Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 29 - 31)

* Vị trí địa lý:

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.Với diện tích 3.536,8 km² và dân số toàn tỉnh là 2.151 nghìn người (2010), mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vựcđồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đường ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thượng, chiều dài đường ranh giới là 107,6 km.

Tiếp giáp với Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài 104 km. Vì thế tỉnh An Giang là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng Mekong: Campuchia - Thái Lan và Lào.

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền - sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, thị xã Tân Châu; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên.

* Khí hậu:

An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.

Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.0000C. Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nước. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho

20

phát triển nông nghiệp. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30; vào mùa mưa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dưới 10.

Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90%lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nước vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ như: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp người dân yên tâm sống chung với lũ.

* Địa hình:

Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Trong đó đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh.Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ huyện An Phú, qua thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính: Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên…

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở An Giang tính đến năm 2010

Năm 2010 Diện tích đất (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 325.140 92 Đất phi nông nghiệp 26.760 7,5 Đất chưa sử dụng 1.700 0,5

Tổng 353.600 100

21

An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từChâu Đốc tới Long Xuyên. Nhóm đất phèn chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần của huyện Châu Phú. Nhóm đất đồi núi chiếm 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu tại huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn.

* Sông ngòi:

An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km2.

Với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100 km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi lại bằng đường bộ lẫn đường thủy. Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn. Đây là cảng trung chuyển trong đường vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối Asean và quốc tế: Campuchia, Philipine, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timo, ....

Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Sau đây là một vài tuyến kênh, hồ chính: Kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, kênh Trà Sư, kênh Thần Nông, kênh Vàm Xáng, hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)