Phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 55 - 58)

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, Các khoản đầu tư ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sau này cho cả quá trình sản xuất.Các khoản chi phí cơ bản để sản xuất bắp non trên 1000m2 trong mô hình được tổng hợp trong bảng 4.9 như sau:

46

Bảng 4.9: Chi phí sản xuất cơ bản trên 1000m2 cho việc trồng bắp non

ĐVT: 1.000đ/1.000 m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí giống 195 600 412,91 79,65 Chi phí thuê đất 450 780 579,23 103,61 Chi phí phân bón 816,85 2.669,57 1.487,73 376,35 Chi phí thuốc 61,54 600 221,49 115,67

Chi phí nhiên liệu 120 440 218,81 70,24

Chi phí lao động thuê 0 1.558 560,57 445,53 Chi phí LĐGĐ 960 3.508 2.147,92 558,39 Tổng chi phí 3.697,04 7.593,04 5.109,94 759,15

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ ở xã Hội An – huyện Chợ Mới)

Bảng 4.9 thể hiện các khoản chi phí cơ bản khi trồng bắp non và các khoản chi phí cụ thể như sau:

Về chi phí giống: giống là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được. Như đã phân tích ở phần 4.1.9 thì nông hộ chủ yếu sử dụng giống của đại lý phân phối giống trên địa bàn xã Hội An. Qua tình hình điều tra thực tế trên 60 hộ về đánh giá chất lượng giống của nông hộ thì có 43/60 hộ cho rằng giống đạt chất lượng cao và còn lại có 17/60 hộ cho rằng chất lượng giống chỉ ở mức trung bình. Chi phí giống chiếm 7,33% tỷ trọng trong tổng chí phí sản xuất, chi phí thấp nhất là 195 ngàn đồng, cao nhất là 600 ngàn đồng và trung bình là 412,91 ngàn đồng. Mức chi phí giống có sự chênh lệch nhiều giữa các nông hộ là do quan điểm xuống giống khác nhau của các nông hộ. Các giống được nông hộ sử dụng phổ biến nhất là: giống râu hường (271) và giống râu đỏ (468), trong đó giống râu hường (271) được nông dân ưa chuộng hơn.

Về chi phí thuê đất: theo số liệu điều tra thực tế thì diện tích sản xuất bắp non của nông hộ tương đối nhỏ nên chủ yếu là sử dụng đất nhà. Vì thế chỉ có một vài hộ thuê thêm đất để canh tác 7/60 hộ. Chi phí thuê đất 1 công (1.000m2) thường là 3 triệu đồng/năm. Nhưng một vụ chỉ kéo dài từ 2 – 4 tháng tùy theo từng hộ xuống giống khoảng bao nhiêu công trên một vụ, nên chi phi thuê được chia ra đều ra cho 12 tháng để tính chính xác hơn về chi phí thuê đất của một vụ. Chi phí thuê đất trung bình của một hộ là 579,23 ngàn đồng trên 1.000m2, cao nhất là 780 ngàn đồng và thấp nhất là 450 ngàn đồng trên 1.000m2.

Về chi phí phân bón: phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất bắp non. Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón thường

47

được lấy chủ yếu từ 2 nguồn: phân vô cơ và phân hữu cơ, nhưng hầu như các nông hộ trong vùng khảo sát do thoái quen canh tác nên chủ yếu sử dụng phân vô cơ là chính, làm cho chi phí sản xuất tăng đáng kể. Các loại phân bón chủ yếu được nông hộ phỏng vấn sử dụng gồm: Ure, DAP, NPK (20-20-15 và 16- 16-8) và phân lân. Cây bắp non cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn để cây sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đạm. Mặc dù giảm được một lượng phân đạm đáng kể nhưng do giá của loại vật tư nông nghiệp này luôn có nhiều biến động, thường thì “tăng nhiều, giảm ít” nên khoảng chi phí này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất. Qua bảng 4.9 ta thấy, chi phí phân bón trung bình trên 1 công đất canh tác là 1.487,73 ngàn đồng, chiếm 26,43% trong tổng chi phí sản xuất, chi phí thấp nhất là 816,85 ngàn đồng và cao nhất là 2.669,57 ngàn đồng.

Về chi phí thuốc: chi phí thuốc sử dụng cho bắp non tương đối thấp, nông hộ chỉ sử dụng nhiều thuốc dưỡng để kích thích ra trái vào thời kỳ thu hoạch và chỉ xịt một lần thuốc diệt cỏ để diệt cỏ cháy. Chi phí thuốctương đối thấp trung bình là 221,49 ngàn đồng chiếm 3,94% so với chi phí sản xuất, lớn nhất là 600 ngàn đồng và nhỏ nhất là 61,54 ngàn đồng.

Về chi phí lao động thuê: mặc dù nông dân đã sử dụng triệt để nguồn LĐGĐ nhưng chi phí thuê mướn lao động vẫn khá cao do sản xuất bắp non cần nhiều lao động hơn, nhất là ở khâu thu hoạch. Nhiều hộ phải mướn lao động để thu hoạch tiếp vào thời điểm trái rộ, một số hộ mướn thêm đến 4 lao động trên một công khoảng 5 – 7 ngày vì thế chi phí thuê mướn lao động tăng thêm làm cho lợi nhuận mà hộ thu được bị giảm đi. Chi phí thuê mướn lao động trung bình mỗi hộ là 560,57 ngàn đồng, một số hộ gia đình không tốn kém chi phí thuê lao động do lao động gia đình tham vào sản xuất bắp non khá đông nên chi phí thuê mướn ở mức thấp nhất là 0, cao nhất 1.558 ngàn đồng.

Về chi phí lao động gia đình: là chi phí cho số ngày công mà lao động trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho diện tích trồng bắp non của mình. Đây là chi phí tác động lớn nhất đến lợi nhuận của nông hộ. Thông thường các hộ sử dụng lao động gia đình nên không tính đến chi phí này. Trên thực tế tại những hộ khảo sát thì chi phí này là khoản chi phí lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Trong quá trình phỏng vấn trực tiếp ta thấy được số lao động tham gia trực tiếp lao động trong các nông hộ từ 2 người trở lên thì đa số họ đều tận dụng nguồn lao động này trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như khâu dít líp đất, xuống giống, bơm nước, xịt thuốc, bón phân, thu hoạch. Chi phí LĐGĐ được tính bằng số ngày công của những lao động nhân với mức giá thuê lao động trên thị trường tại thời điểm của vụ gần đây nhất. Mặc dù công LĐGĐ trải dài trên hầu hết giai đoạn sản xuất nhưng ngày công LĐGĐ cũng phụ

48

thuộc vào gia đình có nhiều lao động hay không, diện tích và kỹ thuật canh tác nên chi phí LĐGĐ của mỗi gia đình là khác nhau, giá trung bình là 40 1.000đ/ngày. Nông hộ sử dụng ít nhất là 21 ngày/1000m2, trung bình là 48 ngày/1.000m2 và cao nhất lên đến 79 ngày/1000m2. Chi phí LĐGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí sản xuất trên 38,16%, chi phí LĐGĐ trung bình mỗi hộ là 2.147,92 ngàn đồng, cao nhất là 3.508 ngàn đồng và thấp nhất là 960 ngàn đồng.

Chi phi nhiên liệu chiếm tỷ trọng thấp nhất trong chi phí sản xuất bắp non, chỉ chiếm 3,89% chi phí nhiên liệu trung bình mà nông hộ sử dụng là 218,81 ngàn đồng, thấp nhất là 120 ngàn đồng và cao nhất là 440 ngàn đồng.

Để thể hiện một cách trực quan hơn, ta thể hiện khoản mục chi phí sản xuất bắp non bình quân trên 1000m2 đất canh tác bằng biểu đồ tròn sau:

Nguồn: số liệu điều tra thực tế trên 60 hộ năm 2013

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện các khoản chi phí trong sản xuất bắp non

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 55 - 58)