Tổ chức bộ máy quản lí của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần mêkông (Trang 38)

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

Nguồn: Phòng tổ chức Công ty Cổ phần Mê Kông

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Mê Kông

3.3.2 Chức năng từng bộ phận

* Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Mê Kông Cần Thơ. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty.

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc đưa ra các chính sách chung và các định hướng hoạt động của công ty. Cụ thể là hội đồng có quyền bỏ phiếu thông qua những quyết định quản trị chính yếu như đầu tư tài chính xây dựng một nhà máy mới, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.

* Ban kiểm soát

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT VP. ĐẠI DIỆN TP. HCM PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC XNCBLT CẦN THƠ XNCBLT Ô MÔN XNCBLT THỐT NỐT XN THỦY SẢN BỘT CÁ NM AN BÌNH

27

chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông. Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.

Báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của kinh doanh của công ty.

* Ban giám đốc

Tổng giám đốc: là người tổ chức điều hành trực tiếp hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng của đơn vị và đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tổng giám đốc còn có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỉ luật trong công ty. Ngoài ra, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm với Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phó tổng giám đốc: là người thay mặt Giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận và quyền quyết định nằm trong giới hạn cho phép. Có trách nhiệm định kỳ báo lại cho Giám đốc tình hình hoạt động của công ty về bộ phận mình phụ trách.

* Phòng tổ chức

Có chức năng tổ chức bộ máy, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CB-CNV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời quản lý nhân sự, thực hiện công tác quản trị hành chính phục vụ cho việc điều hành, hoạt động của các bộ phận trong công ty.

Có trách nhiệm đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả và đội ngũ cán bộ có phẩm chất năng lực, đủ khả năng đảm đương công việc. Ngoài ra, Phòng tổ chức hành chính còn liên hệ với Phòng kế toán để dự trù kinh phí và thanh toán các khoản chi tiêu cho công ty. Phối hợp với các phòng ban khác giải quyết các vấn đề tổ chức và chế độ chính sách.

* Phòng kinh doanh

Chức năng quan trọng của Phòng kinh doanh là tổ chức hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu đề xuất xây dựng phương hướng kinh doanh của công ty và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đề ra. Tìm hiểu thị trường, khách hàng, tiến hành đàm phán giao dịch các hợp đồng mua bán trong và ngoài nước. Ngoài ra phải theo dõi và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký.

* Phòng kế toán

Có chức năng xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh cho ban giám đốc mọi hoạt động của công ty trong các báo cáo tài chính định kỳ. Mặc khác, thống kê phân tích các chỉ tiêu làm cơ

28

sở đưa ra phương án đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty.

Có trách nhiệm đáp ứng kịp thời về vốn hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp trực thuộc. Ngoài ra phải thu hồi vốn nhanh, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. Tham mưu cho ban lãnh đạo về hoạt động có sử dụng vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa của công ty. Mặc khác có trách nhiệm về mọi chi tiêu tiền mặt sử dụng trên tài sản của công ty đều phải có chữ ký duyệt của kế toán trưởng và Ban giám đốc.

* Văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh

Những chức năng của văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh là tìm hiểu thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty ở thị trường trong nước và thị trường thế giới; tiếp cận nhanh những thông tin mới phục vụ cho kinh doanh; khai thác những ngành nghề và những mặt hàng mới để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ của phòng đại diện là trực tiếp quan hệ giao dịch khách hàng ngoài khu vực, đầu mối giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn phối hợp với Phòng kế toán trong việc thanh toán mua hàng và đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn hợp đồng.

* Các xí nghiệp trực thuộc

Các xí nghiệp được giao quản lý một số nhà máy sản xuất, có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của các nhà máy, tổ chức mua nguyên liệu, bảo quản và nhập xuất hàng theo chỉ đạo của ban giám đốc công ty. Hàng tháng báo cáo về công ty kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về kết quả đó.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG 2013 MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG 2013

3.4.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mê Kông ta có thể khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì, đồng thời nó phản ánh toàn bộ về giá trị sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp đã sản xuất và kinh doanh. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013; trước hết ta tiến hành so sánh một cách tổng quát kết quả kinh doanh giữa các kì, sau đó đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo nhằm đánh giá xu hướng biến động về kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Mê Kông.

29

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

ĐVT: 1.000.000 đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Mê Kông, năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T đầu 2012 6T đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 +/- % +/- % +/- % DTBHVCCDV 891.539 1.046.569 923.199 424.138 298.207 155.030 17,4 -123.370 -11,8 -125.931 -29,7 Các khoản giảm trừ 430 229 42.453 20 - -201 -46,7 42.224 18438,4 - - DTTVBHVCCDV 891.109 1.046.340 880.746 424.118 298.207 155.231 17,4 -165.594 -15,8 -125.911 -29,7 Giá vốn hàng bán 844.927 1.001.584 849.927 409.149 287.102 156.657 18,5 -151.657 -15,1 -122.047 -29,8 Lợi nhuận gộp 46.182 44.756 30.819 14.969 11.105 -1.426 -3,1 -13.937 -31,1 -3.864 -25,8

Doanh thu hoạt động tài

chính 20.929 30.349 21.475 9.408 4.197 9.420 45,0 -8.874 -29,2 -5.211 -55,4

Chi phí tài chính 40.513 47.101 28.742 12.345 4.767 6.588 16,3 -18.359 -39,0 -7.578 -61,4

Chi phí bán hàng 9.827 9.156 11.828 5.752 6.469 -671 -6,8 2672 29,2 717 12,5

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 14.724 13.047 10.954 5.306 5.139 -1.677 -11,4 -2.093 -16,0 -167 -3,1

Lợi nhuận thuần 2.047 5.801 770 974 -1.073 3.754 183,4 -5.031 -86,7 -2.047 -210,2

Thu nhập khác 19.841 3.773 907 33 104 -16.068 -81,0 -2.866 -76,0 71 215,2

Chi phí khác 14.777 835 552 70 63 -13.942 -94,3 -283 -33,9 -7 -10,0

Lợi nhuận khác 5.064 2.938 355 -37 41 -2.126 -42,0 -2.583 -87,9 78 210,8

Tổng lợi nhuận trước thuế 7.111 8.739 1.125 937 -1.032 1.628 22,9 -7.614 -87,1 -1.969 -210,1

Thuế thu nhập doanh

nghiệp 1.778 2.185 281 - - 407 22,9 -1.904 -87,1 - -

30

Năm 2011 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn năm trước, lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 22,9% so với năm 2010, tương ứng tăng hơn 1,2 tỷ đồng. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTTVBHVCCDV) cũng tăng 17,4%, tương ứng tăng khoảng 155,2 tỷ đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, DTTVBHVCCDV lại giảm 15,8%, tương ứng 165,6 tỷ đồng qua đó trực tiếp tác động làm giảm lợi nhuận sau thuế năm 2012 xuống 87,1% (tương ứng 5,7 tỷ dồng) còn 844 triệu đồng, tình hình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 vẫn chưa mấy khả quan khi các chỉ tiêu như DTTVBHVCCDV và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 29,7% và 201,2%. Điều này cho ta thấy sự tăng và giảm lợi nhuận và nguồn doanh thu chính của công ty trong giai đoạn năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 chịu nhiều ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (hoạt động xuất khẩu của công ty chưa được nâng cao và phát triển) và khách quan (nền kinh tế Việt Nam và thế giới chậm phục hồi hậu suy thoái) trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để cụ thể hơn về tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của công ty.

31

Bảng 3.2: Doanh thu của Công ty Cổ phần Mê Kông giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

ĐVT: 1.000.000 đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Mê Kông, năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T đầu 2012 6T đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 +/- % +/- % +/- % DTTVBHVCCDV 891.109 1.046.340 880.746 424.118 298.207 155.231 17,4 -165.594 -15,8 -125.911 -29,7 Doanh thu hoạt động

tài chính 20.929 30.349 21.475 9.408 4.197 9.420 45,0 -8.874 -29,2 -5.211 -55,4

Doanh thu khác 19.841 3.773 907 33 104 -16.068 -81,0 -2.866 -76,0 71 215,2

32

* Về doanh thu:

Dưới những biến động không ngừng của nền kinh tế, điển hình là các cuộc nợ công vào năm 2010, lãi suất ngân hàng tăng giảm không ổn định năm 2011 cộng thêm xu hướng nền kinh tế thế giới chậm phục hồi thời kì hậu khủng hoảng; nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong quản lí đầu tư công, quản lí doanh nghiệp nhà nước, quản lí tài nguyên thiên nhiên,… Những vấn đề nêu trên đã tạo ra một áp lực không nhỏ đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong việc duy trì ổn định tốt doanh thu của mình.

Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kì có xu hướng giảm. Năm 2011, doanh thu của công ty tăng 15,9% tương ứng 148.583 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty bị sụt giảm nhẹ 16,4% so với năm 2011, tương ứng 177.334 triệu đồng. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu của công ty giảm mạnh 30,2% (tương ứng 131.051 triệu đồng) so với cùng kì. Nguyên nhân chính của việc tổng doanh thu của công ty tăng giảm không đều trong các năm từ 2010 – 2012 và có phần giảm mạnh trong giai đoạn gần nhất (6 tháng đầu năm 2013) là do ảnh hưởng trực tiếp từ DTTVBHVCCDV – nguồn doanh thu chủ yếu và quan trọng nhất của công ty. Theo số liệu được thống kê ở bảng trên, DTTVBHVCCDV năm 2011 đạt giá trị lớn nhất (1.046.340 triệu đồng). Doanh thu tăng cao chủ yếu là do sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu (nhu cầu hàng hàng hóa trong và ngoài nước, giá lúa gạo thế giới) và doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi, tiền cho vay, chênh lệch tỷ giá) của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2012 các nguồn doanh thu của công ty đồng loạt giảm (DTTVBHVCCDV giảm 15,8%, doanh thu hoạt động tài chính giảm 29,2% và doanh thu khác giảm 76%) qua đó làm cho tổng doanh thu giảm 16,4% xuống còn 903.128 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình hình tiêu thụ trong nước các sản phẩm của công ty rất trì trệ do ảnh hưởng của lạm phát, sức mua của người dân giảm nhiều trong khi hoạt động xuất khẩu thời điểm này lại giảm nhẹ nên cũng chẳng thể bù đắp. Trở lại với 6 tháng đầu năm 2013, khi tổng doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kì (giảm 30,2%) là do ảnh hưởng chính từ DTTVBHVCCDV (giảm 29,7%) và doanh thu hoạt động tài chính (giảm 55,4%), mặc dù doanh thu khác tăng mạnh (215,2%) nhưng chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh thu nên tác động không đáng kể. Nỗ lực trong công tác sản xuất, kinh doanh hàng hóa – dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 là rất lớn nhưng chưa thật sự đem lại hiệu quả, trong khi vẫn còn rất nhiều tồn đọng về mặt hoạt động tài chính chưa được giải quyết.

33

Bảng 3.3: Chi phí của Công ty Cổ phần Mê Kông giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

ĐVT: 1.000.000 đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Mê Kông, 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6T đầu 2012 6T đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 +/- % +/- % +/- % Giá vốn hàng bán 844.927 1.001.584 849.927 409.149 287.102 156.657 18,5 -151.657 -15,1 -122.047 -29,8 Chi phí tài chính 40.513 47.101 28.742 12.345 4.767 6.588 16,3 -18.359 -39,0 -7.578 -61,4 Chi phí bán hàng 9.827 9.156 11.828 5.752 6.469 -671 -6,8 2672 29,2 717 12,5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.724 13.047 10.954 5.306 5.139 -1.677 -11,4 -2.093 -16,0 -167 -3,1 Chi phí khác 14.777 835 552 70 63 -13.942 -94,3 -283 -33,9 -7 -10,0 Tổng 924.768 1.071.723 902.003 432.622 303.540 146.955 15,9 -169.720 -15.8 -129.082 -29,8

34

*Về chi phí:

Theo số liệu được thống kê trên, tổng chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 biến động theo chiều biến động của doanh thu, nghĩa là tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011, tổng chi phí so với năm 2010 tăng 15,9%, tương ứng 146.955 triệu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần mêkông (Trang 38)