Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 30 - 34)

Công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế chất dẻo nói chung có nhiều công đoạn hoàn toàn tương tự nhau, thường chỉ khác nhau ở khâu cuối là khâu tạo ra các loại hình sản phẩm khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Quy trình công nghệ sản xuất của các làng nghề tái chế nhựa thể hiện dưới hình sau:

Hình 1.5. Công nghệ sản xuất được áp dụng hiện nay tại các làng nghề tái chế nhựa

* Mô tả tóm tắt các công đoạn tái chế nhựa:

- Các chất thải nhựa được thu gom về các làng nghề từ khắp các tỉnh thành. Tiếp theo đó, chúng được phân loại hoàn toàn thủ công và dựa vào kinh nghiệm của người thợ.

- Sau khi phân loại, nguyên liệu được xay rửa (hoặc xay khô). Nước được bơm trực tiếp vào máy xay. Sau khi ra khỏi máy xay, nhựa được đi làm khô tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

- Sau khi phơi khô, nhựa nguyên liệu được nạp vào phễu nạp liệu, được trục vít đẩy vào bộ phận gia nhiệt nấu chảy, sau đó đùn thành các dây nhựa, làm lạnh và cắt tạo hạt.

Do trong quá trình giặt rửa, phơi khô, phế liệu còn lẫn các tạp chất nên người ta đặt các tấm lưới bằng kim loại ởđầu phun của máy. Tùy theo sản phẩm mà thời gian thay lưới lọc khác nhau, ví dụ với quá trình sản xuất túi nylon, khoảng 10 - 15 phút thay lưới lọc một lần (tùy vào độ bẩn của nguyên liệu).

Để sản xuất túi nylon, hạt nhựa được bổ sung bột màu theo tỷ lệ 0,1% vào thùng chứa, sau đó nhựa được gia nhiệt nấu chảy và được đẩy vật liệu đến bộ

phận cán kéo, tạo màng bằng trục vít.

Quá trình sản xuất dây thừng tương tự như sản xuất túi nylon. Nhựa sau khi ép đùn thành sợi được làm nguội bằng nước lạnh qua một hệ thống trục nén, sau đó được gia nhiệt lần hai để kéo dãn sản phẩm, cuối cùng được đưa qua hệ

thống trục cán trước khi được cuộn thành sản phẩm.

* Nhu cầu nguyên liệu:

Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế nhựa chủ yếu từ các loại nhựa phế liệu. Chúng được thu gom từ nhiều địa phương như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Lạng Sơn và khắp các tỉnh thành trong cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh thông qua mạng lưới thu mua phế liệu. Nguyên liệu này có nguồn gốc khác nhau như:

- Chất thải công nghiệp: vỏ ti vi, radio, bao bì công nghiệp, vỏ máy thiết bị bằng nhựa,...

- Chất thải nông nghiệp: hộp đựng hóa chất, thuốc trừ sâu, bao bì vật tư

nông nghiệp,...

- Chất thải dịch vụ: bơm tiêm, chai dung dịch truyền, các loại túi nylon, can,... - Chất thải sinh hoạt: các hộp đựng mỹ phẩm, chai đựng thực phẩm, nước uống,...

Nhìn chung các chất thải này khi thu gom thường được phân loại theo thành phần các loại nhựa: nhựa HDPE, PP, PS, PVC, PET,...

Theo số liệu điều tra tại một số làng nghề thu gom, tái chế nhựa điển hình thì thành phần và lượng thu gom, tái chếđược thể hiện trong bảng dưới đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Bảng 1.5: Thành phần và khối lượng nhựa thải được thu gom, tái chế tại một số làng nghề

TT Các loại nhựa

Lượng nhựa thải thu gom, tái chế

Minh Khai tấn/năm Triều Khúc tấn/năm Trung Văn tấn/năm Đại Thắng tấn/năm 1 LDPE 1.800 650 365 12 2 HDPE 2.520 1.200 472 100 3 PP 864 700 1.246 30 4 PS, PVC, PET 1.296 600 304 320 5 Tạp chất 720 350 260 11 Tổng cộng 7.200 3.500 2.600 473

(Nguồn: Đặng Kim Chi và cs, 2006) * Thiết bị, máy móc được sử dụng:

Một số thiết bị chính sử dụng trong các dây chuyền sản xuất tại một số

làng nghề tái chế nhựa điển hình như: máy xay, nghiền nhựa, máy tạo hạt, máy thổi túi nylon, máy kéo dây, máy cán, máy bơm nước,... được sản xuất trong nước theo kiểu tự chế hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc (Bảng 1.6).

Bảng 1.6. Một số máy móc thiết bị chính trong dây chuyền tái chế nhựa

TT Loại máy móc, thiết bị Năng suất Đặc điểm Nơi sản xuất 1 Máy xay, nghiền nhựa 200 - 300 kg/h Máy tự chế tạo Việt Nam 2 Máy tạo hạt nhựa 200 - 250 kg/h Chế tạo trong

nước

Việt Nam

3 Máy thổi túi nylon 180 - 220 kg/h Kiểm soát

được nhiệt độ

Đài Loan, Việt Nam 4 Máy kéo dây (dây

cước, dây buộc) 200 -230 kg/h Kiểm soát được nhiệt độ Việt Nam 5 Máy cán vải giả da 200 - 300 kg/h Kiểm soát được nhiệt độ Việt Nam 6 Máy bơm nước cấp cho giặt rửa, xay nghiền và làm nguội 1,5 - 1,8 m3/h 375 - 400 W Trung Quốc, Hàn Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

* Đánh giá chung về công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế nhựa:

- Thu gom tốn nhiều công lao động và phân loại hoàn toàn thủ công bằng mắt nên hiệu suất thấp và tốn nhân công.

- Phân loại sau khi xay, rửa bằng tuyển nổi chỉ phân ra được hai loại: nổi (HDPE, LDPE, PP) và loại chìm (PS, PET, PVC).

- Không tách riêng ra các loại nhựa phế thải đựng các chất nguy hiểm như: hóa chất, thuốc trừ sâu, bơm tiêm,...

- Chỉ giặt rửa bằng nước thường nên không loại được hết các tạp chất dính vào phế liệu.

- Thiết bị xay, rửa được chế tạo trong nước, do những người thợ cơ khí trong làng tự chế tạo nên chưa khống chế được lượng nước rửa và lượng nhựa xay.

- Sấy khô bằng phơi khô tự nhiên nên chịu ảnh hưởng của thời tiết và sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn.

- Thiết bị tạo hạt chế tạo trong nước, chưa có bộ phận điều nhiệt và chưa an toàn vềđiện.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)