1,48 0,60 Lao động nữ 0 2 0,8 0,66

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới, năm 2013)

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy, trung bình một hộ ở xã Hội An có tổng số nhân khẩu là 4,73 người, trong đó hộ có đông nhân khẩu nhất là 10 người và ít nhất là 2 người. Nguồn lực lao động của các nông hộ tham gia trực tiếp vào sản xuất khoảng 1 đến 5 người và trung bình khoảng 2 người; Trong đó lao động nam tham gia sản xuất trung bình 1,48 người, thấp nhất là 1 người và cao nhất là 3 người; lao động nữ trung bình 0,8 người, thấp nhất 0 người và cao nhất 2 người. Tỷ lệ lao động nữ và tỷ lệ lao động nam nữ chênh lệch nhau không nhiều. Sản xuất bắp non cần nhiều lao động hơn các cây trồng khác, do thời điểm thu hoạch kéo dài từ 10 – 20 ngày, ngắn nhất khoảng 1 tuần lễ. Vì thế các nông hộ sản xuất bắp non thường sử dụng triệt để nguồn lao động gia đình để giảm chi phí thuê mướn lao động.

36

4.1.2 Độ tuổi của chủ hộ

Đây cũng là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến hiệu qủa sản xuất của nông hộ, bởi vì độ tuổi của chủ hộ càng cao thì hiểu biết về kinh nghiệm sản xuất cũng như trong cách phòng trừ sâu bệnh cũng được tăng lên. Qua kết quả điều tra ta thấy rằng: Chủ hộ có độ tuổi thấp nhất là 23 tuổi và cao nhất là 75 tuổi, độ tuổi trung bình của các hộ là 47,77 tuổi, để biết cụ thể về độ tuổi ta có bảng 4.2

Bảng 4.2: Độ tuổi chủ hộ tham gia sản xuất bắp non

Tuổi Tần số Tần suất (%) Dưới 40 13 21,67 Từ 40 – 50 27 45 Từ 51 – 60 13 21,67 Trên 60 7 11,66 Nhỏ nhất 23 Lớn nhất 75 Trung bình 47,77 Độ lệch chuẩn 11,14

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới, năm 2013)

Qua bảng 4.2 cho thấy, độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ khoảng từ 40 - 50 tuổi có đến 27 hộ chiếm đến 45% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Độ tuổi khoảng từ 40 – 50 tuổi chiếm gần ½ trên tổng số quan sát, độ tuổi này nằm trong độ tuổi lao động, tuy ở độ tuổi này xét về kinh nghiệm sản xuất không bằng độ tuổi trên 50 nhưng cũng đủ kinh nghiệm để sản xuất bắp non; mặc dù về kinh nghiệm sản xuất bắp non không bằng so với trên 50 tuổi nhưng chủ hộ có sức lao động tốt hơn so với độ tuổi trên 50 và giảm bớt được tiền thuê mướn lao động tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Tiếp đến là độ tuổi dưới 40 có 13 hộ chiếm 21,67%; Ở độ tuổi dưới 40 hầu hết các hộ nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất bắp non, tuy nhiên có sức lao động tốt và còn trẻ tuổi nên dễ tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật sản xuất bắp non nhanh hơn so với các độ tuổi khác. Tiếp đến là độ tuổi từ 51 - 60 cũng chiếm 21,67% và độ tuổi trên 60 chiếm tỷ trọng ít nhất là 11,66%. Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất trồng bắp non hằng năm của các nông hộ, nó cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể làm cho năng suất bắp non tăng thêm.

4.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất của nông hộ. Nếu người nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật

37

mới và ngược lại, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới từ các chuyên gia tập huấn kỹ thuật. Tuy thuộc khu vực xã Hội An còn mang nặng tính nông thôn do cách xa trung tâm thành phố, điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nền giáo dục chưa được tiếp cận một cách toàn diện, bên cạnh đó thì những nông hộ được phỏng vấn đa phần là những người làm rẫy chính vì vậy mà trình độ học vấn của các nông hộ còn chưa cao so với khu vực thành thị. Điều này được thể hiện qua số liệu 4.3 như sau:

Bảng 4.3:Trình độ học vấn của đối tượng điều tra

Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không biêt chữ 0 0 Cấp 1 27 45 Cấp 2 17 28,33 Cấp 3 13 21,67 Trên cấp 3 3 5 Tổng 60 100 Nhỏ nhất 1 Cao nhất Trên 12 Trung bình 7

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộở xã Hội An – huyện Chợ Mới, năm 2013)

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy, trình độ học vấn của các nông hộ trồng bắp non tương đối thấp; trong đó trình độ thấp nhất là lớp 1 và cao nhất là tốt nghiệp 12, không có ai học Đại học, Cao đẳng. Theo cơ cấu trình độ học vấn cho thấy rằng tỷ lệ số hộ không đi học chiếm 0%, điều này cho thấy rằng chính sách xóa mù chữ của huyện đạt kết quả tương đối khả quan. Tỷ lệ hộ nông dân học cấp 1 đạt tới 27 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình là 45%, tỷ lệ hộ nông dân học cấp 2 thấp hơn chiếm 28,33% đạt 17 hộ và tỷ lệ hộ nông dân học cấp 3 trung bình đạt 13 hộ chiếm 21,67%, cuối cùng trình độ học vấn trên 12 chỉ có 3 người chiếm 5% với tỷ lệ này thì ta thấy trình độ học vấn của các nông hộ cao hơn so với các vùng nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa nhưng lại thấp hơn so với khu vực thành thị. Qua đó nó cũng phản ánh rằng khả năng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới của nông dân cũng còn gặp không ít những khó khăn.

4.1.4 Kinh nghiệm sản xuất bắp non của chủ hộ

Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân ở đây được xem là số năm nông dân bắt đầu tham gia sản xuất bắp non cho đến nay. Nếu số năm trồng bắp non của họ nhiều thì họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt hơn. Đa số các hộ nông dân trồng bắp

38

non ở đây học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm và tự rút kinh nghiệm từ việc trồng bắp trắng chuyển sang bắp non.

Bảng 4.4: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Năm kinh nghiệm Tần số Tần suất (%)

Dưới 10 37 61,67 Từ 10 – 20 21 35 Trên 20 2 3,33 Tổng 60 100 Nhỏ nhất 5 Lớn nhất 24 Trung bình 10 Độ lệch chuẩn 3,58

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới, năm 2013)

Về kinh nghiệm sản xuất bắp non, theo thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng bắp non trên địa bàn xã Hội An cho thấy kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân trung bình là 10 năm, kinh nghiệm sản xuất của hộ nhỏ nhất là 5 năm và lớn nhất là 24 năm. Trong đó kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 61,67% đạt 37 hộ; tiếp đến là kinh nghiệm từ 10 – 20 năm chiếm 35% đạt 21 hộ và cuối cùng kinh nghiệm sản xuất trên 20 năm chiếm 3,33% chỉ có 2 hộ. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố góp phần rất lớn dẫn đến sự thành công của một mô hình sản xuất, nó giúp người sản xuất sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.1.5 Nguồn vốn của chủ hộ

Nguồn vốn của nông hộ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nguồn vốn cần để sản xuất tuy không nhiều như các hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao thì cần phải có một số vốn đầu tư đầy đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Nguồn vốn phục vụ cho sản xuất bắp non chủ yếu là sử dụng vốn tự có của nông hộ, chỉ có một hộ sử dụng vốn vay. Sản xuất bắp non sử dụng vốn đầu tư tương đối nhẹ dao động từ 1.600 - 5.000 ngàn đồng, vốn đầu tư bỏ ra ban đầu chủ yếu là chi phí làm đất, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí thu hoạch…trong đó chi phí thu hoạch và chi phí phân bón sử dụng nhiều vốn nhất trong các khâu; nếu gia đình có nhiều lao động tham gia sản xuất thì giảm được phần nào chi phí thuê mướn lao động; về chi phí mua giống hầu hết các nông hộ trồng bắp non đều lấy giống ở đại lý phân phối giống với hình thức trả tiền sau khi thu hoạch. Từ đó ta có thể thấy được nguồn vốn có khả năng

39

quyết định quy mô và khả năng sản xuất của nông hộ. Trên địa bàn xã có nhiều đại lý bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức bán chịu với giá cả cao hơn giá thực (nhưng ở mức có chấp nhận được) cho đến khi thu hoạch mới thanh toán nếu nông dân có nhu cầu. Chi phí phân thuốc và chi phí thuê lao động thu hoạch chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất nhưng không nhiều vì thế tình trạng thiếu vốn sản xuất hầu như không xảy ra do vốn sử dụng tương đối nhẹ.

4.1.6 Nguồn lực đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà nó còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Đất là yếu tố quyết định quy mô sản xuất của chủ hộ và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cũng như lợi nhuận trong sản xuất. Thường xuyên cải tạo đất và trồng luân canh với các cây trồng khác để đất sản xuất không bị thoái hóa và cân bằng các hoạt chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng hấp thụ tốt hơn. Diện tích trồng bắp non của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, nhưng có nhiều người trồng do bắp non dễ tiêu thụ và được bao tiêu giá đầu ra nên xã Hội An là xã có diện tích đứng thứ hai trên toàn huyện. Các nông hộ trồng bắp non ở đây chủ yếu trồng bắp non để tận dụng cây sau khi thu hoạch để làm thức ăn cho bò và sản xuất bắp non cần phải sử dụng nhiều lao động gia đình mới có lời, chủ yếu lấy công làm lời; Vì vậy diện tích trồng bắp non trên một hộ tương đối thấp mỗi lần xuống giống chỉ xuống 1 – 2 (1.000m2) 10 ngày xuống giống một lần để dể thu hoạch và đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. Diện tích trồng bắp non của nông hộ điều tra trung bình là 2,54 (1.000m2), thấp nhất là 0,5 (1.000m2) và cao nhất là 8 (1.000m2). Diện tích đất của nông hộ điều tra được thể hiện cụ thể qua hình 4.1 như sau:

40

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới, 2013

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng bắp non của nông hộ

4.1.7 Mô hình trồng bắp kết hợp nuôi bò (2B)

Các nông hộ trồng bắp non trên địa bàn xã Hội An chủ yếu trồng bắp non kết hợp với nuôi bò để tăng thêm thu nhập cho gia đình và tiết kiệm được chi phí thức ăn cho bò. Mô hình 2B được các nông hộ trên địa bàn huyện Tri Tôn tích cực thực hiện và đạt được hiệu quả cao trong những năm gần đây. Hiện nay huyện Chợ Mới với lợi thế về đất trồng chủ yếu đất rẫy và có nơi tiêu thụ bắp non ổn định vì thế nhiều hộ nông dân đang tích cực triển khai áp dụng mô hình 2B nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu thống kê 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5 : Quy mô các nông hộ áp dụng mô hình 2B

Chỉ tiêu Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Không áp dụng mô hình 22 36,67

Áp dụng mô hình 38 63,33

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)