Công nghệ sản xuất trong làng nghề

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 54)

- Đối với nước ngầm các chỉ tiêu phân tích là: pH, COD, Amoni (NH4N) và Coliform.

3.2.2. Công nghệ sản xuất trong làng nghề

Theo điều tra, các hộ dân cho biết rằng hiện nay thôn chủ yếu sử dụng máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2007. Tuy nhiên qui trình tái chế

nhựa vẫn tương đối giống như trước, không có sự thay đổi đáng kể.

Qui trình sản xuất tái chế nhựa tại thôn (Hình 3.3) được bắt đầu đầu từ

nguyên liệu thu mua về, nguồn nguyên liệu này được nhập từ tất cả các nguồn khác nhau của các tỉnh khác về thôn (Kết quả phỏng vấn nông hộ). Hàng ngày trong thôn có đến hàng trăm xe tải nhỏ, công nông chở phế liệu là túi nilon bỏ, vỏ

chai lọ nhựa, túi nhựa, tấm nhựa vào trong thôn. Sau đó nguồn nguyên liệu này sẽ được phân loại thành các nhóm loại khác nhau như vỏ nilon, nhựa dẻo, nhựa cứng. Tiếp theo, chúng được rửa sạch và gia công cơ học (xay, nghiền) để đạt

được kích thước phù hợp đối với từng loại nhựa. Nhựa sau khi nghiền được phơi khô qua công đoạn tạo hạt bằng phương pháp đùn, hạt nhựa được đưa vào máy ép đùn để tạo ra các sản phẩm khác nhau như các loại túi nilon, các loại dây nilon, ống nhựa… Các hộ trong thôn đa số không thực hiện toàn bộ qui trình này mà làm các công đoạn khác nhau: có hộ chỉ thu gom phế liệu để bán lại, có hộ

ngoài thu gom làm cả xay nghiền, hộ khác lại ép đùn tạo hạt hoặc có hộ chỉ mua lại hạt nhựa sau đó thổi tạo sản phẩm khác nhau như túi nilon, ống nhựa,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình sản xuất tái chế nhựa tại làng nghề Phan Bôi

Ước tính mỗi ngày có hàng chục tấn, thậm trí hàng trăm tấn phế thải được tập kết về thôn. Các hộ sản xuất tận dụng tất cả những diện tích của gia đình thôn xóm như: vỉa hè, long đường để chứa phế liệu. Sau đó phân loại, qua các công

đoạn chế biến thô sơ, rồi nung nấu chảy nhựa, đóng khuôn tạo ra các sản phẩm hạt nhựa và các vật dụng bằng nhựa khác. Những sản phẩm này được cung cấp cho thị trường trong nước (làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các sản phẩm chính bao gồm: nhựa qua sơ chế, hạt nhựa, ống nhựa,… sản lượng trung bình mỗi hộ dao động từ 10 - 30 tấn/tháng (Tổng hợp số liệu điều tra).

Gia công xay, nghiền

Làm khô Máy ép đùn Ép đùn tạo sản phẩm Phân loại Nguyên liệu (là các loại nhựa phế liệu) Giặt rửa Máy kéo sợi Sản phẩm hạt nhựa - Bụi - CTR: nhựa thải Nước - Nước thải - CTR: cặn bẩn Điện - Điện - Nước làm mát Nước thải Điện hoặc than Điện - Tiếng ồn - CTR: nhựa vụn Mùi, hơi nhựa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Qua khảo sát thực tế, hầu như nhà xưởng của các cơ sở sản xuất trong làng nghề thường trật hẹp, chưa được thông thoáng và thiếu ánh sáng. Máy móc cũ kỹ, được nhập từ Trung Quốc, phát sinh nhiều tiếng ồn và năng suất chưa cao. Công nhân hoạt động trong xưởng phần lớn không được trang thiết bị bảo hộ lao

động và cũng chưa có ý thức về an toàn lao động cũng như vệ sinh môi trường khu vực sản xuất và làng nghề.

Đặc điểm chung của làng nghề Phan Bôi là các hộ sản xuất chỉ làm liên tục khoảng 7 – 8 tháng/1 năm theo kiểu thời vụ, chủ yếu sản xuất mạnh vào cuối năm.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)