Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 25)

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối) để phân tích thực trạng sản xuất bắp non của nông hộ.

Phương pháp thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn, sau đó rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập sẵn.

Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sản xuất bắp non ở xã Hội An – huyện Chợ Mới – An Giang.

Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:

- Mean (trung bình cộng): Giá trị trung bình của các quan sát của biến.

- Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

- Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong các mẫu khảo sát được.

- Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được.

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế.

So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước để thấy sự chênh lệch.

16 Công thức: Δy = y1 – yo

Yo : Chỉ tiêu năm trước. Y1 : Chỉ tiêu năm sau.

Δy : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.

So sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị tương đối của năm trước. Được tính bằng công thức:

ΔY=

Y0 : Chỉ tiêu năm trước. Y1 : Chỉ tiêu năm sau.

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê, tính toán các khoản mục chi phí, thu nhập, lợi nhuận và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính. Các số liệu sẽ được tính toán theo số trung bình cộng, số tương đối cường độ và số tương đối so sánh.

Mục tiêu 3 : Dùng phương pháp phân tích và suy luận từ kết quả chạy hàm sản xuất Cobb-douglas đưa ra chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất và sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng bắp non của các nông hộ.

Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất mô hình trồng bắp non của các nông hộ sử dụng trong quá trình sản xuất. Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng cụ thể: lnY =α0 +α1lnX1 +α2lnX2 + α3lnX3 +α4lnX4 +α5lnX5 +α6lnX6 +α7lnX7 Trong đó: Y1- Y0 Y0 X 100%

17

Biến phụ thuộc Y: năng suất bắp non của hộ sản xuất (kg/1.000m2) αn : các hệ số cần được ước lượng trong mô hình ( n= 0, 1, 2,...,7)  X1: lượng giống gieo trồng cho 1.000m2, đơn vị tính là kg/1.000m2. Yếu tố này phản ánh ảnh hưởng của mật độ gieo trồng của bắp non.

 X2: lượng phân đạm (N) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1.000m2.

 X3: lượng phân lân (P) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1.000m2.

 X4: lượng phân kali (K) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1.000m2.

 X5: số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng bắp (Năm)

 X6: chi phí thuốc nông dược sử dụng được tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng. Đơn vị tính là 1.000đồng/1.000m2. Do thực tế lượng chất các loại thuốc nông dân sử dụng quá nhiều loại khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng là không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuốc nước tính ml). Chính vì thế việc đưa nồng độ nguyên chất của các loại thuốc nông dược là rất phức tạp nên chi phí bằng tiền cho thuốc nông dược có thể là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tương đồng giữa các nông hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 X7: chi phí lao động thuê (1.000đ/1.000m2)

 X8: ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất. Lao động gia đình tham gia hầu hết trong các khâu trong sản xuất như: làm đất, bón phân, phun thuốc tưới tiêu, chăm sóc… Lao động gia đình được tính bằng ngày/1.000m2.

Các tham số được ước lượng bằng việc tính toán từ phần mềm stata. Phương pháp “ước lượng bình phương nhỏ nhất” (OLS) được áp dụng để ước lượng các tham số của mô hình biên ngẫu nhiên.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = β + β1X1+ β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 Trong đó,

- Biến phụ thuộc Y (1.000đ/1.000m2): là lợi nhuận mà nông hộ đạt được.

18 + X1: chi phí giống (1.000đ/1.000m2) + X2: chi phí phân bón (1.000đ/1.000m2)

+ X3: chi phí thuốc nông dược sử dụng được tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng. Đơn vị tính là 1.000đồng/1.000m2.

+ X4: chi phí dùng để thuê lao động từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Đơn vị tính là 1.000đồng/1000m2.

+ X5: chi phí LĐGĐ. Đơn vị tính là 1.000đ/1.000m2.

Mô hình hàm lợi nhuận cũng được ước lượng bằng phương pháp OLS giống như mô hình hàm sản xuất trên.

Mục tiêu 4: Từ kết quả phân tích và các thông tin thu thập được từ các nguồn có liên quan, dùng phương pháp thống kê suy luận, phương pháp chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả tài chính của mô hình, vận dụng các kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sản xuất bắp non có hiệu quả hơn.

19

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.Với diện tích 3.536,8 km² và dân số toàn tỉnh là 2.151 nghìn người (2010), mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vựcđồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đường ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thượng, chiều dài đường ranh giới là 107,6 km.

Tiếp giáp với Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài 104 km. Vì thế tỉnh An Giang là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng Mekong: Campuchia - Thái Lan và Lào.

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền - sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, thị xã Tân Châu; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên.

* Khí hậu:

An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.

Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.0000C. Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nước. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho

20

phát triển nông nghiệp. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30; vào mùa mưa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dưới 10.

Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong sáng, ít mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90%lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy ra bão và sương muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác ở khu vựcđồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nước vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ như: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp người dân yên tâm sống chung với lũ.

* Địa hình:

Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Trong đó đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh.Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ huyện An Phú, qua thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính: Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên…

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở An Giang tính đến năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 Diện tích đất (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 325.140 92 Đất phi nông nghiệp 26.760 7,5 Đất chưa sử dụng 1.700 0,5

Tổng 353.600 100

21

An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từChâu Đốc tới Long Xuyên. Nhóm đất phèn chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần của huyện Châu Phú. Nhóm đất đồi núi chiếm 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu tại huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn.

* Sông ngòi:

An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72 km/km2.

Với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100 km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi lại bằng đường bộ lẫn đường thủy. Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn. Đây là cảng trung chuyển trong đường vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối Asean và quốc tế: Campuchia, Philipine, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timo, ....

Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Sau đây là một vài tuyến kênh, hồ chính: Kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, kênh Trà Sư, kênh Thần Nông, kênh Vàm Xáng, hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc.

3.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thuỷ sản nước ngọt như cá, tôm... An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.

An Giang được nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động

22

Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác.

3.1.3 Giao thông

Trục giao thông chính của tỉnh An Giang là quốc lộ 91 nối thành phố Long Xuyên với cửa khẩu Tịnh Biên và nối với quốc lộ 1A qua hai ngã Đồng Tháp và Cần Thơ. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể đến An Giang rất thuận tiện cả bằng đường bộ và đường thủy.

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ MỚI3.2.1 Điều kiện tự nhiên 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Chợ Mới là một trong những huyện đông dân nhất tỉnh An Giang, khoảng 400.000 dân (2012). Về vị trí địa lý huyện Chợ Mới được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, có 2 cù lao là cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng. Chợ Mới giáp ranh với TP. Long Xuyên, TP. Cao Lãnh, các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân (An Giang), Thanh Bình, Lấp Vò (Đồng Tháp). Huyện Chợ Mới có diện tích đất tự nhiên khoảng 36.928,9 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 27.681 ha; diện tích đất chuyên dùng 3.005 ha; diện tích đất ở 2.483 ha. Về dân số khoảng gần 400.000 người, bao gồm: Độ tuổi lao động khoảng 236.906 người, độ tuổi có khả năng lao động khoảng 211.621 người, độ tuổi không có khả năng lao động khoảng 7.011 người, độ tuổi học sinh khoảng 18.274 người. Mật độ dân số: 1.000 người/km2.

Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (mát và ẩm, gây ra mùa mưa) và gió mùa Đông Bắc (thổi vào xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc nên có nhiệt độ cao, có độ ẩm lớn, không tạo ra rét mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng).Vị trí của huyện Chợ Mới ở vĩ độ thấp và có một mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, nên có nắng chói chang, nhiệt độ cao nhất thường từ 36°C đến 38°C, nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 10 hằng năm dưới 18°C. Ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn như dòng chảy lũ, chảy tràn, ngập lụt, sạt lỡ đất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 25)