Giải pháp về quy hoạch quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 82)

- Đối với nước ngầm các chỉ tiêu phân tích là: pH, COD, Amoni (NH4N) và Coliform.

Biểu đồ biến thiên nồng độ thông số trong nước ngầm theo thời gian tại thôn Phan Bô

3.6.1. Giải pháp về quy hoạch quản lý

Một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với làng nghề hiện nay là hình thành cụm công nghiệp để nhằm đưa các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư ra khu tập trung. Song quan trọng là cần thực hiện quy hoạch quản lý sao cho thích hợp, triệt để.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Quy hoạch tập trung: Việc quy hoạch tập trung các CCN làng nghề đã

được triển khai tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy hoạch vẫn còn những tồn tại: CCN làng nghề tuy được quy hoạch nhưng việc vận

động các hộ sản xuất xen lẫn trong khu dân cư ra CCN tập trung còn gặp nhiều khó khăn. Các hộ sản xuất tiếp tục mở rộng sản xuất tại vị trí mới mà không chuyển ra khu vực được quy hoạch; việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại CCN làng nghề không được các chủđầu tư thực hiện. Để thực hiện tốt quy hoạch CCN tập trung các cấp có thẩm quyền cần xây dựng lộ trình để các cơ sở sản xuất có thể chuyển ra khu sản xuất tập trung.

Quy hoạch phân tán: quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp với cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường. Tại làng nghề cần

được quy hoạch theo hướng giữ nguyên không gian hiện có, hạn chế tối đa việc thay đổi không gian như cơi nới, xây dựng nhà cao tầng, mở rộng đường quá mức nhằm mục tiêu bảo tồn không gian ngõ xóm truyền thống của làng nghề cổ

truyền thống Việt Nam và thuận lợi cho việc phát triển làng nghề du lịch văn hóa sau này.

Quy hoạch theo hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với sản xuất làng nghề sẽ tập trung vào việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất hướng vào quy hoạch không gian sản xuất tại chỗ sao cho vừa thuận tiện sản xuất, vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa duy trì các đặc trưng văn hóa lại vừa tạo mỹ quan phục vụ du lịch. (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2008)

Tại làng nghề Phan Bôi, theo quy hoạch sử dụng đất tại địa phương hiện nay có dành diện tích 3 ha đất để quy hoạch khu làng nghề. Tuy nhiên đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới có làng nghề tái chế nhựa Minh Khai đã xây dựng khu sản xuất tập trung với diện tích 10 ha với 143 hộ tham gia trên tổng số

794 hộ hoạt động tái chế phế liệu trong làng. Như vậy thực tế cho thấy mô hình này chưa thu hút được nhiều cơ sở tập trung vào do nhiều nguyên nhân mặc dù người dân làng nghề rất mong muốn được tham gia.

Việc quy hoạch tại thôn Phan bôi còn nhiều khó khăn do eo hẹp về diện tích, người dân chưa thực sự có cách nhìn đúng về vấn đề này, ngại thay đổi,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Vì vậy, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền. Các nhà quản lý cần

đưa ra Đề án thiết thực với thực tế tại địa phương, cần tổ chức khâu tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân hiểu được lợi ích của việc quy hoạch. Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và thành phần chất thải rắn do hoạt động sản xuất gây ra.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)