Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 41)

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

hợp và công bốđược thu thập ở phòng văn thư lưu trữ của UBND xã Dị Sử, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Hào và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.

Các tài liệu liên quan đến làng nghề thu thập qua sách, báo, tạp chí khoa học, niên giám thống kê, mạng Internet…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn cán bộ xã, thôn: Thực hiện phỏng vấn một số cán bộ quản lý làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi và cán bộ chuyên trách môi trường xã Dị Sử.

Phỏng vấn hộ gia đình: tiến hành điều tra 100 hộ trên địa bàn toàn thôn theo tiêu chí dựa vào các nhóm hộ tham gia các công đoạn như tái chế nhựa, nhóm hộ tạo hạt và thu gom, nhóm hộ chỉ thu gom và xay nghiền, nhóm hộ không sản xuất tái chế... Trong đó, 70 phiếu điều tra các hộ tham gia sản xuất nghề, 30 phiếu điều tra các hộ không tham gia sản xuất nghề.

Các tiêu chí điều tra chủ yếu về: - Thông tin về hộ gia đình; - Tình hình sản xuất;

- Kiểm kê nguồn thải (các loại chất thải, số lượng, …); - Thực trạng quản lý chất thải ở hộ gia đình;

- Đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường tại địa phương và sức khỏe của cộng đồng…

Tiến hành lấy và phân loại rác thải tại 10 hộ gia đình trong làng trong thời gian 7 ngày từ ngày 13/10/2014 - 19/10/2014. Phân loại rác theo chỉ tiêu, chất thải rắn đốt được (giấy, vải vụn, gỗ, tre nứa, chất dẻo...) và chất thải rắn không

đốt được (chai lọ thủy tinh vỡ, đất đá, sỏi, gạch...).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề tái chế nhựa phan bôi, xã dị sử, huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)