Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của công ty trong thờ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần mêkông (Trang 50 - 53)

trong thời gian tới

* Thuận lợi

Với trên 20 năm hoạt động, công ty đã đào tạo nên đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nhân lành nghề, trong kinh doanh luôn giữ chữ tâm và chữ tín. Do đó công ty luôn được các bạn hàng trong – ngoài nước đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như khả năng hợp tác.

Công ty là 1 trong 8 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo ở Thành phố Cần Thơ, ngoài ra công ty cũng là thành viên của Hiệp hội xuất khẩu lương thực Việt Nam (VFA).

Văn phòng chính của công ty đặt tại trung tâm Thành phố Cần Thơ và các nhà máy sản xuất, kho bãi đều đặt tại Thành phố Cần Thơ (trung tâm vùng ĐBSCL); tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào để chế biến các mặt hàng phục vụ sản xuất – kinh doanh, bên cạnh đó địa thế thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường bộ (các tuyến đường được nối liền), đường thủy (có cảng lớn và nhiều sông ngòi kênh rạch) cũng như đường hàng không (có sân bay) cũng đem lại nhiều mặt tích cực cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu dồi dào của Thành phố Cần Thơ và các vùng lân cận (vùng ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước) đảm bảo cung cấp ổn định và kịp thời cho xuất khẩu.

Công ty đầu tư nhiều cho thiết bị máy móc hiện đại ở các xí nghiệp chế biến trong các khâu như tách thóc, làm sạch, xát trắng gạo, lau bóng,… kết hợp quy trình sản xuất khép kín nghiêm ngặt do công ty đề ra: ban đầu thực hiện liên kết với nông dân đầu tư tiền vốn, lúa giống cho nông dân sản xuất theo quy trình kỹ thuật cao, công ty bao tiêu hết sản phẩm, thu mua từ lúa tươi đưa về nhà máy sấy khô rồi đưa vào dây chuyền xay xát lau bóng. Nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nên sản phẩm gạo các loại do công ty sản xuất luôn đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lí.

Có các chuyên gia từ Viện lúa ĐBSCL tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật giống lúa, nhờ đó công ty có thể chuyển giao lai giống lúa tốt cho bà con nông dân canh tác.

* Khó khăn

Nguồn cung lúa có nguy cơ giảm do diện tích gieo trồng đang dần bị thu hẹp bởi hộ nông dân chuyển sang trồng các loại hoa màu có giá trị kinh tế cao và ảnh hưởng từ quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết trong những năm trở lại đây là rất khắc nghiệt (các đợt bão, hạn hán kéo dài), ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như sản lượng lúa gạo.

Về thu mua lúa nguyên liệu: gạo xuất khẩu tuy được sản xuất tại các vùng chuyên canh nhưng trình độ sản xuất, giống, kỹ thuật canh tác và thâm canh của các hộ nông dân không đồng đều, hàng hóa phải thu gom là chính,

39

chi phí cao, chất lượng không đồng bộ, qui trình bảo quản chưa đúng đắn dẫn đến việc sản phẩm dễ bị mốc, hư.

Mặc dù về chất lượng gạo công ty đạt chuẩn qui cách nhưng vẫn tồn tại các sai sót trong bao bì khi một số đối tác có quy định riêng, các sai sót này cần phải khắc phục tránh tình trạng tổn thất chi phí làm lại bao bì.

Công ty đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong và ngoài nước. Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của nước ta do đó trong nước có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, riêng trong vùng ĐBSCL có các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu phải kể đến như tổng công ty lương thực miền Nam, công ty lương thực Vĩnh Long, công ty Cổ phần Gentraco, công ty lương thực Tiền Giang…; ở nước ngoài cũng có các công ty ở Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan cạnh tranh gay gắt trong ngành hàng gạo. Ngoài ra, sản phẩm gạo của công ty chỉ cạnh tranh được ở thị trường gạo phẩm cấp trung bình và thấp. Ở thị trường phẩm cấp cao như Hàn Quốc, Nhật Bản với những tiêu chuẩn đòi hỏi khắt khe, công ty khó có thể đáp ứng được.

Công ty vẫn chưa chú trọng đến vấn đề marketing, tìm kiếm khách hàng. Điều này làm cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty đối mặt với nhiều khó khăn và khá bị động. Hiện tại, công ty chưa có Phòng marketing riêng biệt nên các yếu tố marketing do Phòng kinh doanh đảm trách, gây hạn chế trong thông tin cho khách hàng và việc Website của công ty vừa mới được xây dựng gần đây với nguồn thông tin còn khá nghèo nàn, chưa cho phép mua bán trực tuyến.

Khách hàng chính của công ty thường là những nước trong khu vực, trong khi các thị trường tiêu thụ gạo lớn trên thế giới như Tây Âu, Úc, Bắc Mĩ,… thì công ty chưa có định hướng thâm nhập.

Lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu biến động tăng giảm bất thường cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty.

* Phương hướng hoạt động đến năm 2015

Tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, thực hiện tiết kiệm hợp lý và giảm chi phí, tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có để tăng lợi nhuận cho công ty.

Hỗ trợ và khuyến khích CB-CNV tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu giống lúa, hoàn thiện quy trình sản xuất cũng như xuất khẩu từ đầu vào đến đầu ra.

Linh hoạt đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng về chất lượng, chủng loại cũng như bao bì sản phẩm.

Mở rộng thị trường cung ứng gạo nội địa trước hết là tại Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

40

Đẩy mạnh công tác xuất khẩu gạo trực tiếp, giảm xuất khẩu qua trung gian nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống, bên cạnh đó quan hệ mở rộng, thâm nhập các thị trường mới như: Tây Âu, Úc, Bắc Mĩ.

Vận động các doanh nghiệp cùng ngành xây dựng mối liên kết ngành hàng để tạo sức mạnh về quy mô vốn, công nghệ chế biến, thông tin, năng lực quản trị doanh nghiệp, nguồn cung ứng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ xâm nhập thị trường Việt Nam.

41

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần mêkông (Trang 50 - 53)