Phân tích các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần mêkông (Trang 78 - 83)

4.3.1.1 Nguồn nhân lực

Công ty luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển công ty, từ đó luôn có các chính sách đào tạo và chăm lo đời sống của người lao động.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng số nhân viên của Công ty Cổ phần Mê Kông là 87 người (trong đó có 69 nam và 18 nữ), Đảng viên có 30 người chiếm 34% và đoàn viên công đoàn là 80 người chếm 92% tổng số CB-CNV. Nhân viên có trình độ Đại học, cao đẳng là 30 người, trung cấp là 25 người, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông là 32 người. Tuổi đời bình quân của tất cả các nhân viên của công ty là 40 tuổi.

Công ty luôn thực hiện tốt và đầy đủ các chế độ phúc lợi: đồng phục, quà sinh nhật hàng tháng, chế độ tiền ăn giữa ca. Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp định kỳ, thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất cho nhân viên. Có chế độ ăn ở cho CB-CNV. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức các đợt tập huấn cũng như các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ, khả năng ứng biến kịp thời đối với biến động trên thị trường dành cho CB-CNV.

Tóm lại, nguồn nhân lực với tinh thần đoàn kết, tận tụy cùng với các chính sách nhân sự khá tốt của công ty đã đưa công ty phát triển với đúng định hướng đã đề ra, đây là một trong những điểm mạnh mà công ty đang sở hữu. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ nhân viên đều không có trình độ cao và độ tuổi trung bình của các nhân viên là khá lớn (không phù hợp với cường độ công việc cao và các công việc nặng nhọc).

4.3.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong hoạt động quản lý, công ty đã tin học hóa tất cả các hoạt động nghiệp vụ và quản lý từ văn phòng công ty cho đến từng phân xưởng sản xuất và thực hiện kết nối ADSL với tất cả các máy tính ở các văn phòng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ trong công tác quản lý cũng như công tác bán hàng vẫn chưa được công ty chú trọng, Website của công ty chưa có nhiều thông tin hữu ích và chưa thực hiện được chức năng giao dịch trực tuyến. Đây là điểm yếu nhỏ nhưng đáng phải lưu ý nếu muốn tối ưu công tác quản lý và công tác bán hàng.

Trong hoạt động sản xuất, Công ty Cổ phần Mê Kông đã đầu tư nâng cấp hàng loạt các dây chuyền, máy móc phục vụ sản xuất, tập trung vào công tác tự động hóa trong quá trình sản xuất cũng như trong hoạt động nhập xuất và đóng gói sản phẩm. Hiện nay, công ty có 9 nhà máy xay xát lau bóng gạo trực thuộc, với diện tích nhà kho 50.000m2, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại công suất chế biến trên 100 tấn lúa gạo/giờ. Hơn nữa, công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống công nghệ và quy trình bảo quản gạo với mức hao phí và chi phí thấp nhấp.

67

4.3.1.3 Tài chính

Công ty có nguồn lực tài chính vững mạnh và phương thức thanh toán đa dạng. Tùy vào đối tác mà công ty linh hoạt trong việc sử dụng các phương thức thanh toán, tuy nhiên các phương thức công ty thường sử dụng là chuyển tiền bằng điện (TT), giao chứng từ trả tiền (CAD) và tín dụng chứng từ (L/C).

4.3.1.4 Chất lượng gạo

Công ty đầu tư nhiều cho thiết bị máy móc hiện đại ở các xí nghiệp chế biến trong các khâu như tách thóc, máy phân loại gạo nguyên liệu, làm sạch, xát trắng gạo,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về quy cách và phẩm chất của hạt gạo. Sản phẩm gạo của công ty được tạo ra phải qua 1 quy trình kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu xay xát, chế biến đến khâu đóng gói, bao bì gạo thành phẩm, gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông đã được đăng kí là gạo chất lượng cao, bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Năm 2011, công ty được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo 5 năm (2011 – 2016).

Tuy nhiên, công ty còn gặp một vài khó khăn trong việc thực hiện chiến lược sản phẩm do nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đạt yêu cầu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa đồng bộ dẫn đến gạo chưa đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều quy cách cũng như phẩm chất, gây khó khăn cho công ty để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài.

4.3.1.5 Giá gạo

Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong năm như thế nào phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Ngoài các yếu tố như tình hình và giá thu mua, chi phí bao bì và chi phí vận chuyển,... thì không thể không đề cập đến giá xuất khẩu. Giá gạo được kí kết trong hợp đồng xuất khẩu là bao nhiêu, tại thời điểm nào là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận mà công ty thu về từ hoạt động xuất khẩu.

Nhìn chung, giá gạo của công ty vẫn chưa có sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo vì chịu tác động của nhiều nguyên nhân như: giá lúa – gạo nguyên liệu, giá gạo thế giới, giá gạo của các đối thủ cạnh tranh, mức giá VFA đưa ra,... Do đó công ty cần phải theo dõi, bám sát thị trường tránh tình trạng giá bán không phù hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

4.3.1.6 Loại gạo xuất khẩu và thị trường xuất khẩu

Từ việc phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo mặt hàng (phần 4.1.2.4) tác giả nhận thấy loại gạo mà công ty kinh doanh xuất khẩu tương đối phong phú. Tuy nhiên khi đánh giá về các mặt hàng gạo xuất khẩu trong giai đoạn gần nhất (2010 – 6 tháng 2013) công ty chỉ tập trung vào 2 phân khúc gạo xuất khẩu là gạo phẩm cấp cao (gạo hạt dài 5% tấm và gạo Jasmine các loại) và gạo phẩm cấp thấp (gạo hạt dài trên 20% tấm). Mặt hàng xuất khẩu bị thu hẹp kéo theo nhiều hệ lụy, ví dụ như công ty không chủ động xuất khẩu các mặt hàng khác do khách hàng yêu cầu vì gạo là mặt hàng khó bảo quản. Chính vì vậy,

68

việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu là điều rất cần thiết với công ty trong việc linh động với mỗi yêu cầu từ khách hàng.

Về thị trường xuất khẩu: các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là châu Á và châu Âu, tuy nhiên với các thị trường tiềm năng như châu Phi (nhập gạo phẩm cấp thấp), châu Úc và châu Mĩ (giá trị hàng xuất khẩu lớn) thì công ty chưa khai thác triệt để.

4.3.1.7 Vị trí chiến lược

Nằm trong khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng. Văn phòng chính cũng như các nhà máy đều đặt tại Thành phố Cần Thơ – trung tâm của ĐBSCL do đó vấn đề thu mua cũng như vận chuyển nguồn nguyên liệu đều diễn ra thuận lợi.

4.3.1.8 Hệ thống phân phối

Ngoài việc bán hàng qua những kênh truyền thống trước đây thông qua các tập đoàn đa quốc gia, các hợp đồng chính phủ, công ty đã phát triển thêm việc bán trực tiếp cho các thương nhân tại nước tiêu thụ, tuy số lượng còn ít nhưng là cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Bởi vì việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm về thị trường quốc tế, ngày càng gia tăng khả năng và năng lực xuất khẩu của công ty.

Kênh phân phối của công ty, đường đi của sản phẩm từ công ty đến tay người tiêu dùng nước ngoài như sau:

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Mê Kông, năm 2013

Hình 4.6 Đường đi sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng nước ngoài Công ty sử dụng kênh phân phối thông qua mạng lưới trung gian của các nhà buôn quốc tế các thương nhân ở các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo, và nhà xuất khẩu ủy thác trong nước. Kênh này có ưu điểm là tận dụng được hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật, nhân lực, kỹ năng kinh doanh quốc tế sẵn có. Gạo xuất khẩu của công ty sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này làm phát sinh các chi phí trung gian, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận sau cùng của công ty. Trong giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013, hệ thống kênh phân phối chưa được mở rộng, các kênh phân phối trực tiếp chỉ mới bắt đầu tăng từ năm 2012.

SP gạo của cty Nhà nhập khẩu nước ngoải Bán sỉ hoặc đại lý ở nước ngoài Bán lẻ ở nước ngoài Người tiêu dùng ở nước ngoài Người tiêu dùng ở nước ngoài Bán lẻ ở nước ngoài Bán sỉ hoặc đại lý ở nước ngoài Nhà nhập khẩu nước ngoải Nhà xuất khẩu ủy thác

69

4.3.1.9 Xây dựng thương hiệu

Công ty đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm gạo ở thị trường trong nước với thương hiệu là “Gạo Mekong chất lượng cao”, không chỉ giúp cho sản phẩm gạo của công ty có giá trị cao hơn mà còn là cách hữu hiệu để quảng bá hình ảnh công ty đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới còn nhiều hạn chế, phần lớn các giao dịch mua bán gạo diễn ra do khách hàng tìm đến công ty trước và nhiều trường hợp phải chấp nhận xuất khẩu qua trung gian. Công việc tìm kiếm và giao dịch với khách hàng chủ yếu thực hiện qua Internet, điện thoại hay Fax, rất ít khi công ty bố trí nhân viên đi nghiên cứu trực tiếp thị trường nước ngoài. Do đó, thương hiệu gạo của công ty được biết đến khá phổ biến ở trong nước, còn thị trường nước ngoài chưa biết đến nhiều do công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá thương hiệu vẫn chưa được thực hiện tốt. Chính vì vậy, cho đến nay công ty vẫn chưa có được những hợp đồng qui mô lớn với giá cả cao, còn bị phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu tự phát trên thị trường, xác suất rủi ro khá cao.

4.3.1.10 Công tác marketing và bán hàng

Một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công không thể không chú ý đến việc sử dụng chiến lược marketing phù hợp. Hoạt động marketing giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi và củng cố vị trí doanh nghiệp trên thương trường. Hiện tại, chính sách chất lượng của công ty là hướng tới sự thỏa mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng và sự phát triển bền vững của công ty “Đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm ổn định, giá cả cạnh tranh”. Tuy nhiên, công ty chưa có nguồn nhân lực chuyên sâu về hoạt động marketing do đó việc triển khai việc quảng bá, xâm nhập, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước chưa mang lại hiệu quả cao.

* Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Sau khi phân tích các yếu tố bên trong có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo của công ty, tác giả thiết lập bảng câu hỏi (xem phụ lục 1) nhằm đánh giá sức mạnh nội bộ của Công ty Cổ phần Mê Kông. Qua phỏng vấn 8 chuyên gia của Công ty Cổ phần Mê Kông bao gồm: 4 nhân viên có kinh nghiệm lâu năm của Phòng kinh doanh và Phòng kế toán, phó Phòng kinh doanh, 2 phó Phòng kế toán và phó Tổng giám đốc kiêm trưởng Phòng kinh doanh, tác giả tổng hợp được bảng đánh giá các yếu tố nội bộ sau:

70

Bảng 4.9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Nguồn: Tổng hợp từ ý kiến các chuyên gia của Công ty Cổ phần Mê Kông, 2013.

Tổng số điểm của ma trận IFE là 3,160 > 2,5 cho thấy Công ty Cổ phần Mê Kông mạnh về nội bộ.

TT Các yếu tố bên trong Mức độ

quan trọng

Phân

loại quan trọng Số điểm 1 Sự đoàn kết, cống hiến của nhân viên, chính sách về

nhân lực khá tốt. 0,073 4 0,292

2 Đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm tốt. 0,096 4 0,384

3 Lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm; thường xuyên họp

khi có chuyển biến trên thị trường. 0,133 3 0,399

4 Công nghệ hóa công tác bán hàng và quản lí. 0,037 2 0,074

5 Dây chuyền máy móc hiện đại, hệ thống kho bãi lớn,

phân phối gần nguồn thu mua nguyên liệu. 0,081 4 0,324

6 Các phương thức thanh toán với đối tác đa dạng. 0,031 3 0,093

7 Nguồn lực tài chính vững mạnh. 0,081 4 0,324

8 Chất lượng gạo tốt. 0,098 4 0,392

9 Giá cả cạnh tranh. 0,049 2 0,098

10 Gạo xuất khẩu của công ty chưa đa dạng, chủ yếu tập

trung vào xuất khẩu một số loại gạo nhất định. 0,045 2 0,090

11 Thị trường xuất khẩu ngày càng bó hẹp vào các thị

trường truyền thống. 0,049 2 0,098

12 Nằm trong khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, đa

dạng. 0,069 4 0,276

13 Kênh phân phối chưa được mở rộng, các kênh phân

phối trực tiếp ngày càng tăng. 0,054 2 0,108

14 Thương hiệu gạo chưa được xây dựng hợp lý. 0,056 2 0,112

15 Chưa có nguồn nhân lực chuyên sâu về hoạt động

marketing. 0,048 2 0,096

71

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần mêkông (Trang 78 - 83)