Tác động từ các hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế nhựa đến môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 35)

trường

1.4.3.1. Môi trường nước

Công nghệ tái chế nhựa có mức độ cơ giới hóa cao, đạt tới 60 - 70 %. Tuy nhiên do máy móc phần lớn đã cũ, tận dụng, không đồng bộ, hiệu quả sản xuất không cao thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Thaoe điều tra của PGS.TS Đặng Kim Chi và cs, nước thải từ các làng nghề tái chế nhựa có hàm lượng chất ô nhiễm COD = 70 - 135mg/l, BOD5 = 34 - 84mg/l, vượt TCCP từ 1 - 2 lần.

1.4.3.2. Môi trường không khí

Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy nồng độ hơi khí ô nhiễm hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể:

- Bụi trong không khí dao động trong khoảng 1,45 - 1,33 mg/m3, vượt TCCP 0,5 - 4 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

- Hàm lượng THC đo được ở khu vực các bãi rác của làng nghề tái chế

nhựa là 5,36mg/l vượt TCCP 1,16 lần.

Hai yếu tố tác động mạnh tới vi khí hậu ở làng nghề tái chế nhựa là độẩm và tiếng ồn. Tiếng ồn vượt tiêu chuẩn từ 10 - 15dBA, độ ẩm tương đối cao, hơi

ẩm cuốn theo hơi hóa chất, dung môi hóa dẻo gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động và khu vực xung quanh (Đặng Kim Chi và cs, 2006).

1.4.3.3. Chất thải rắn và môi trường đất

Kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa cho thấy môi trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon, nitơ, phốt pho, độ chua hay các kim loại nặng đều ở mức trung bình. Tuy nhiên về mặt lâu dài nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề

hơn nữa (Đặng Kim Chi và cs, 2006).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)