Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận long biên, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1 Nhân tố khách quan

- Chính sách tuyển dụng

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng của công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc và thu hút được công chức chất lượng cao về làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 độ chuyên môn cao ra các doanh nghiệp làm việc. Sở dĩ có hiện tượng này là do Nhà nước còn thiếu các chính sách, biện pháp tạo động lực một cách hữu hiệu, hấp dẫn để công chức yên tâm gắn bó với công sở và hệ thống hành chính Nhà nước.

Khi nói tới các chính sách và biện pháp khuyến khích tạo động lực cho người lao động không chỉ đơn giản chỉ chính sách thu nhập, tiền lương của công chức - mặc dù tiền lương, thu nhập là một trong những chính sách quan trọng nhất của tạo động lực và khuyến khích đội ngũ CC. Điều quan trọng là phải nghĩ tới hệ thống các chính sách và biện pháp đồng bộ liên quan đến lợi ích của đội ngũ CC. Để tạo ra được các chính sách tốt có tác dụng tạo động lực cho cán bộ, công chức yên tâm công tác, tâm huyết gắn bó với công việc, với công sở, thì hệ thống chính sách và các biện pháp phải xuất phát từ những mong muốn, nhu cầu chính đáng của công chức.

Trong công tác quản lý công chức, nhiều năm qua các cơ quan, đơn vị của thành phố mới quan tâm tới công tác quản lý hành chính nhân sự (chấm công, thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, hưu trí...) mà ít quan tâm tới những vấn đề khác như tạo lập văn hoá tổ chức, văn hoá lãnh đạo, tạo lập môi trường làm việc tốt, quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sự thăng tiến của công chức, quy hoạch công chức, tôn vinh công chức giỏi... Các chính sách đối với công chức cấp huyện còn mang nặng tính hành chính, thiếu tính khuyến khích, động viên. Hiện tượng “chảy máu chất xám” đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành, nhiều người được tỉnh cử đi đào tạo, khi tốt nghiệp không muốn về làm việc tại tỉnh, chấp nhận bồi thường kinh phí đào tạo cho tỉnh để chuyển công tác ra tỉnh ngoài, về các bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp liên doanh... Đây là một trong những biểu hiện do thiếu động lực tạo sự say mê gắn bó với công việc. Do thiếu động lực trong công việc nên công chức làm việc chỉ theo "bổn phận công chức của mình" ít

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 quan tâm tới cải tiến công việc và do đó cũng ít quan tâm tới tự học tập nâng cao năng lực của bản thân công chức.

- Chính sách của thành phố

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các cán bộ công chức cấp quận, bao gồm các trưởng, phó phòng, và chuyên viên không giữ chức vụ, về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tuyển dụng, thu hút nhân tài và sử dụng cán bộ đã được thành phố triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua, có liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu 4.14

Hiện nay, việc chậm cải cách đồng bộ chính sách tiền lương cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc thu hút và khuyến khích công chức làm việc. Tiền lương của công chức là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ trực tiếp tới đời sống của nhân dân, ngân sách nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, công bằng và định hướng phát triển của xã hội. Vẫn còn bất cập chế độ tiền lương chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của công chức, chưa theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời chưa thực sự bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động và phù hợp với việc nâng cao từng bước mức sống trong xã hội, để công chức yên tâm, chuyên cần với công việc ở vị trí công tác của mình trong bộ máy nhà nước. Hiện tại, chính sách tiền lương thực sự là động lực thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả công tác, nâng cao chất lượng công chức; tiền lương mới chỉ là một khoản chi thuần tuý cho tiêu dùng, chưa thực sự là khoản đầu tư quan trọng cho sự ổn định và phát triển của đất nước, chưa thực sự đầu tư cho nhân tố con người, nhân tố quyết định của sự phát triển kinh tế và xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của nhân tố khách quan đến chất lượng đội ngũ

công chức quận Long Biên qua điều tra

ĐVT: % Diễn giải Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Không ý kiến 1. Chính sách tuyển dụng 70,4 23,4 1,8 4,4 2. Chính sách quản lý, đãi ngộ 80,7 16,4 0,7 2,2 3. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 69,0 20,4 2,6 8,0 4. Công tác đánh giá, khen

thưởng và kỷ luật 71,1 19,5 4,1 5,3 5. Môi trường công tác 73,2 21,6 0,5 4,7

(Nguồn: Số liệu điều tra 2/2015)

Đội ngũ CC quận Long Biên chịu những tác động khách quan trên, có thể kể tới một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đội ngũ công chức của quận mới chỉ bước đầu làm quen nên chưa nắm vững được cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, trừ một số công chức mới được đào tạo về quản lý kinh tế. Nguyên nhân này đã tác động rất lớn đến chất lượng đội ngũ công chức, nhiều công chức tỏ ra lúng túng và hẫng hụt kiến thức trước những thay đổi công việc và vị trí công tác.

- Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ; thay đổi những tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc… Nguyên nhân này làm cho khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện công việc có xu hướng ngày càng xa nhau.

- Sự không đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống pháp luật về CC là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng công chức, trong việc đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc hiện tại; yêu cầu của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 hội nhập, yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

- Nhà nước chậm cải cách đồng bộ chính sách tiền lương để thu hút, khuyến khích đội ngũ công chức làm việc. Tiền lương của công chức là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ trực tiếp tới đời sống của nhân dân, ngân sách nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, công bằng và định hướng phát triển của xã hội. Vẫn còn bất cập chế độ tiền lương chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của công chức, chưa theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời chưa thực sự bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động và phù hợp với việc nâng cao từng bước mức sống trong xã hội, để công chức yên tâm, chuyên cần với công việc ở vị trí công tác của mình trong bộ máy nhà nước. Hiện tại, chính sách tiền lương thực sự là động lực thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; tiền lương mới chỉ là một khoản chi thuần tuý cho tiêu dùng, chưa thực sự là khoản đầu tư quan trọng cho sự ổn định và phát triển của đất nước, chưa thực sự đầu tư cho nhân tố con người, nhân tố quyết định của sự phát triển kinh tế và xã hội.

- Các bộ quản lý chuyên ngành chưa có hướng dẫn cụ thể về tuyển dụng công chức thuộc ngành mình quản lý. Ví dụ: ngoài các yêu cầu chung cần có những yêu cầu riêng của chuyên ngành như: Nội dung thi chuyên ngành, tiêu chuẩn…Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận long biên, thành phố hà nội (Trang 80 - 84)