- Đối với nước ngầm các chỉ tiêu phân tích là: pH, COD, Amoni (NH4N) và Coliform.
a. Nước thải từ hoạt động sản xuất thủ công nghệp
Từ số liệu bảng 3.3 cho thấy lượng nước tiêu thụ cho một tấn nhựa phế
liệu là khá lớn. Trong đó quá trình giặt rửa cần 22,3 m3 nước, công đoạn ép đùn tạo hạt cần lượng nước làm lạnh là 36,8m3 nước, công đoạn xay nghiền cần 4m3
nước. Tổng lượng nước tiêu thụ cho một tấn nhựa phế liệu là khá lớn 63,1m3 và lượng nước sử dụng cho các công đoạn này tương ứng với lượng nước thải ra môi trường. Trung bình một ngày thôn nhập về khoảng 80 - 100 tấn phế liệu (lấy trung bình 90 tấn), như vậy theo cách tính này trung bình mỗi ngày toàn thôn phát sinh khoảng 5.679 m3 nước thải do hoạt động tái chế nhựa.
Theo kết quả tính toán và phỏng vấn đưa ra kết quả tại bảng 3.7
Bảng 3.7: Lượng nước thải trung bình cho 1 tấn phế liệu đầu vào
Rửa - Xay nghiền (m3) Tạo hạt (m3) Thổi SP (m3) Tổng (m3) Theo phỏng vấn 50 - 60 5 – 7 Rất ít 55 - 67 (Tổng hợp số liệu phỏng vấn nông hộ )
Theo số liệu điều tra thực tế, tổng lượng nước sử dụng cho 1 tấn nguyên liệu trong cả dây chuyền sản xuất ra sản phẩm khoảng 55 - 67 m3, như vậy trung bình một ngày lượng nước thải do hoạt động tái chế nhựa của cả thôn theo phỏng vấn nông hộ sẽ là 4.950 – 6.030 m3 nước thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Nguyên nhân có sự sai khác ởđây là do việc tính toán lượng nước thải chỉ
thực hiện đối với một số hộ trong thôn. Đồng thời, chỉ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn vì vậy tính chính xác có thể không cao.
Mặt khác, lượng nước làm mát (trong công đoạn ép đùn tạo hạt) có sự
chênh lệch khá lớn so với số liệu đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thểđược giải thích bởi dây chuyền hoạt động của thôn sử dụng một bể chứa nước làm mát nhất định một đầu cung cấp nước lạnh vào và một đầu nước nóng thải ra với vận tốc rất nhỏ, Đồng thời sau mỗi mẻ đều có thời gian nghỉ do vậy lượng nước làm lạnh được giảm bớt đi rất nhiều.