2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở các nước trên
thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ
Lịch sử phát triển chế độ CC của nước Mỹ được hình thành cùng với việc ra đời của nước Mỹ (năm 1776), chất lượng của đội ngũ CC nước Mỹ được nâng dần nên qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Thực hiện “chế độ thiên tư cá nhân”, là chế độ thực hiện quyền cá nhân thủ trưởng quyết định tuyển dụng, bộ nhiệm CC. Không có tiêu chuẩn rõ ràng, không có cơ quan nhân sự.
- Giai đoạn 2: Thực hiện “chế độ chính đảng chia phần”. Đây là chế độ mà chính đảng dành thắng lợi trong tuyển cử, phân chia các chức vụ cho những người của đảng mình lắm giữ.
- Giai đoạn 3: Năm 1883 Quốc hội Mỹ thông qua “ Luật chế độ công chức”. Luật này bắt đầu thực hiện công khai thi tuyển CC của chính phủ và thành lập “Ủy ban công chức” để phụ trách thực hiện luật.
- Giai đoạn 4: Bắt đầu từ năm 1978, là giai đoạn cải cách chế độ CC làm cho cơ cấu tổ chức và phạm vi quản lý CC của chính phủ Mỹ có nhiều thay đổi. “Kế hoạch cải cách chế độ công chức”, “Luật cải cách chế độ công chức”. Trong đó qui định: Tất các các CC nhà nước phải được tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển CC công khai và công bằng, ngăn chặn mọi hành vi dùng quyền lực làm ảnh hưởng đến kết quả thi tuyển CC. Tất các mọi CC bất luận đảng tịch, chủng tộc, tôn giáo,..đều được đối đãi công bằng. Việc cải cách này
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 tạo điều kiện cho mọi công dân đều có cơ hội trở thành CC, đội ngũ CC được lựa chọn là người có tài. Đồng thời tạo ra sự ổn định của đội ngũ CC, không bị ảnh hưởng trước những biến động hành chính có tính chính trị định kỳ.
Nước Mỹ là nước đãi ngộ tiền lương tương đối cao với CC. Như tổng thống lương: 400.000 USD/năm, phó tổng thống 230.700 USD/năm, chủ tịch thượng viện: 174.000 USD/năm, bộ trưởng: 193.000 USD/năm, phát ngôn nhà Trắng: 223.500 USD/năm,.. Ngoài ra còn được hưởng các khoản phụ cấp và tiền thưởng.
Là một nước mới có lịch sử ra đời và phát triển hơn 200 năm. Nhưng được thừa hưởng thành tựu của các nước đi trước, nên chế độ CC của Mỹ khá hoàn chỉnh. Chính phủ Mỹ có nhiều cải cách không ngừng nhằm nâng cao chất lượng CC, đặc biệt “Luật chế độ công chức” ra đời khá sớm (1883) và sau đó được hoàn thiện thành “Luật cải cách chế độ công chức” (1978).
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Công chức ở Nhật bản là những người được xã hội rất tôn trọng, được chế độ nhà nước rất ưu ái, vì CC nhà nước Nhật bản đều là những người ưu tú, được tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển nghiêm túc và bằng sự đào tạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau sau khi được tuyển dụng.
Luật Công chức Nhật Bản quy định: Đào tạo thường xuyên là bắt buộc đối với công chức. Có 2 loại hình đào tạo: Đào tạo ban đầu dành cho số công chức mới được tuyển dụng, đào tạo thường xuyên dành cho số công chức đã qua làm việc nhiều năm. Đào tạo nhằm đảm bảo cho công chức thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho công chức có thể thay đổi công việc ở trình độ cao hơn, tạo sự bình đẳng giữa công chức mới và cũ, giữa nam và nữ, mọi đối tượng đều có điều kiện thăng tiến.
Luân chuyển công chức ở Nhật Bản là việc làm thường xuyên. Công chức đang làm việc tại các bộ, cơ quan trung ương có thể điều chuyển, luân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 chuyển về làm việc tại các địa phương. Tất cả các cải cách đó nhằm tạo điều kiện công chức tăng khả năng thích nghi, thăng tiến trong sự nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh trong công việc và phát huy những khả năng tiềm ẩn.
Trên cơ sở quy định của Luật về đào tạo suốt đời, hàng năm, Bộ công chức lập kế hoạch đào tạo công chức, trong đó ưu tiên đào tạo cho công chức lãnh đạo, quản lý cho các bộ và những công chức được bổ nhiệm tại các địa phương nhằm nâng cao năng lực công chức. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo công chức được tiến hành theo 4 bước: 1. Tìm hiểu thực tế, đánh giá nhu cầu đào tạo; 2. Xây dựng nội dung đào tạo và tổ chức triển khai thực hiện; 3. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài, dựa trên yêu cầu đào tạo của từng cá nhân công chức và phải phù hợp, gắn kết với mục tiêu phát triển đơn vị; 4. Từ mục tiêu đào tạo tiến hành lựa chọn nội dung đào tạo cho sát hợp.
Chính phủ Nhật Bản quan tâm đến đào tạo thường xuyên, liên tục cho công chức lớn tuổi và công chức trẻ để mọi người đều có cơ hội thăng tiến, được khuyến khích, làm việc, hưởng thụ và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với lợi ích chung của cơ quan, đất nước.
Tìm hiểu cách đào tạo công chức của Nhật Bản, có thể thấy một số vấn đề đáng quan tâm như sau: Nhà nước cần xác định khung pháp lý về đào tạo đối với công chức làm căn cứ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo liên tục, đào tạo suốt đời là tất yếu để có thể thường xuyên nâng cao kỹ năng, năng lực trong công việc. Đào tạo công chức theo ngành, nghề và trả lương theo ngành, nghề là cách tốt để đảm bảo tính chuyên sâu trong công việc. Luân chuyển công chức định kỳ, thường xuyên là cần thiết trong 1 xã hội học tập, để có một xã hội luôn phát triển.
Kinh nghiệm về đào tạo đối với công chức của Nhật Bản không nhằm ngoài mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 quản lý hành chính, đặc biệt là đội ngũ CC. Đây cũng là một cách làm phù hợp với môi trường và xu hướng hiện nay của nước ta là tạo điều kiện phát triển năng lực và nâng cao trình độ mọi mặt cho CC trong hệ thống quản lý hành chính.