Tóm lại, tình hình xuất khẩu của công ty đang có nhiều lợi thế với phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu là các mặt hàng cao cấp, chất lượng cao. Điều này chứng tỏ dòng sản phẩm cao cấp của công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng và tin cậy về chất lượng. Đồng thời, nó cũng là một trong những thách thức trong thời gian tới, đòi hỏi công ty phải luôn duy trì và nâng cao chất lượng hạt gạo, cũng như giá trị và uy tín thương hiệu trên thương trường. Tuy nhiên, công ty vẫn nên chú trọng nhiều đến các mặt hàng gạo bình thường và cấp thấp, vốn là mặt hàng truyền thống đối với các thị trường xuất khẩu lớn như châu Á và châu Phi.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU KHẨU
Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của hai nhân tố sản lượng xuất khẩu và đơn giá xuất khẩu. Sự biến động tăng hay giảm của một trong hai nhân tố hoặc cả hai cũng có thể làm giá trị xuất khẩu thay đổi theo.
Để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này đến giá trị xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013, đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm phân tích tác động tăng giảm cụ thể của từng nhân tố trong mỗi giai đoạn phân tích. Giá trị xuất khẩu được xác định thông qua công thức:
Giá trị xuất khẩu = Sản lượng xuất khẩu x đơn giá xuất khẩu Nếu gọi: Giá trị xuất khẩu là G (USD)
Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng gạo là Q (tấn) Đơn giá xuất khẩu các mặt hàng là P (USD/tấn) Khi đó công thức tính giá trị xuất khẩu là:
G = P x Q
Mặt khác, ta có: ∆G1 = G1 – G0 = P1 x Q1 – P0 x Q0
∆G2 = G2 – G1 = P2 x Q2 – P1 x Q1
∆G3 = G3’ – G2’ = P3’ x Q3’ – P2’ x Q2’ Trong đó:
∆G1, ∆G2, ∆G3 là giá trị biến thiên trong giá trị xuất khẩu của công ty trong giai đoạn tương ứng 2010 – 2011, 2011 – 2012, 6 tháng 2012 – 6 tháng 2013.
G0, G1, G2, G2’ và G3’ lần lượt là giá trị xuất khẩu năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
60
P0, P1, P2, P2’, P3’ và Q0, Q1, Q2, Q2’, Q3’ lần lượt là đơn giá và sản lượng gạo xuất khẩu năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Tuy nhiên, trong mỗi cơ cấu xuất khẩu đều có rất nhiều các mặt hàng xuất khẩu với đơn giá xuất khẩu có thể thay đổi theo từng tháng, từng quý hoặc thậm chí từng ngày. Để cho việc phân tích được dễ dàng, đề tài sử dụng đơn giá xuất khẩu bình quân của từng mặt hàng trong từng năm; riêng đối với các giai đoạn 6 tháng, đề tài sử dụng đơn giá xuất khẩu bình quân của từng mặt hàng trong 6 tháng đầu năm.