Các chính sách của nhà nước, địa phương đang áp dụng quản lý đối với làng nghề

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 37)

nhựa là 5,36mg/l vượt TCCP 1,16 lần.

Hai yếu tố tác động mạnh tới vi khí hậu ở làng nghề tái chế nhựa là độẩm và tiếng ồn. Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn từ 10 - 15dBA, độ ẩm tương đối cao, hơi

ẩm cuốn theo hơi hóa chất, dung môi hóa dẻo gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động và khu vực xung quanh (Đặng Kim Chi và cs, 2006).

1.4.3.3. Chất thải rắn và môi trường đất

Kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa cho thấy môi trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon, nitơ, phốt pho, độ chua hay các kim loại nặng đều ở mức trung bình. Tuy nhiên về mặt lâu dài nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề

hơn nữa (Đặng Kim Chi và cs, 2006).

1.5. Thực trạng quản lý môi trường làng nghề hiện nay

1.5.1. Các chính sách của nhà nước, địa phương đang áp dụng quản lý đối với làng nghề làng nghề

Một trong những hướng đi cơ bản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn đó là nhà nước, với vai trò và quyền hạn của mình thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghềở

nông thôn. Hàng loạt các chính sách biện pháp cụ thểđã được đề ra và áp dụng ở

các mức khác nhau tại các làng nghề trong cả nước.

Luật BVMT năm 2005 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực môi trường, trong đó có một điều riêng (Điều 38) về BVMT làng nghề và các điều khoản khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp. Hàng loạt các Nghị định của chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành luật môi trường: Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều luật BVMT; Nghịđịnh số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

66/2006/NĐ-CP về chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn, trong đó quy

định cụ thể về tiêu chí làng nghề và các chính sách khuyến khích, ưu đãi, trong

đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề.

Thông tư số 113/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề

nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, trong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ bao gồm “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử

lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở nghành nghề nông thôn”.

Nghị định số 189/2007/NĐ-CP quy định: Bộ công thương “Quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương”; Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg quy định nhiệm vụ của Tổng cục môi trường về kiểm soát ô nhiễm “kiểm soát chất lượng môi trường tại các đô thị, nông thôn, miền núi, lưu vực sông và vùng ven biển, khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề… theo quy

định của pháp luật”; Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về "Phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2030"; Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường "Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề".

Ở các tỉnh, thành phố còn có các văn bản hướng dẫn quy định liên quan tới công tác quản lý môi trường làng nghềởđịa phương.

Các chính sách của Nhà nước về việc triển khai công tác xã hội hoá bảo vệ

môi trường làng nghề đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân, người sản xuất. Nhiều hương ước đã ra đời tại các làng nghề, nhiều tổ chức tự

nguyện hoạt động BVMT với sựđóng góp tài chính của từng hộ sản xuất đã hoạt

động hiệu quả.

Một sốđịa phương đã xây dựng và triển khai quy hoạch tập trung cho làng nghề với BVMT, bước đầu triển khai một số công cụ quản lý trong BVMT làng nghề như: áp dụng công cụ kinh tế bằng các hình thức thuế, phí BVMT; quan trắc giám sát chất lượng các thành phần môi trường; công khai phổ biến thông tin về hiện trạng môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng quản lý môi trường làng nghề vẫn đang còn có nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức

độ và cấp độ quản lý khác nhau. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến cho môi trường tại nhiều làng nghề trong thời gian chưa được cải thiện, có nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng. Sau đây là một số những yếu kém của hệ thồng quản lý môi trường cần được chú ý giải quyết.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)