4.3.2.1 Yếu tố tự nhiên và điều kiện sản xuất a) Yếu tố tự nhiên
Trong những năm gần đây thiên tai và dịch bệnh ngày càng tăng do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và ô nhiễm môi trường:
- Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và kéo dài gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, giảm nguồn cung đầu vào cho các công ty xuất khẩu nông nghiệp.
- Dịch bệnh ngày càng tăng và nguy hiểm hơn, đã đe dọa đến tình hình sản xuất và giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
Về vấn đề này công ty có những phản ứng khá tốt khi chọn lọc nguồn cung đầu vào cũng như sản xuất với một quy trình khép kín, do đó yếu tố thời tiết, sâu bệnh ảnh hưởng khá nhỏ đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty.
b) Điều kiện sản xuất
Diện tích sản xuất lúa cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng liên tục tăng trong những năm gần đây. Cụ thể là vào năm 2012 diện tích gieo trồng lúa của cả nước đạt hơn 7,75 triệu ha, trong đó vùng ĐBSCL chiếm hơn 4,18 triệu ha. Diện tích sản xuất lúa tăng là do người dân tăng thêm vụ lúa trong một năm (từ 2 vụ lên thành 3 vụ); bên cạnh đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích người dân canh tác theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn” vừa làm tăng diện tích đất sản xuất lúa vừa làm giảm các diện tích thừa. Tuy nhiên, hiện trạng đất nông nghiệp, cụ thể là đất nông nghiệp sử dụng để sản xuất lúa trong tương lai sẽ giảm dần nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ quá trình công nghiệp hóa, vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho quá trình sản xuất, chế biến gạo của công ty.
4.3.2.2 Nhà cung ứng
Nguồn cung ứng đối với công ty là một nhân tố rất quan trọng, việc đảm bảo được nguồn cung rõ ràng cũng là một lợi thế vì khi đó công ty có thể đảm bảo chất lượng vệ sinh, các tiêu chuẩn cần thiết khi xuất sang những thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ,…. Vì vậy, từ năm 2000 đến nay công ty đã xây dựng vùng lúa nguyên liệu đến nay công ty đã xây dựng vùng lúa nguyên liệu trên 10.000 ha, hàng năm thu mua trên 50.000 tấn lúa chất lượng cao, phục vụ xay xát chế biến. Công ty liên kết với nông dân đầu tư tiền vốn, lúa giống cho nông dân sản xuất theo quy trình kỹ thuật cao, công ty bao tiêu hết sản phẩm, thu mua từ lúa tươi đưa về nhà máy sấy khô rồi đưa vào dây chuyền xay xát lau bóng, công ty kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào. Do đó sản phẩm gạo các loại do công ty sản xuất luôn đảm bảo chất lượng ổn định.
72
4.3.2.3 Tình hình kinh tế trong nước
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa phục hồi thời kì hậu suy thoái. Tình hình kinh tế trong những năm trở lại đây biến động rất bất thường. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ vào giai đoạn 2010 – 2011 và cũng chính sự phục hồi quá nhanh kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực như giá dầu thô, giá vàng trồi sụt liên tục, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên hai con số kéo theo lạm phát gia tăng. Từ năm 2011 đến nay, mặc dù Chính phủ liên tục có những điều chỉnh (giảm đồng loạt lãi suất ngân hàng) nhưng vẫn chưa đem lại nhiều khả quan cho nền kinh tế. Việc giảm lãi suất đã tác động đến các hoạt động tài chính của công ty qua đó gián tiếp tác động đến doanh thu và lợi nhuận của toàn công ty.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam được nhà nước thật sự quan tâm và có định hướng phát triển lâu dài. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng gạo luôn đứng trong top 5 các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu chưa thực sự ổn định, các doanh nghiệp, nông dân còn hạn chế trong việc thu thập và nắm bắt thông tin, nên việc triển khai đa dạng hóa và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu vẫn còn chậm vì sợ rủi ro. Bên cạnh đó yếu tố khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta chưa thực sự được ứng dụng mạnh mẽ.
4.3.2.4 Hoạt động ngân hàng và tỷ giá hối đoái
Ngân hàng luôn là một trong những tố chức quan trọng đối với bất cứ các doanh nghiệp nào. Tác động của ngân hàng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đến từ nguồn cung vốn cho hoạt động sản xuất và thanh toán các hợp đồng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Mê Kông là doanh nghiệp nhà nước thêm vào đó còn có quan hệ tốt với các ngân hàng (luôn hoạt động có uy tín và tuân theo pháp luật quy định) nên các hoạt động vay vốn cũng như hoạt động thanh toán hợp đồng xuất khẩu đều diễn ra thuận lợi.
Việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Đồng tiền thanh toán xuất khẩu là USD do đó tỷ giá tăng sẽ có lợi cho công ty, hàng hóa xuất khẩu sẽ có lợi thế lớn hơn trên thị trường, doanh thu quy đổi sẽ tăng cao. Theo Niên giám thống kê năm 2012, tỷ giá hối đoái trung bình trong giai đoạn 2010 – 2012 liên tục tăng, 19.499 đồng/USD vào năm 2010 tăng lên thành 20.862 đồng/USD vào năm 2011 và đến năm 2012 là 20.901 đồng/USD; tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, tỷ giá rơi vào khoảng 21.200 – 21.250 đồng/USD. Tình hình tỷ giá tăng liên tục mang lại nhiều điều tích cực trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ giá liên tục sẽ gây ảnh hưởng không tốt như công ty không cập nhật kịp thời về tỷ giá sẽ làm giảm giá trị cạnh tranh, thời gian kí kết hợp đồng xuất khẩu ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng được nó.
73
4.3.2.5 Tình hình xuất nhập khẩu gạo thế giới
Thị trường lúa gạo thế giới tháng 7/2013 nhiều biến động, giá tương đối vững ở Ấn Độ và Pakistan, nhưng giảm mạnh ở Thái Lan và tăng khá nhiều ở Việt Nam. Giá gạo các xuất xứ có xu hướng quy tụ về gần nhau hơn, giảm bớt khoảng cách chênh lệch.
Thị trường lúa gạo lúc này đang biến động do yếu tố tâm lý và chính sách của chính phủ các nước xuất khẩu, chứ xuất nhập khẩu trong tháng 7 không có nhiều đột biến.
Nguồn cung hiện rất dồi dào, khi hai nước xuất khẩu lớn là Ấn Độ và Thái Lan có lượng tồn trữ rất lớn mà nhiều nước lại sắp bước vào vụ thu hoạch mới. Một số nước xuất khẩu nhỏ cũng đang vươn lên vị trí lớn hơn như Pakistan, Campuchia, Lào… với kết quả xuất khẩu tăng khá mạnh.
Trong khi đó, khách hàng chỉ ký những hợp đồng nhỏ, có tâm lý chờ đợi giá giảm hơn nữa sau khi Thái Lan bán gạo dự trữ ra. Hai nước nhập khẩu lớn là Indonesia và Phillippines đều thông báo không có kế hoạch mua trong thời gian tới. Nhu cầu về gạo giảm gây tồn trữ lớn ở Ấn Độ và Thái Lan, và kể cả ở Trung Quốc. Chính sách giảm giá thu mua và kế hoạch bán gạo dự trữ ra của nước Thái Lan trở thành tâm điểm của thị trường lúa gạo thế giới trong tháng 7, bởi nếu Thái Lan tung số gạo dự trữ khổng lồ với giá rẻ ra ở thời điểm này thì chắc chắn giá gạo thế giới sẽ sụt giảm thê thảm, khi mà nhu cầu rất chậm chạp.
4.3.2.6 Các thị trường xuất khẩu
Các yêu cầu chung từ thị trường xuất khẩu không chỉ tác động với riêng công ty mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với ngành xuất khẩu gạo, các thị trường châu Á hay châu Âu thuận tiện trong việc vận chuyển do đó giá xuất khẩu gạo sang các thị trường này không bị tăng thêm từ các khoản chi phí phụ. Bên cạnh đó các chính sách hạn ngạch – thuế quan cũng như yêu cầu chất lượng gạo xuất khẩu từ thị trường châu Á hay châu Âu là thật sự ưu đãi với bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, ở các thị trường còn lại (châu Phi, châu Úc và châu Mĩ) công ty vẫn chưa tìm được lợi thế. Trong khi thị trường châu Phi và châu Mĩ làm công ty tiêu tốn nhiều chi phí hơn trong khâu vận chuyển (làm giá gạo của công ty chưa cạnh tranh được với các đối thủ khác) thì yêu cầu chất lượng gạo của thị trường châu Úc và châu Mĩ là quá khắt khe. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường trên thế giới là khá lớn nguyên nhân là do các bất ổn chính trị giữa các nước xảy ra nhiều hơn, vì thế các quốc gia đều đưa ra những chính sách nhằm tập trung dự trữ lương thực. Mặc dù công ty chưa có bộ phận marketing nhưng phòng kinh doanh vẫn hoàn thành xuất sắc công tác nghiên cứu các thị trường mới và liên tục đem về các đơn đặt hàng có giá trị kinh tế cao. Phản ứng của công ty về vấn đề này là tốt nhất.
4.3.2.7 Đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để biết được những điểm mạnh, điểm yếu của họ từ đó công ty mới có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp. Đối thủ
74
cạnh tranh với công ty bao gồm các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh cùng ngành nghề và cả các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh không đơn thuần trong nước mà ở rộng khắp các quốc gia. Vì những lợi thế so sánh về gạo và chính sách về mặt hàng này ở mỗi nước khác nhau, nên sẽ ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó các đối thủ nước ngoài là những đối thủ khó đối phó và khó tìm hiểu nhất.
a) Đối thủ trong nước
Việt Nam hiện nay có khoảng 205 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó có khoảng 113 doanh nghiệp đã tham gia vào Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Riêng thành phố Cần Thơ có trên 12 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Các đơn vị đẫn đầu về sản lượng xuất khẩu đó là Công ty Gentraco, Công ty lương thực Sông Hậu, Công ty Cổ phần Thốt Nốt, Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ,…
Công ty Gentraco
Công ty Gentraco thành lập năm 1980, được cổ phần hóa vào năm 1998. Khối lượng gạo xuất khẩu trung bình đạt từ 250 – 300 ngàn tấn. Hiện nay, Gentraco có 11 dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu với tổng công suất 1.500 tấn gạo/ngày, hệ thống kho bãi được thiết kế rộng rãi với sức chứa khoảng 60.000 tấn gạo nguyên liệu và thành phẩm. Dây chuyền sản xuất này đã hoạt động ổn định, giúp Gentraco có được nguồn hàng chất lượng cao cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, công ty này đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) vào tháng 11/2006. Công ty tham gia nhiều hoạt động xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,… đã giúp cho hình ảnh công ty dễ đi vào lòng khách hàng. Cơ cấu tổ chức có Phòng marketing riêng biệt, với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có khả năng chuyên môn cao trong kinh doanh và quản lý tốt. Gentraco sản xuất tất cả các loại gạo chất lượng cao như gạo trắng hạt dài, sản phẩm gạo xuất khẩu của công ty rất đa dạng như gạo Ngọc Đồng, gạo Thơm, gạo Hương Nhài, đặc biệt là các loại gạo mang thương hiệu Miss Cần Thơ và Cò Trắng của Gentraco đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Với những kết quả đạt được, Gentraco luôn đứng trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.
* Điểm mạnh của công ty Gentraco:
- Có hệ thống dây chuyền chế biến hiện đại.
- Gentraco có Website với nhiều thông tin phong phú, có thể đăng ký mua bán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
- Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu.
- Công ty có kênh phân phối mạnh ở nhiều thị trường trên khắp các châu lục. Đặc biệt có kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng ở hệ thống siêu thị các nước.
75
- Đạt nhiều thành tích và thương hiệu xuất khẩu uy tín trong nhiều năm liền.
* Điểm yếu của công ty Gentraco
- Chính sách chưa linh hoạt, dẫn đến khó cạnh tranh trong xu thế biến động giá.
- Năng lực sản xuất vẫn còn có phần hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ của một số hợp đồng đã ký, do đó phải thu mua từ các doanh nghiệp chế biến khác chiến gần 20%.
- Năng lực tài chính vẫn có phần đóng góp từ nguồn vay ngân hàng, nên chịu ảnh hưởng của biến động lãi suất.
Công ty lương thực Sông Hậu
Công ty lương thực Sông Hậu là thành viên của Tổng công ty lương thực miền Nam, sản lượng gạo bán ra đạt 200 ngàn tấn/năm. Công ty có khả năng cung cấp các loại gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn với tổng công suất 1120 tấn gạo/ngày. Đặc biệt công ty có khả năng cung cấp các loại gạo thơm đặc sản như Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên,… với số lượng lớn. Sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, đảm bảo các thông số kỹ thuật về chất lượng và chỉ tiêu an toàn lương thực. hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế BVQI (Bureau Veritas Quality Internation) của Vương Quốc Anh và Tổ chức Quacert chứng nhận.
* Điểm mạnh của cty lương thực Sông Hậu
- Có khả năng tài chính mạnh.
- Có thương hiệu được nhiều người biết đến.
- Có mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất chế biến gạo theo tiêu chuẩn.
* Điểm yếu của công ty lương thực Sông Hậu
- Chưa có kênh phân phối gạo trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài.
- Chưa có bộ phận marketing để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường và bán hàng cho công ty.
- Chủng loại sản phẩm của công ty chưa đa dạng.
b) Đối thủ nước ngoài
Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới có thế mạnh về xuất khẩu gạo, như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam... Nhưng với tổng thị phần xuất khẩu gạo chiếm 50% thị trường thế giới, Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Cụ thể hơn, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, sau Ấn Độ. Do đó Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, Thái Lan đã và đang chuyển sang nền kinh tế dựa vào công
76
nghiệp, nhưng vẫn là một nước nông nghiệp và lúa gạo là loại cây trồng quan trọng nhất của nước này. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu trung bình khoảng bảy triệu tấn. Đối với những đối thủ cạnh tranh, công ty cần chú ý những vấn đề sau:
Ấn Độ từng là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên cuối năm 2009, Ấn Độ đã giảm xuất khẩu gạo để bù vào sản lượng thiếu hụt do hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa trong năm 2010. Nhà chức trách Ấn Độ cũng đã quyết định tạm ngưng xuất khẩu một số loại gạo trong thời gian này, bằng cách thiết lập giá xuất khẩu tối thiểu của các loại gạo ở mức 500 USD/tấn và tăng lên 600 USD/tấn trong năm 2010.
Sau 3 năm hạn chế, Ấn Độ trở lại ngành xuất khẩu gạo với vị trí số một thế giới, việc dỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu, và đồng Rupee mất giá so với