GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 32 - 33)

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Chợ Mới là một trong những huyện đông dân nhất tỉnh An Giang, khoảng 400.000 dân (2012). Về vị trí địa lý huyện Chợ Mới được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, có 2 cù lao là cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng. Chợ Mới giáp ranh với TP. Long Xuyên, TP. Cao Lãnh, các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân (An Giang), Thanh Bình, Lấp Vò (Đồng Tháp). Huyện Chợ Mới có diện tích đất tự nhiên khoảng 36.928,9 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 27.681 ha; diện tích đất chuyên dùng 3.005 ha; diện tích đất ở 2.483 ha. Về dân số khoảng gần 400.000 người, bao gồm: Độ tuổi lao động khoảng 236.906 người, độ tuổi có khả năng lao động khoảng 211.621 người, độ tuổi không có khả năng lao động khoảng 7.011 người, độ tuổi học sinh khoảng 18.274 người. Mật độ dân số: 1.000 người/km2.

Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (mát và ẩm, gây ra mùa mưa) và gió mùa Đông Bắc (thổi vào xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc nên có nhiệt độ cao, có độ ẩm lớn, không tạo ra rét mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng).Vị trí của huyện Chợ Mới ở vĩ độ thấp và có một mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, nên có nắng chói chang, nhiệt độ cao nhất thường từ 36°C đến 38°C, nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 10 hằng năm dưới 18°C. Ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn như dòng chảy lũ, chảy tràn, ngập lụt, sạt lỡ đất bờ sông

Trên địa bàn toàn huyện Chợ Mới gồm hai thị trấn: Chợ Mới (huyện lỵ), Mỹ Luông và 16 xã: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Long

23

Giang, Long Điền A, Long Điền B, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, Long Kiến, Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Hoà Bình, Hòa An.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 32 - 33)