Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 51 - 55)

42

4.1.9.1 Thị trường đầu vào

* Giống

Qua số liệu điều tra thực tế trên địa bàn về tình hình sử dụng giống của các nông hộ trồng bắp non thì có hai loại giống bắp non được sử dụng phổ biến: giống râu hường (271) và giống râu đỏ (468), đa số nông hộ sử dụng giống râu hường (271) do giống này thu hoạch nhanh hơn so với giống 468 và thích hợp với hầu hết các loại đất trên địa bàn xã Hộ An – huyện Chợ Mới. Cụ thể được thể hiện ở hình 4.2:

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới)

Hình 4.2: Cơ cấu giống bắp non được các nông hộ sử dụng

* Nguồn giống

Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; vì thế, nguồn cung cấp giống là vấn đề cần được chú ý. Theo khảo sát thực tế trên 60 hộ thì 100% hộ mua giống sản xuất ở các đại lý phân phối và tiêu thụ bắp non ở địa phương; chủ yếu mua giống với hình thức trả sau khi thu hoạch.

* Lý do chọn giống

Thông thường trong các hoạt động sản xuất để có thể đưa ra một quyết định nên làm gì và làm như thế nào nó đều có lý do để đi đến quyết định và việc sản xuất bắp non cũng vậy. Bảng 4.7 dưới đây sẽ trình bày lý do mà các nông hộ quyết định chọn hai loại giống bắp no trên:

43 Bảng 4.7: Lý do sử dụng giống của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Dễ trồng 48 80

Lợi nhuận cao 20 33,33

Theo phong trào 6 10

Nhu cầu thị trường 29 48,33

Đât đai phù hợp 32 53,33

Chi phí thấp 20 33,33

Khác 15 25

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới)

Qua bảng 4.6 cho thấy có 80% hộ được phỏng vấn (48/60 hộ) đã quyết định sử dụng giống bắp non trên vì loại giống này dễ trồng, chỉ cần bơm nước ,bón phân đầy đủ; đợi đến khi rút cờ thì phun thuốc dưỡng để kích thích ra trái. Tiếp đến có 33,33% nông hộ cho rằng sử dụng giống trên mang lại lợi nhuận cao cho gia đình; lợi nhuận cao hay không còn tùy thuộc vào các khâu chăm sóc của chủ hộ, các khoãng chi phí bỏ ra. Tiếp theo có 10% hộ chọn giống bắp non theo phong trào, hầu hết các nông hộ trồng bắp non ở đây đều học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm nên khi thấy những hộ xung quanh sử dụng giống nào đạt hiệu quả cao thì học hỏi theo hoặc có nhiều hộ sử dụng. Tiếp đến có 48,33% nông hộ sử dụng các giống trên theo nhu cầu thị trường; đại lý là nơi phân phối giống cho các hộ nông dân trồng bắp non trên địa bàn xã, do nhu cầu sản phẩm bắp non cần phải chất lượng để đảm bảo cho việc xuất khẩu nên đại lý khuyến khích các nông hộ sử dụng loại giống trên để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Tiếp đến có 53,33% hộ chọn lý do phù hợp với đất đai. Có thể nói nhân tố đất đai là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất đai màu mỡ, phù hợp cho sự phát triển cây trồng sẽ làm cho chi phí giảm đi nhiều và từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Tiếp đến có 33,33% nông hộ (20/60 hộ) cho rằng giống bắp non có chi phí thấp (giá rẽ); còn lại 25% hộ (15/60 hộ) với những lý do khác như: năng suất cao, chịu hạn và chiụ nước tốt.

* Mật độ gieo trồng

Mật độ gieo trồng tùy thuộc vào cách xuống giống của từng hộ; một số hộ xuống giống thưa và một số hộ xuống giống dày. Lượng giống thất thoát do bị hư hại hoặc bị chuột phá hoại nên nhiều hộ dự trù xuống giống dày hơn. Để biết cụ thể hơn về mật độ gieo trồng quan sát hình 4.3 dưới đây:

44

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới)

Hình 4.3: Mật độ xuống giống của nông hộ

Qua hình 4.3 cho thấy mật độ gieo trồng đối với các nông hộ ở xã Hội An chênh lệch không nhiều: hộ có mật độ trồng lớn nhất là 4kg/1.000m2, thấp nhất là 2 kg/1.000m2 và trung bình là 3,025 kg/1.000m2.

* Kỹ thuật canh tác và nguồn thông tin sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp ngoài nguồn giống và các yếu tố đầu vào khác thì nguồn cung cấp thông tin, kỹ thuật canh tác cũng vô cùng quan trọng, nguồn cung cấp thông tin có đáng tin cậy và có giúp cho nông hộ đạt năng suất cao hay không. Qua các nguồn thông tin ta có thể biết được những thông tin cần thiết về sản xuất bắp non như các giai đoạn phát triển; các cách xuống giống, mật độ gieo trồng thích hợp; giai đoạn càn phun xịt thuốc, bón phân với loại nào và liều lượng như thế nào là thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển cho cây trồng này. Bên cạnh đó công tác tập huấn của địa bàn chưa hoạt động một cách đồng bộ, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và người dân phải học hỏi thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả tổng hợp được từ số liệu điều tra, ta có nguồn cung cấp thông tin và kỹ thuật sản xuất của nông hộ được thể hiện ở bảng 4.8 như sau:

45

Bảng 4.8: Nguồn cung cấp thông tin và kỹ thuật sản xuất cho nông hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Truyền thống 17 28,33 Từ hàng xóm 37 61,67 Trạm khuyến nông 1 1,67 Tự có 4 6,56 Các buổi tập huấn 1 1,67

Nguồn số liệu điều tra thực tế trên 60 hộ tại xã Hội An – huyện Chợ Mới, năm 2013

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy hầu hết các nông hộ trồng bắp non học hỏi kinh nghiệm sản xuất và thông tin kỹ thuật từ hàng xóm có đến 37/60 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chỉ tiêu khác là 61,67%. Những nông hộ ở đây hầu như không có thời gian để tham gia các buổi tập huấn hay hội thảo đa số thời gian đều ở rẫy để chăm sóc cây trồng nên kinh nghiệm chủ yếu truyền tai nhau và học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm sản xuất có hiệu quả. Tiếp đến có 17/60 hộ học hỏi kinh nghiệm từ người thân như ông bà, cha mẹ truyền lại kinh nghiệm, chiếm 28,33%. Tiếp theo có 4/60 hộ tự tích lũy và rút ra kinh nghiệm từ việc chuyển đổi cây trồng từ cây bắp trắng sang bắp non chiếm 6,56%. Cuối cùng có 1/60 hộ học hỏi kinh nghiệm từ trạm khuyến nông chiếm 1,67% và có 1/60 hộ học hỏi từ các buổi tập huấn chiếm 1,67%.

4.1.9.2 Thị trường đầu ra

Theo kết quả khảo sát trực tiếp trên 60 hộ trồng bắp trên địa bàn thì bắp non sau khi thu hoạch được đại lý phân phối giống ban đầu mua lại với hợp đồng bao tiêu giá đầu ra, không chỉ riêng với trên 60 hộ đều tra mà hầu hết những nông hộ có tham gia sản xuất bắp non trên địa bàn đều được đại lý hợp đồng bao tiêu đầu ra. Giá bán bắp non do đại lý quyết định dao động từ 14.000 – 15.500 đồng/kg nên nông hộ trồng bắp non không lo về giá cả đầu ra. Về vận khâu chuyển các nông hộ trồng bắp non không tốn kém về chi phí vận chuyển. Khi thu hoạch nông hộ liên lạc với đại lý, đại lý sẽ cho nhân viên đến tận nơi để thu mua và vận chuyển bắp non về đại lý.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 51 - 55)