MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 70)

Từ những cơ sở trên, đề ra một số giải pháp chung cho việc phát triển sản xuất bắp non của nông hộ.

61

Như phân tích ở trên chỉ có 20/60 nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuật cho nên các nông hộ cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân, hộ thảo… để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học.

Nông dân phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, cũng như tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các nông hộ có mô hình hình sản xuất hiệu quả. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để tiếp thu những kỹ thuật mới áp dụng cho mô hình sản xuất.

Chi phí lao động động gia đình là khoản mục chi phí lớn nhất và tình trạng thiếu lao động vào thời điểm thu hoạch nên mướn thêm lao động khiến cho lợi nhuận đạt được không cao. Do đó, các cơ quan chức năng phải từng bước nghiên cứu thực hiện cơ giới hóa để giảm phụ thuộc vào sức lao động và tiết kiệm chi phí. Để thực hiện được cơ giới hóa cần sự tham gia tích cực của các ngành liên quan. Quá trình thực hiện cơ giới hóa trong tương lai là vô cùng cần thiết khi xu hướng ngày càng giảm lực lượng lao động ở nông thôn và có dấu hiệu khan hiếm.

Chi phí phân bón là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao (26,43%) trong tổng chi phí và hộ chỉ tập trung bón chủ yếu phân đạm. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề trên là xác định loại phân bón, liều lượng và qui trình bón phân cần được thực hiện đúng để giảm thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng của phân bón, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.

62

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Dựa vào các tỷ số tài chính và các kết quả phân tích trên cho thấy , mô hình trồng bắp non trên địa bàn xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân nơi đây. Theo kết quả điều tra và phân tích được thì trung bình mỗi hộ có 2,7 công đất sản xuất, năng suất bình trên 1 công là 342 kg/1.000m2 với hợp đồng bao tiêu giá đầu ra nên giá chỉ dao động nhẹ từ 14 -15,5 ngàn đồng/kg, mức giá bán trung bình khoảng 14,512 ngàn đồng/kg thì lợi nhuận trung bình thu được là 4.523 đồng/1.000m2 và thu nhập bình quân cho vụ này của nông hộ là 2.152,44 ngàn đồng/1.000m2 và tổng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất là 2.962.02 ngàn đồng/1.000m2 chưa bao gồm chi phí LĐGĐ. Để có được hiệu quả sản suất đó thì các nông hộ đã gặp không ít khó khăn về thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, ít được sự quan tâm chính quyền địa phương và công ty rau quả đông lạnh Antesco...Trong một mô hình sản xuất thì lợi nhuận là khoản mục được quan tâm hàng đầu. Theo kết quả phân tích thì lợi nhuận của vụ sản xuất bắp non chịu tác động của 4 yếu tố, gồm: chi phí phân bón, chi phí thuê lao động, chi phí thuốc nông dược, chi phí LĐGĐ.

Tuy nhiên bên cạnh các khó khăn trên thì nông hộ cũng có khá nhiều thuận lợi khi tham gia mô hình sản xuất này như: có kinh nghiệm sản xuất, nguồn lao động gia đình tham gia sản xuất, đất đai phù hợp, được đại lý bao tiêu giá đầu ra, dễ bán…

Tóm lại, mô hình trồng bắp non chỉ mang lại hiệu qua kinh tế cao với những hộ có kinh nghiệm sản xuất, lao động gia đình tham gia vào sản xuất đông và biết sử dụng lượng đầu vào một cách hợp lý.Nhưng hầu hết các nông hộ tham gia sản xuất bắp non đều sử dụng lượng đầu vào quá mức nên mức hiệu quả kinh tế đạt không cao và lợi nhuận tương đối thấp; chỉ có 50% hộ sản xuất có hiệu quả, chủ yếu lấy công làm lời. Bình quân thu nhập trung bình trên một ngày của một hộ sản xuất bắp non (45,95 ngàn đồng/ngày) chỉ cao hơn chi phí lao động thuê trên một ngày (40 ngàn đồng/ngày). Vì thế việc trồng bắp non của nông hộ ở xã Hội An không hiệu quả cao, mặc dù không có hộ nào bị lỗ. Vì thế các nông hộ cần được học hỏi tiếp thu thêm kiến thức về kỹ thuật sản xuất bắp non để sử dụng đầu vào một cách hợp lý và có hiệu quả nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận cho nông hộ. Bắp non là nông sản có giá trị xuất khẩu rất cao, được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng vì thế

63

nông dân cần nắm bắt được lợi thế này và giành quyền quyết định cho giá cả bắp non để tăng lợi nhuận và sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nông hộ sản xuất bắp non

Cần thay đổi thói quen sản xuất, từ bỏ những quan niệm sản xuất lạc hậu của mình (sạ dày, bón nhiều phân đạm…), năng cao trình độ, hiểu biết về phương thức sản xuất bắp non đúng cách và hiệu quả. Trong quá trình sản xuất cần phối hợp các yếu tố đầu vào một cách tối ưu nhất, trong các yếu tố đầu vào yếu tố phân bón là yếu tố ảnh hưởng rất lớn về lợi nhuận của nông hộ. Chi phí chi cho phân bón chiếm khá cao, do đó bà con cần xem xét lại, tốt nhất là nên giảm xuống. Về thuốc nông dược khi sử dụng thuốc phải đúng lúc, đúng đối tượng, đúng liều để tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe, môi trường.

Chủ động tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, luôn tự cập nhật thông tin về tình hình sản xuất chung, các mô hình sản xuất mới, giống mới, các chương trình hội thảo từ báo, đài,… từ đó áp dụng có hiệu quả vào sản xuất.

6.2.2. Đối với địa phương

Cung cấp giống bắp non nguyên chủng cho nông dân, vận động người dân đưa các giống mới có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, kháng sâu bệnh và thích hợp ở mọi điều kiện khí hậu.

Bên cạnh đó các Sở, Ban, Ngành cần đảm bảo bình ổn giá cả phân bón. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân và tổ chức thăm đồng thường xuyên để đánh giá kịp thời tình hình sản xuất bắp non để rút kinh nghiệm cho những vụ tiếp theo.

Cần có chính sách vay vốn tính dụng để đầu tư cho trang thiết bị, cơ giới hóa trong công tác thu hoạch cho nông hộ.

Ngoài ra, cần khuyến khích các nông hộ trong vùng thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp để giúp các nông dân trồng bắp non có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ (2003). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê.

2. Võ Thị Thanh Lộc (2010). Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ.

3. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa thông tin. 4.Trần Thị Ái Đông (2008). Giáo trình kinh tế sản xuất, khoa kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ.

5.Phòng Nông Nghiệp huyện Chợ Mới, 2013, Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm và những nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2013 huyện Chợ Mới.

6.Trạm bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, 2012, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất nông nghiệp.

7.UBND xã Hội An, 2013, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ đến cuối năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Wedside

8. Việt Nam đất nước và con người, http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/province.asp?mt=8476&uid =1183.

9. Tri thức Việt,

http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=huy%E1%BB%87n+Ch%E 1%BB%A3+M%E1%BB%9Bi&type=A0

10. Cổng thông tin điện tử An Giang,

http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8x Bz9CP0os3j3oBBLczdTEwN_V0c3A09_rxBnVx9jQ_cQU_2CbEdFAJQ9yss !/

11. Cổng thông tin điện tử bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, http://www.agroviet.gov.vn/Pages/statisticreport.aspx?TabId=thongke 12. Niên giám nông nghiệp – thực phẩm,

http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=4156 13. Báo điện tử Cần Thơ ,

65

PHLỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ TRỒNG BẮP

NON Ở XÃ HỘI AN – CHỢ MỚI

Xin chào ông (bà), tôi tên Lê Thị Ngọc Trâm đang học tại trường Đại học Cần Thơ. Tôi đang nghiên cứu về đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”.

Rất mong gia đình ông/bà dành ra ít phút để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi xin cam đoan rằng những câu trả lời của ông/bà chỉ được sử dụng cho mục đích của việc nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ

1. Tên chủ nông hộ được phỏng vấn :………Tuổi:…… 2. Địa chỉ:Ấp………xã Hội An, Chợ Mới – An Giang. 3. Giới tính: 1- Nam 0- Nữ

4. Trình độ văn hoá:………. 5. Số thành viên trong gia đình: ……người.

6. Số LĐGĐ tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất?…….…người Trong đó: Nam:………..người; Nữ:..………..người

7. Ông (bà) đã sống ở đây bao lâu?...năm

II. THÔNG TIN CỤ THỂ

1. Tổng diện tích đất mà ông (bà) có:………..công (1000m2) Trong đó diện tích trồng bắp non:………...công (1000m2). Đất sở hữu:……công; Đất thuê:...công; Giá thuê:..…..(1000đ/công/năm). 2. Diện tích trồng bắp non qua các năm:

2010:……….2011:………..2012:…….……… Lý do:………... ……….. 3. Ông (bà) có áp dụng mô hình trồng bắp kết hợp nuôi bò (2B) không?

 Có  Không

Lý do:……… 4. Ông (bà ) có áp dụng mô hình trồng bắp non theo hướng rau an toàn không?

66

 Có  Không

Lý do……….. 5. Hiện nay ông (bà) đang sử dụng giống bắp non nào :…... 6. Lý do ông (bà) chọn giống bắp non trên (có thể chọn nhiều câu):

 Dễ trồng  Lợi nhuận cao hơn cây khác

 Theo phong trào  Đất đai phù hợp

 Vốn đầu tư thấp  Theo nhu cầu thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khác……….

7. Đánh giá của ông/bà thế nào về chất lượng giống hiện tại:

 Rất cao  Cao  Trung bình

8. Một công ông/bà trồng bao nhiêu kg giống?...(kg/công) 9. Mõi năm ông (bà) trồng bao nhiêu vụ:………..

10. Kinh nghiệm trồng bắp non của ông (bà):…………năm. 11. Kinh nghiệm trồng bắp non của ông (bà) học hỏi từ đâu?

 Truyền thống  Từ sách báo

 Từ hàng xóm các buổi tập huấn

 Từ trạm khuyến nông  Tự có

12. Ông (bà) có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất bắp non hay các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nào không?

 Có  Không 13. Nếu có thì ai tập huấn?

 Cán bộ khuyến nông

 Cán bộ hội nông dân

 Cán bộ công ty BVTV

 Khác (ghi cụ thể):………..

67 1. Nguồn vốn cho việc sản xuất chủ yếu là?

 Tự có

 Vay ngân hàng

 Do nhà nước hỗ trợ

 khác………..

2. Ông (bà) có vay vốn để sản xuất không?

 Có  Không

3. Nếu có, điền các thông tin vào bảng sau:

Nguồn vay Số lượng (đồng)

Lãi suất (%/tháng)

Thời hạn (tháng)

Điều kiện vay 1-tín chấp 2-thế chấp

1. 2. 3.

4. Ông/Bà sử dụng vốn vay đó như thế nào? (nhiều lựa chọn)

 Mua cây giống  Mua thuốc

 Mua phân bón  Khác:………. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV. CHI PHÍ

Các khoảng chi phí trong sản xuất bắp non

Khoảng mục Số lượng Đơn giá (1000đ)

Thành tiền Ghi chú

1.Chi phí chuẩn bị đất (ngày/đồng)

-Chi phí LĐGĐ(ngày) -Chi phí LĐ thuê( ngày)

68 2. Chi phí giống (kg)

3. Chi phí trồng cây -Chi phí LĐGĐ(ngày) -Chi phí LĐ thuê( ngày)

4. Chi phí chăm sóc +Tưới tiêu

-Chi phí LĐGĐ(ngày) -Chi phí LĐ thuê( ngày +Làm cỏ

Chi phí LĐGĐ(ngày) -Chi phí LĐ thuê( ngày +Bón phân

Chi phí LĐGĐ(ngày) -Chi phí LĐ thuê( ngày +khác 5. Chi phí phân bón(kg) -Ure/phân lạnh/đạm -Lân -kali -Phân chuồng -khác ……… 6. Chi phí BVTV -Thuốc sâu(chai/gói)

69 -Thuốc dưỡng(chai)

-khác………. 7. Chi phí thu hoạch -Chi phí LĐGĐ(ngày) -Chi phí LĐ thuê( ngày

8. Chi phí vận chuyển

9. Chi phí khác

V. THU NHẬP

1. Thông tin thu nhập: Giống Bắp non Diện tích (1000 m2) Năng suất (Kg/1000 2) Sản lượng (Kg) Giá bán (đồng) Thành tiền (1000đ)

2. Thu nhập khác ngoài trồng bắp non của gia đình? STT Danh mục Tổng thu (1000đ) Tổng chi phí (1000 đ) Thu nhập 1 Các loại cây trồng khác……….. 2 Chăn nuôi 3 Thủy sản Khác (xin ghi rõ)………. VI. VẤN ĐỀ TIÊU THỤ

70

 Bán  Thương lái

 Chợ  Các công ty cổ phần rau quả thực phẩm

 Bán cho HTX, cơ sở chế biến địa phương

 Khác (ghi cụ thể):………

2. Thông thường giá bán do ai quyết định?

 Nông dân quyết định

Thương lái quyết định

 Cả hai bên thương lượng

 Dựa trên giá cả thị trường

 Khác (ghi cụ thể):……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT

1. Xin ông (bà) cho biết, những thuận lợi khi gia đình tham gia sản xuất bắp non ?

 Đất đai phù hợp

 Có kinh nghiệm sản xuất  Được tập huấn kỹ thuật

 Được sự quan tâm của chính quyền  Có nhiều người trồng, dễ bán  Đủ vốn sản xuất

 Khí hậu thuận lợi  Bán được giá cao

 Khác………..

2.Xin ông (bà) cho biết, những khó khăn của quá trình sản xuất khi gia đình tham gia sản xuất bắp non?

 Nguồn giống chưa chất lượng  Gía cả đầu vào tăng cao

71  Gía cả đầu ra bấp bênh

 Chưa đầu tư cho kênh rạch  Thiếu vốn sản xuất

 Thiếu lao động

 Thiếu kinh nghiệm sản xuất  Ít được tập huấn

 Biến đổi khí hậu  Khác

4.Ông/bà có thể chia sẽ những kinh nghiệm của ông/bà mà ông/bà nghĩ sẽ giúp nâng cao chất lượng bắp non:

……….. ………..

72

PHỤ LỤC 2 Phụ bảng 2.1: Thông tin chung của nông hộ

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- so_nhan_khau | 60 4.733333 1.549923 2 10 so_lao_dong | 60 2.283333 .884742 1 5 Lao_dong_nam | 60 1.483333 .5963637 1 3 Lao_dong_nu | 60 .8 .6587096 0 2 Do_tuoi | 60 47.76667 11.13609 28 75 ---+--- Trinh_do_h~n | 60 7.016667 3.342037 1 13 Kinh_nghiem | 60 9.65 3.564538 5 24 dien_tich | 60 2.7 1.652835 .5 8 mat_do | 60 3.025 .5322243 1.5 4

phụ bảng 2.2: Các khoản chi phí trong sản xuất bắp non

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max

---+--- Chi_phi_gi~g | 60 412.91 79.65 195 150 chi_phi_th~t | 60 579.23 103.61 450 780 chi_phi_ph~n | 60 1487.73 376.3545 816.8478 2669.565 chi_phi_th~c | 60 221.4918 115.6675 61.53846 600 chi_phi_nh~u | 60 218.8131 70.24346 120 440 ---+---

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng bắp non ở xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang (Trang 70)