Đánh giá chất lượng công chức quận Long Biên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận long biên, thành phố hà nội (Trang 67 - 80)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 Đánh giá chất lượng công chức quận Long Biên

Số liệu bảng 4.7 cho thấy kết quả đánh giá của lãnh đạo quận Long Biên về Đội ngũ CC quận, cụ thể:

- Về trình độ năng lực Đội ngũ CC, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 73,34%;

- Về đạo đức lối sống của Đội ngũ CC, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 80%;

- Về mối quan hệ với nhân dân, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 86,67%;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 91,67%;

- Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, kết quả tốt và khá chiếm tỷ lệ 81,67%.

Bảng 4.7 Đánh giá đội ngũ CC chức quận Long Biên của lãnh đạo quận năm 2014

ĐVT: %

Diễn giải Tốt Khá Trung bình Yếu

1. Trình độ năng lực ĐNCC 21,67 51,67 18,33 8,33 2. Đạo đức lối sống của ĐNCC 26,67 53,33 13,33 6,67

3. Quan hệ với nhân dân 26,67 60,00 8,33 5,00

4. Bố trí công tác phù hợp với năng lực

chuyên môn 31,67 60,00 8,33 0

5. Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc 25,00 56,67 15,00 3,33

(Nguồn: Số liệu điều tra 2/2015)

Số liệu bảng 4.8 cho thấy đánh giá của lãnh đạo các đơn vị về năng lực của đội ngũ CC quận Long Biên, kết quả:

- Về năng lực sử dụng máy vi tính, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 70%; đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 30%;

- Về năng lực ngoại ngữ, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 66,7%; đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 33,33%;

- Về năng lực soạn thảo văn bản và báo cáo, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 71,7%; đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 28,33%;

- Về năng lực tổ chức công việc, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 68,3%; đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 31,67%;

- Về năng lực thuyết trình, kết quả đánh giá tốt và khá chiếm tỷ lệ 73,3%; đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 26,66%;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 chiếm tỷ lệ 63,3%; đánh giá trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 36,67%.

Bảng 4.8 Đánh giá năng lực đội ngũ CC quận Long Biên của lãnh đạo các đơn vị năm 2014 ĐVT: % Diễn giải Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Năng lực sử dụng máy vi tính 18,33 51,67 18,33 11,67 2. Năng lực ngoại ngữ 10,00 56,67 23,33 10,00

3. Năng lực soạn thảo văn bản, báo cáo 8,33 63,33 15,00 13,33 4. Năng lực tổ chức công việc 13,33 55,00 20,00 11,67 5. Năng lực thuyết trình 16,67 56,67 18,33 8,33 6. Năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá 15,00 48,33 21,67 15,00

(Nguồn: Số liệu điều tra 2/2015)

Đánh giá về kiến thức chuyên môn của công chức quận Long Biên, kết quả cho thấy:

- Kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp quận, có 36 người cho đánh giá là nắm rất vững và nắm vững, chiếm tỷ lệ 60%; có 7 người cho đánh giá là không biết, chiếm tỷ lệ 11,7%;

- Kiến thức về quản lý hành chính công: có 40 người cho kết quả đánh giá là nắm rất vững và nắm vững, chiếm tỷ lệ 66,6%; đánh giá là không biết có 5 người, chiếm tỷ lệ 8,3%;

- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành: có 45 người cho đánh giá là cán bộ công chức nắm rất vững và nắm vững, chiếm tỷ lệ 75%; số người cho đánh giá là không biết có 6 người, chiếm tỷ lệ 10%;

- Kiến thức lập kế hoạch dự án: có 43 người cho đánh giá là nắm rất vững và nắm vững, chiếm tỷ lệ 71,7%; số người cho đánh giá là không biết có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 6 người, chiếm tỷ lệ 10%;

- Kiến thức quản lý nhân sự: có 46 người cho đánh giá là nắm rất vững và nắm vững, chiếm tỷ lệ 76,7%; số người cho đánh giá là không biết có 5 người, chiếm tỷ lệ 8,3%;

- Kiến thức quản lý dự án: có 48 người cho đánh giá là nắm rất vững và vững, chiếm tỷ lệ 80%; có 4 người cho đánh giá là không biết, chiếm tỷ lệ 6,7%;

Bảng 4.9 Đánh giá kiến thức chuyên môn của đội ngũ CC quận Long Biên năm 2014 ĐVT: người; % Diễn giải Nắm rất vững Nắm vững Biết ít Không biết SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL) Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1. Kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp quận 12 20,0 24 40,0 17 28,3 7 11,7 2. Kiến thức về quản lý hành chính công 11 18,3 29 48,3 15 25,0 5 8,3 3. Kiến thức chuyên môn, nghiệp

vụ của ngành 14 23,3 31 51,7 9 15,0 6 10,0 4. Kiến thức lập kế hoạch, dự án 10 16,7 33 55,0 11 18,3 6 10,0 5. Kiến thức quản lý nhân sự 12 20,0 34 56,7 9 15,0 5 8,3 6. Kiến thức quản lý dự án 13 21,7 35 58,3 8 13,3 4 6,7 7. Kiến thức quản lý tài chính 9 15,0 37 61,7 11 18,3 3 5,0 8. Kiến thức vềđầu tư công 16 26,7 25 41,7 14 23,3 5 8,3 9. Kiến thức luật pháp 13 21,7 31 51,7 13 21,7 3 5,0 (Nguồn: Số liệu điều tra 2/2015)

- Kiến thức quản lý tài chính: có 46 người cho đánh giá là nắm rất vững và nắm vững kiến thức, chiếm tỷ lệ 76,7%; có 3 người cho đánh giá là không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 biết, chiếm tỷ lệ 5%;

- Kiến thức đầu tư công: có 41 người cho đánh giá là nắm rất vững và nắm vững kiến thức, chiếm tỷ lệ 68,4%; có 5 người cho đánh giá là không biết, chiếm tỷ lệ 8,3%;

- Kiến thức luật pháp: có 44 người cho đánh giá là nắm rất vững và nắm vững kiến thức luật pháp, chiếm tỷ lệ 73,4%; có 3 người cho đánh giá là cán bộ công chức không biết, chiếm tỷ lệ 5%.

Bên cạnh những yếu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức quận Long Biên đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Thực tế cho thấy, không phải bất cứ công chức nào được đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công vụ được giao.

Đánh giá về kỹ năng làm việc của đội ngũ CC quận Long Biên, số liệu bảng 4.10 cho thấy:

- Kỹ năng lập kế hoạch dự án: có 35 người cho đánh giá là đội ngũ CC đã nắm rất vững và nắm vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 58,3%; và 2 người cho đánh giá là không biết, chiếm tỷ lệ 3,3%;

- Kỹ năng quản lý kế hoạch dự án: có 41 người cho đánh giá là cán bộ công chức đã nắm rất vững và nắm vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 68,3%; có 6 người cho đánh giá là cán bộ công chức không biết kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 10%;

- Kỹ năng kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động: có 41 người cho đánh giá là cán bộ công chức đã nắm rất vững và nắm vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 68,3%; có 7 người cho đánh giá là không biết kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 11,7%;

- Kỹ năng viết báo cáo, soạn thảo văn bản: có 37 người cho đánh giá là công chức đã nắm vững và nắm rất vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 61,7%; có 9 người cho đánh giá là công chức không biết kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 15%;

- Kỹ năng thuyết trình, đàm phán: có 42 người cho đánh giá là công chức đã nắm vững và nắm rất vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 70%; có 5 người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 cho đánh giá là công chức không biết kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 8,3%;

- Kỹ năng vận động quần chúng: có 49 người cho đánh giá là công chức đã nắm vững và nắm rất vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 81,7%; có 3 người cho đánh giá là công chức không nắm được kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 5%;

- Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp: có 46 người cho đánh giá là công chức đã nắm vững và nắm rất vững kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 76,7%; có 5 người cho đánh giá là công chức không biết kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 8,3%.

Bảng 4.10 Kỹ năng làm việc của đội ngũ CC quận Long Biên năm 2014 ĐVT: người; % ĐVT: người; % Diễn giải Nắm rất vững Nắm vững Biết ít Không biết SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1. Kỹ năng lập kế hoạch, dự án 9 15 26 43,3 23 38,3 2 3,3 2. Kỹ năng quản lý kế hoạch, dự án 10 16,7 31 51,7 13 21,7 6 10,0 3. Kỹ năng kiểm tra, giám sát,

đánh giá các hoạt động 12 20 29 48,3 12 20,0 7 11,7 4. Kỹ năng viết báo cáo, soạn

thảo văn bản 9 15 28 46,7 14 23,3 9 15,0 5. Kỹ năng thuyết trình, đàm phán 11 18,3 31 51,7 13 21,7 5 8,3 6. Kỹ năng vận động quần chúng 12 20 37 61,7 8 13,3 3 5,0 7. Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp 11 18,3 35 58,3 9 15,0 5 8,3 (Nguồn: Số liệu điều tra 2/2015)

Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý chủ yếu là thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá đào tạo về hành chính Nhà nước, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ, nhiều cán bộ công chức còn lúng túng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Hiện nay, một tình trạng không nhỏ đang xẩy ra rất đáng quan tâm là hiện tượng chậm trễ hoặc không giải quyết thoả đáng về các vấn đề bức xúc trong cơ quan quản lý Nhà nước, mà việc quy trách nhiệm thuộc về ai là rất khó xác định. Mặc dù đội ngũ công chức của quận trong những năm gần đây trình độ học vấn, chuyên môn, văn hoá nơi công sở đã tăng lên đáng kể. Nhưng năng lực thực thi công vụ, năng lực quản lý vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc. Quá trình ra quyết định trong các cơ quan quản lý Nhà nước của quận còn mất rất nhiều thời gian, vẫn còn hiện tượng các văn bản pháp quy chồng chéo, trùng lặp; nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn lạc hậu, nhiều công chức không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc cũng như không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đang công tác.

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức. Để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức quận Long Biên theo tiêu chí này, nghiên cứu đã tham khảo các báo cáo về công tác thi đua khen thưởng của Ban thi đua khen thưởng của quận; báo cáo đánh giá chất lượng công chức của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, phiếu đánh giá công chức hàng năm của một số phòng ban như phòng Nội vụ, phòng Lao động thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân... Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết cán bộ công chức của quận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kết quả tự đánh giá của đội ngũ CC quận Long Biên về mức độ hoàn thành công việc được giao, số liệu bảng 4.11 cho thấy:

- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao: đánh giá ở mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 83,3%; đánh giá ở mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 16,7%;

- Đánh giá về việc lập kế hoạch công tác: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt, chiếm tỷ lệ 88,3%; mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 11,7%;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 - Đánh giá về việc tổ chức triển khai kế hoạch công tác: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt, chiếm tỷ lệ 81,7%; mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 18,3%;

- Đánh giá về công tác báo cáo tổng kết hàng năm: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 80%; mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 20%;

- Đánh giá công tác vận động quần chúng: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 80%; mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 20%;

- Đánh giá công tác tổ chức, điều hành hội nghị, cuộc họp: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 76,7%; đánh giá mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 23,3%;

- Đánh giá công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị văn phòng: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 78,3%; mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 21,7%;

Bảng 4.11 Đánh giá của đội ngũ CC quận Long Biên về mức độ hoàn thành công việc năm 2014 ĐVT: % Diễn giải Hoàn thành tốt Hoàn thành Hoàn thành yếu Không hoàn thành

1. Nhiệm vụ chuyên môn được giao 21,7 61,7 10,0 6,6

2. Lập kế hoạch công tác 25,0 63,3 8,3 3,4

3. Tổ chức triển khai kế hoạch công tác 23,3 58,3 13,3 5,1 4. Báo cáo tổng kết hàng năm 20,0 60,0 15,0 5,0 5. Công tác vận động quần chúng 15,0 65,0 11,7 8,3 6. Tổ chức, điều hành hội nghị, cuộc họp 18,3 58,3 15,0 8,4 7. Quản lý, sử dụng trang thiết bị văn phòng 26,7 51,7 18,3 3,3 8. Đạo đức, lối sống công chức Nhà nước 23,3 56,7 13,3 6,7 9. Tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực 16,7 51,7 18,3 13,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 - Tự đánh giá về đạo đức và lối sống của mình: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 80%; đánh giá mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 20%;

- Đánh giá công tác tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực: mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỷ lệ 68,3%; mức độ hoàn thành yếu và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 31,7%.

Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, cá nhân khi làm việc tại bộ phận “một cửa” của Uỷ ban nhân dân quận cho thấy, còn một số ít các công chức chưa hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ cụ thể công việc của mình đang đảm nhận. Nhiều công chức khi được hỏi cũng đã thừa nhận rằng, họ không biết về bản mô tả công việc (chưa có bản mô tả công việc) và yêu cầu về trình độ chuyên môn trong thực hiện công việc và những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành. Như vậy, có thể thấy rằng công chức quận Long Biên chưa xây dựng được bản mô tả công việc, do vậy bản thân người công chức chưa nắm được đầy đủ về công việc mình phải đảm nhận.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong những năm vừa qua đội ngũ công chức quận đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, cố gắng hoàn thành công việc được giao và tu dưỡng đạo đức, học tập để hoàn thiện mình trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quận Long Biên trong những năm vừa qua, mặc dù việc thực thi công vụ của đa số công chức mới chỉ dừng lại ở việc “hoàn thành nhiệm vụ được giao”, có rất ít công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo sự khác biệt trong nhận thức và đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của công chức hành chính Nhà nước, hiện nay là do quận chưa làm tốt công tác quản trị nguồn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận long biên, thành phố hà nội (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)