- Đối với nước ngầm các chỉ tiêu phân tích là: pH, COD, Amoni (NH4N) và Coliform.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thôn Phan Bô
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi nằm phía Tây Bắc của xã Dị Sử, huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên; với tổng diện tích tự nhiên là 47,75 ha. - Phía Bắc: Giáp xã Nhân Hòa, Mỹ Hào, Hưng Yên; - Phía Nam: Giáp thôn Rừng, xã Dị Sử;
- Phía Đông: Giáp thôn Nhân Vinh, xã Dị Sử;
- Phía Tây: Giáp Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào và huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Với vị trí địa lý thuận lợi nằm hai bên đường Quốc Lộ 5A, trên trục kinh tế
Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi có rất nhiều lợi thế cho việc sản xuất, lưu thông hàng hoá nói chung, sản phẩm nhựa tái chế nói riêng; đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, trong cả nước và mục đích xuất khẩu sang các nước láng giềng.
3.1.1.2. Địa hình:
Làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ởđộ cao trung bình khoảng 5 – 7m so với mực nước biển; đất đai có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, thuận lợi trong việc cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa phát triển nông nghiệp.
3.1.1.3. Địa chất công trình:
Nhìn chung địa chất công trình trong vùng có nền địa hình yếu do địa lớp
đất mặt chủ yếu là đất bồi. Khu vực có nhiều ao, hồ, ruộng lúa nước nên có lớp phủ hữu cơ khá dày.
3.1.1.4. Khí hậu:
Làng nghề Phan Bôi nằm trên địa bàn xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nên chịu ảnh hưởng khí hậu thời tiết của tỉnh Hưng Yên nói chung. Tình hình khí hậu thời tiết cơ bản của tỉnh Hưng Yên được tóm tắt như sau:
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Hưng Yên là 23,2oC, phân bố khá đồng
đều trên địa bàn tỉnh.
- Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm: 27,3 oC - Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm: 19,1 oC
- Tổng nhiệt trung bình năm: 8.500 ÷ 8.600 oC - Tổng nhiệt trung bình mùa hè: 4.800 ÷ 5.000 oC - Tổng nhiệt trung bình mùa đông: 3.300 ÷ 3.500 oC
* Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500 ÷ 1.600 mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
- Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 ÷ 1.300 mm, bằng 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm của tỉnh Hưng Yên.
- Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200 ÷ 300 mm chiếm khoảng 10 - 20% tổng lượng mưa cả năm.
- Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140 ÷ 150 ngày, trong đó số
ngày mưa nhỏ, mưa phùn chiếm 60 ngày.
Ngoài ra, ở Hưng Yên còn xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn
đột ngột kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
`* Nắng:
- Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 ÷ 1.650 giờ. - Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm 1080 ÷ 1100 giờ. - Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 có số giờ nắng chiếm 500 ÷ 520 giờ.
* Độ ẩm:
- Độẩm trung bình năm từ 80 ÷ 90%.
- Độẩm trung bình tháng cao nhất trong năm đạt 92%. - Độẩm trung bình tháng thấp nhất trong năm đạt 79%.
* Bốc hơi:
Lượng nước bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng nước bốc hơi theo trung bình năm là 8.730 mm.
* Gió:
Hưng Yên có 2 mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thường từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa Hè có gió Đông Nam, thường từ tháng 3
đến tháng 7.
- Gió Đông Nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió Đông Bắc. Các hướng khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống.
* Bão:
Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Hưng Yên như
các tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tới 15 ÷ 20% tổng lượng mưa hàng năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần xuất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.
3.1.1.5. Thủy văn:
Thủy văn của khu vực chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn của hệ thống sông Bần – Vũ Xá và kênh Trần Thành Ngọ. Các hệ thống kênh mương từ Bắc xuống Nam đã tạo cho khu vực một nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.