4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2 Nhân tố chủ quan
Số liệu bảng 4.15 cho thấy mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố về phía bản thân người CC cấp thành phố có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC. Nghiên cứu tiến hành khảo sát các công chức với các chỉ tiêu được nghiên cứu lựa chọn gồm: mức lương thưởng, môi trường làm việc, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng, khó khăn và thách thức trong công việc, hành vi lãnh đạo của tổ chức/đơn vị, quan hệ nơi làm việc, sự phù hợp về công việc, chính sách của cơ quan/đơn vị và tinh thần vì công việc của người công chức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan đến chất lượng công chức quận Long Biên qua điều tra
Diễn giải S(ngố lượường i) T(%) ỷ lệ
1. Lương, thưởng
- Mức lương phù hợp 56 93,3 - Khen thưởng bằng vật chất/giấy khen 37 61,7 2. Môi trường làm việc
- Môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ
27 45 - Trang thiết bịđược cung cấp đầy đủ/vừa ý
37 61,7 3. Đào tạo và bồi dưỡng
- Được tạo cơ hội đểđào tạo, bồi dưỡng
49 81,7 4. Thách thức trong công việc
- Sựđổi mới sáng tạo luôn được khuyến khích
31 51,7 5. Hành vi lãnh đạo của tổ chức/đơn vị
- Đánh giá đúng kết quả của cá nhân qua công tác
37 61,7 6. Quan hệ nơi làm việc
- Nơi làm việc thân thiện 37 61,7 - Đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu và giúp đỡ nhau
50 83,3 - Các thành viên phối hợp làm việc tốt và tin tưởng nhau
42 70 7. Sự phù hợp về công việc
- Công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo
56 93,3 8. Chính sách của cơ quan/đơn vị
- Văn hóa và cấu trúc tổ chức tốt
35 58,3 9. Tinh thần vì công việc
- Mong muốn phục vụ trong cơ quan/đơn vị Nhà nước
54 90 - Sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng
38 63,3
(Nguồn: Số liệu điều tra 2/2015) - Ảnh hưởng của việc phân tích công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước của quận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 Phân tích công việc là nội dung cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Phân tích công việc thực chất là bản mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc (tiêu chuẩn chức danh) và bảng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện các nội dung khác của quản trị nguồn nhân lực như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, đề bạt và bổ nhiệm…
Hiện nay, các cơ quan hành chính Nhà nước của quận nói riêng và của thành phố nói chung chưa thực hiện việc phân tích công việc. Do chưa thực hiện phân tích công việc nên không có bản mô tả công việc cụ thể, dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo công việc hoặc thiếu trách nhiệm, đùn đẩy công việc trong thực thi công vụ. Khi người công chức không hiểu rõ về công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình thì việc thực thi công vụ sẽ không đạt được hiệu quả cao, thậm chí còn gây trở ngại cho những người có liên quan đến công việc đó. Vì thiếu phân tích công việc, nên không xây dựng được chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc, dẫn đến việc đánh giá thực hiện công việc của công chức mới chỉ là đánh giá trên danh nghĩa, chung chung. Do thiếu phân tích công việc nên không xác định đúng nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng công chức, không tuyển dược công chức có năng lực, đáp ứng yêu cầu của công việc…