PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 65)

MÔ HÌNH TRỒNG BẮP NON Ở XÃ HỘI AN

4.4.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất bắp non nói riêng, thì lợi nhuận là mục tiêu cuối mà nông dân muốn có được khi áp dụng một mô hình sản xuất. Năng suất và giá bán là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, năng suất càng cao thì lợi nhuận nông hộ thu về càng nhiều nhưng phải kèm theo giá bán ở mức cao. Ngoài ra, các khoản chi phí phí (giống, phân bón, thuốc nông dược, LĐ thuê, LĐGĐ) cũng có tác động lớn đến mức sinh lời của nông hộ sản xuất; chi phí bỏ ra càng nhiều thì sẽ làm năng suất tăng lên nhưng sẽ làm giảm lợi nhuận của các nông hộ, chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Vì thế, ta đưa các yếu tố trên vào phương trình hồi quy để phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất bắp non.

4.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ

Sau khi qua xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ bằng phần mềm STATA , ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến lợi nhuận như sau:

Bảng 4.13: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Chỉ tiêu Hệ số Mức ý nghĩa

Chi phí giống -1,99ns 0,136

Chi phí phân bón 0,748*** 0,007

Chi phí thuốc nông dược -1,600* 0,082

Chi phí thuê lao động -0,762*** 0,004

Chi phí LĐGĐ -0,744*** 0,000 Hằng số 2094,72 0,018 Biến phụ thuộc Lợi nhuận (Y)

Hệ số R2 0,3884 Hệ số R hiệu chỉnh 0,3318

Prob>F 0,0001

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới, 2013)

Chú thích: ***,**,ns : lần lượt có mức ý nghĩa thông kê tương ứng 1%, 5% và không có ý nghĩa. Tham khảo phụ lục 2.

Qua bảng 4.13 cho thấy Prob>F = 0,0001 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 10% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF = 1,14) của các biến

56

trong mô hình nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

`Hệ số xác định R2 = 0,3884 cho thấy 38,84% sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ trồng bắp non do ảnh hưởng bởi chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thuê lao động và chi phí LĐGĐ, còn lại 61,16% bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác chưa được xét đến.

Phương trình hồi quy về ảnh hưởng của các biến độc lập (Xi) lên biến phụ thuộc Y được tổng hợp từ bảng 4.13 là:

Y = 2094,72 – 1,99X1 + 0,784X2 – 1,600X3 – 0,762X4 – 0,744X5 (2)

Theo kết quả hồi quy, với 5 biến được đưa vào mô hình thì có 4 biến chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thuê lao động và chi phí LĐGĐ đều có ý nghĩa đối với mô hình (với mức ý nghĩa < 10%), còn lại biến chi phí giống không có ý nghĩa thống kê.

Qua bảng 4.13 ta thấy, hệ số của các biến chi phí có ý nghĩa đối với mô hình (phân bón, thuốc BVTV, chăm sóc) đều mang dấu (-), đồng nghĩa với việc chúng ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Các biến được giải thích cụ thể như sau:

+ Chi phí phân bón (X2)

Hệ số của biến X2 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên chi phí phân bón có ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ và ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận. Phương trình (2) cho ta hệ số β2 = 0,784 và ở mức ý nghĩa 1% trong mô hình, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi chi phí phân bón tăng (giảm) 1 đơn vị thì sẽ làm tăng (giảm) 0,784 ngàn đồng lợi nhuận.

+ Chi phí thuốc BVTV (X3)

Đối với các khoản mục chi phí được đưa vào mô hình thì đây là khoản mục ảnh hưởng đến lợi nhuận lớn nhất. Biến X3 có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và có hệ số tỷ lệ nghịch với lợi nhuận β3 = -1,600. Nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi chi phí thuốc tăng (giảm) 1 đơn vị thì lợi nhuận mà nông hộ thu được sẽ giảm (tăng) 1,600 ngàn đồng/1000m2 .

+ Chi phí thuê lao động (X4):

Đây là khoản mục chi phí ảnh hưởng thấp đến lợi nhuận. Ở mức ý nghĩa 1% với các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi chi phí thuê lao động tăng (giảm) 1 đơn vị thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm (tăng) 0,762 ngàn đồng/1000m2.

57 + Chi phí lao động gia đình (X5):

Hệ số của biến X5 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên chi phí lao động gia đình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ và ảnh hưởng theo tỷ lệ nghịch. Phương trình (2) cho ta hệ số β7 = - 0,744 và ở mức ý nghĩa 1% trong mô hình, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi chi phí lao động gia đình tăng (giảm) 1 đơn vị thì sẽ làm giảm (tăng) 0,744 ngàn đồng/1.000m2 lợi nhuận.

Tóm lại, từ kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố được đưa vào mô hình thì có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi nhuận (trừ yếu tố chi phí giống) nhưng chúng đều tác động ở mức độ tin cậy cao (ở mức α =5%). Trong đó, các yếu tố chi phí (thuốc BVTV, thuê lao động và LĐGĐ) ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, nên trong quá trình sản xuất ta nên chú ý giảm các loại chi phí này ở mức tối thiểu để đạt được lợi nhuận tối đa. Trong sản xuất bắp non yếu tố giá là do đại lý quyết định với giá cố định vì thế ta không thể chủ động trong việc điều chỉnh giá cả loại nông phẩm này. Vì thế lợi nhuận chỉ có thể điều chỉnh chủ yếu dựa vào các chi phí đầu vào.

58

CHƯƠNG 5

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO MÔ HÌNH TRỒNG BẮP NONỞ XÃ HỘI AN,

HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG 5.1 THẬN LỢI TRONG VIỆC SẢN XUẤT BẮP NON

Có thể nói bắp non là loại cây dể trồng, chi phí thấp và có thu nhập ổn định nếu các nông hộ biết sử dụng đầu vào hợp lý nhưng vẫn cho ra năng suất cao. Không chỉ quyết định bởi các yếu tố đầu vào trong đó đất đai cũng là một phần khá quan trọng. Đa số ở xã Hội An đều trồng rẫy và các nông hộ trồng rẫy cũng nhận biết được sự thoái hóa đất trồng do trồng liên vụ một loại cây; nên hầu như những nông hộ ở đây đều trồng luân canh với nhiều loại cây trồng khác. Chính vì thế đất đai trên địa bàn xã phù hợp với nhiều loại cây, trong đó bắp non là loại cây phù hợp với đất đai ở đây nhất do đặt tính dễ trồng và ngắn ngày nên nhiều hộ chọn trồng bắp non để cải tạo đất và lấy cây làm thức ăn cho bò. Qua kết quả phỏng vấn những thuận lợi trên địa bàn thì có 32/60 hộ cho rằng cây bắp non phù hợp với đât đai ở địa bàn này, tỷ lệ chiếm đến 53,33%.

Một số nông hộ trồng bắp non nhiều năm nên cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất bắp non, có thể nói đây là thuận lợi của nông hộ trong sản xuất và cũng chính là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất bắp non, nắm bắt và sử dụng những yếu tố đầu vào theo kinh nghiệm canh tác nhiều năm của mình, qua kết quả khảo sát thì có 10/60 cho ý kiến rằng kinh nghiệm sản xuất là một thuận lợi khi tham gia sản xuất,nhưng chỉ chiếm 16,67%.

Theo kết quả khảo sát thực tế thì đa số các nông hộ ở đây đều tham gia sản xuất bắp non, có đến 47/60 hộ cho rằng thuận lợi là vì có nhiều người trồng và dễ bán, tỷ lệ chiếm khá cao lên đến 78,33%. Do bắp non là loại cây có giá trị kinh tế cao được xuất khẩu ra nước ngoài để tiêu thụ, hầu hết những hộ trồng bắp non không lo lắng về việc tiêu thụ bắp non do nhu cầu thị trường rất cần bắp non để xuất khẩu nên ấn định giá với hợp đồng bao tiêu đầu ra cho nông hộ.

59

Với hợp đồng bao tiêu đầu ra với giá ấn định có thể nói đây là một thuận lợi khi bà con nông dân tham gia sản xuất bắp non. Kết quả nghiên cứu thực tế có gần 100% hộ cho biết thuận lợi về đầu ra do được bao tiêu giá khi đến thời điểm thu hoạch.

Về vốn sản xuất tương đối nhẹ, hầu hết các nông hộ đều có đủ khả năng về vốn, có 33/60 cho rằng sản xuất bắp non thì đủ vốn và nhẹ hơn so với các cây trồng khác. Về phía nhà nước cũng được quan tâm nhưng rất ít nhưng chỉ chiếm 16,67% trên tổng số phần trăm những hộ được phỏng vấn tức 10/60 hộ. Bên cạnh đó còn một số thuận lợi khác như nông hộ trồng bắp có thể tận dụng cây bắp để làm thức ăn cho bò giảm thiểu được phần nào chí phí mua thức ăn. Những thuận lợi trong quá trình sản xuất bắp non được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 4.11 sau:

Bảng 5.1: Những thuận lợi khi tham gia sản xuất bắp non trên địa bàn Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Đất đai phù hợp 32 53,33

Có kinh nghiệm sản xuất 10 16,67

Đủ vốn 33 55

Có nhiều người trồng, dễ bán 47 78,33

Bao tiêu gia đầu ra 55 91,67 Được sự quan tâm chính quyền 10 16,67

Khác 6 10

Số liệu điều tra trên 60 hộ tại địa bàn xã Hội An – huyện Chợi Mới, năm 2013

5.2 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT BẮP NON

Mặc dù mô hình sản xuất bắp non có được nhiều thuận lợi để phát triển, song bên cạnh đó, các nông hộ sản xuất cũng gặp phải không ít khó khăn.

Các nông hộ sản xuất bắp nonở địa bàn xã Hội An ít khi tham gia các buổi tập huấn và không ứng dụng nội dung tập huấn vào canh tác bắp non mà chỉ làm theo kinh nghiệm của bản thân và hàng xóm.

Về trình độ học vấn của các nông hộ còn tương đối thấp trung bình thì chỉ học cấp 1 và cấp 2 điều này cũng là một trong những hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Lao động tham gia sản xuất bắp non đa phần ở độ tuổi trung niên nên đây cũng là khó khăn trong việc nâng cao trình độ học vấn cho nông hộ.

Giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng cao. Chi phí cho các loại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nhưng nông dân lại không

60

biết được chất lượng của các loại phân, thuốc hóa học này, chỉ phụ thuộc vào người bán và các nhãn hiệu thuốc, phân bón có trên thị trường mà mua để sử dụng.

Thiếu nguồn lực lao động gia đình vào mùa thu hoạch. Mùa thu hoạch thường kéo dài 10 – 20 ngày, thời điểm bắp rộ là 5 – 7 ngày. Vào thời điểm rộ của bắp non hầu hết các nông hộ trồng bắp non đều mướn thêm lao động. Các nông hộ có ít lao động tham sản xuất chi phí thuê mướn lao động thường chiếm khá cao dao động từ 1 – 2 triệu. Vì thế nên lợi nhuận không cao.

Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường.

Phần lớn trình độ học vấn của các lao động chính trong sản xuất còn nhiều hạn chế. Nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm học hỏi từ hàng xóm , chưa mạnh dạn sản xuất theo kỹ thuật mới. Vì thế, phần lớn các nông hộ sử dụng mất cân đối về lượng phân bón và thuốc nông dược nên đã làm tăng chi phí sản xuất rất lớn nhưng kết quả năng suất thu đựợc không cao.

Việc sử dụng phân bón hóa học quá mức cần thiết đã làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng đầu vào và gây lãng phí. Bón phân và sử dụng thuốc nông dược quá nhiều chẳng những không làm tăng năng suất mà còn làm giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sản xuất.

Bảng 5.2: Những khó khăn khi tham gia sản xuất bắp non trên địa bàn Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Giá cả đầu vào tăng cao 25 41,67

Nguồn giống chưa chắc lượng 2 3,33 Chưa đầu tư kênh rạch 1 1,67 Thiếu vốn sản xuất 6 10 Ít được tập huấn 20 33,33 Biến đổi khí hậu 47 73,33

Khác 5 8,33

Số liệu điều tra trên 60 hộ tại địa bàn xã Hội An – huyện Chợi Mới, năm 2013

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

Từ những cơ sở trên, đề ra một số giải pháp chung cho việc phát triển sản xuất bắp non của nông hộ.

61

Như phân tích ở trên chỉ có 20/60 nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuật cho nên các nông hộ cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân, hộ thảo… để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học.

Nông dân phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, cũng như tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các nông hộ có mô hình hình sản xuất hiệu quả. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để tiếp thu những kỹ thuật mới áp dụng cho mô hình sản xuất.

Chi phí lao động động gia đình là khoản mục chi phí lớn nhất và tình trạng thiếu lao động vào thời điểm thu hoạch nên mướn thêm lao động khiến cho lợi nhuận đạt được không cao. Do đó, các cơ quan chức năng phải từng bước nghiên cứu thực hiện cơ giới hóa để giảm phụ thuộc vào sức lao động và tiết kiệm chi phí. Để thực hiện được cơ giới hóa cần sự tham gia tích cực của các ngành liên quan. Quá trình thực hiện cơ giới hóa trong tương lai là vô cùng cần thiết khi xu hướng ngày càng giảm lực lượng lao động ở nông thôn và có dấu hiệu khan hiếm.

Chi phí phân bón là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao (26,43%) trong tổng chi phí và hộ chỉ tập trung bón chủ yếu phân đạm. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề trên là xác định loại phân bón, liều lượng và qui trình bón phân cần được thực hiện đúng để giảm thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng của phân bón, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.

62

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Dựa vào các tỷ số tài chính và các kết quả phân tích trên cho thấy , mô hình trồng bắp non trên địa bàn xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân nơi đây. Theo kết quả điều tra và phân tích được thì trung bình mỗi hộ có 2,7 công đất sản xuất, năng suất bình trên 1 công là 342 kg/1.000m2 với hợp đồng bao tiêu giá đầu ra nên giá chỉ dao động nhẹ từ 14 -15,5 ngàn đồng/kg, mức giá bán trung bình khoảng 14,512 ngàn đồng/kg thì lợi nhuận trung bình thu được là 4.523 đồng/1.000m2 và thu nhập bình quân cho vụ này của nông hộ là 2.152,44 ngàn đồng/1.000m2 và tổng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất là 2.962.02 ngàn đồng/1.000m2 chưa bao gồm chi phí LĐGĐ. Để có được hiệu quả sản suất đó thì các nông hộ đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, ít được sự quan tâm chính quyền địa phương và công ty rau quả đông lạnh Antesco...Trong một mô hình sản xuất thì lợi nhuận là khoản mục được quan tâm hàng đầu. Theo kết quả phân tích thì lợi nhuận của vụ sản xuất bắp non chịu tác động của 4 yếu tố, gồm: chi phí phân bón, chi phí thuê lao động, chi phí thuốc nông dược, chi phí LĐGĐ.

Tuy nhiên bên cạnh các khó khăn trên thì nông hộ cũng có khá nhiều thuận lợi khi tham gia mô hình sản xuất này như: có kinh nghiệm sản xuất,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)