Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 95 - 101)

- Tiếp tục tạo sự ổn định về tỷ giá: Trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc giữ cho tỷ giá khá ổn định là nhân tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK được thuận lợi tránh những rủi ro về tỷ giá. Trong thời gian tới NHNN nên tiếp tục thực hiện việc duy trì ổn định tỷ giá. Bởi lẽ, tỷ giá hối đoái có sự tác động lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Về nguyên lý tỷ giá làm thay đổi giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ bằng đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài. Tuy nhiên ngoài việc tác động tới hoạt đồng XNK, tỷ giá còn có tác động lớn tới lạm phát và ổn định tình hình tài chính. Chính vì vậy tỷ giá là một công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của Chính phủ. Khi sử dụng công cụ này trong việc điều hành chính sách vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét sự tác động của nó tới ổn định kinh tế vĩ mô và tới XNK. Đối với đặc thù nền kinh tế Việt Nam thì sự thay đổi về tỷ giá đối với hoạt động XK do trong cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam chủ yếu là hàng nông lâm thủy sản, sản phẩm tài nguyên như dầu thô, cao su…. Trong cấu thành các mặt hàng XK thì nguyên liệu cho sản xuất hàng XK có đến 70% là giá trị. Mặt khác mặt hàng XK còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: thuế xuất khẩu, mức giá trong nước và quốc tế, năng suất lao động của ngành hàng XK, cơ cấu hàng hóa XK, chất lượng và sự đa dạng của chủng loại hàng hóa XK, chính sách xúc tiến thương mại, quảng cáo tiếp thị…. Trong cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam thì các mặt hàng dầu thô, dệt may, thủy sản, gạo chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ 40% mà giá trị của các mặt hàng này phụ thuộc vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá. Với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố đan xen thì việc giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ của Việt Nam có tác động không lớn tới hoạt động XK. Thêm vào đó nhiều mặt hàng Việt Nam chưa thể sản xuất để thay thế

hàng nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn để XK của Việt Nam còn hạn chế. Trong khi đó hiện nay tỷ giá đang có tác động lớn tới ổn định kinh tế vĩ mô ở khía cạnh gây ra lạm phát và ổn định thị trường ngoại hối. Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và tình hình lạm phát tăng cao thì Việt Nam nên theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá điều hành tỷ giá danh nghĩa bám sát với tỷ giá thực hiệu quả điều đó từng bước tạo điều kiện cho tỷ giá trở thành công cụ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển cho vay XNK của ngân hàng thương mại nói chung và của OCB nói riêng

- Nâng cấp trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC) Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng. Sứ mệnh của CIC là: Chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cấp tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; Hỗ trợ tổ chức cấp tín dụng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng; Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng vay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò đó, CIC cần có kho lưu trữ thông tin đủ lớn được duy trì trong thời gian dài và thu thập đầy đủ thông tin của các tổ chức tìn dụng với công nghệ hiện đại trang thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo cho số lượng lớn người truy cập, tốc độ truy cập nhanh, thông tin kịp thời chính xác đạt chất lượng cao nhất giúp cho các ngân hàng thương mại dễ dàng tra cứu thông tin về tình hình dư nợ của khách hàng tại các tổ chức chức dụng và lịch sử quan hệ của khách hàng tại các tổ chức này làm cơ sở để quyết định cho vay nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn tín dụng cho các ngân hàng thương mại

KẾT LUẬN

Phát triển cho vay nói chung và cho vay XNK nói riêng của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh có hiệu quả đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Nó không chỉ giúp các Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển mà còn giúp các ngân hàng khẳng định vị trí của mình trên hệ thống ngân hàng quốc gia và hệ thống ngân hàng quốc tế.

Nghiên cứu vấn đề phát triển cho vay XNK hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông là một vấn đề phức tạp với phạm vi nghiên cứu rộng. Tuy nhiên qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được một số công việc sau:

- Trình những vấn đề căn bản về cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa và đi sâu tìm hiểu hoạt động phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa của các Ngân hàng thương mại.

- Phân tích thực trạng hoạt động phát triển cho vay xuất nhẩu khẩu hàng hóa của Ngân hàng TMCP Phương Đông từ đó đánh giá, bàn luận chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân từ phía OCB, từ phía Ngân hàng Nhà nước dẫn đến những tồn tại trong công tác phát triển cho vay XNK hàng hóa của OCB

- Trên cơ sở những nguyên nhân xuất phát từ OCB dẫn tới tồn tại trong công tác phát triển cho vay XNK hàng hóa của OCB, luận văn dưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những nguyên nhân này

- Trên cơ sở những nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng Nhà nước, luận văn đưa ra những kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước nhằm phát triển cho vay XNK hàng hóa tại OCB

Do đây là một đề tại nghiên cứu rộng do đó trong quá trình phân tích, luận văn cũng chưa đề cập hết mọi khía cạnh của hoạt động phát triển cho vay XNK hàng hóa của OCB do đó cũng chưa nêu hết được những ưu nhược điểm cũng như những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của hoạt động này vì vậy các giải pháp đề ra cũng chưa đầy đủ. Hướng nghiên cứu tiếp theo nên chia tách việc phát triển cho vay XNK hàng hóa thành hai khối theo như mô hình quản lý hiện nay của OCB

là khối Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) và khối Khách hàng cá nhân (KHCN) để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại trong phát triển cho vay XNK hàng hóa và những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên để thấy được hiệu quả hoạt động của từng khối từ đó áp dụng và chỉ tiêu kinh doanh cũng như những giải pháp thực hiện cụ thể, sát với từng phân khúc khách hàng kết quả đạt được sẽ cao hơn.

1.Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2.Báo cáo tổng kết các năm 2009; 2010; 2011

3.Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội

4.Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Kim Anh (1999), Nghiệp vụ ngân hàng nâng cao, Học viện Ngân hàng, Hà Nội

5.Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết Tiền tệ - Ngân hàng, Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh

6.Nguyễn Ninh Kiều (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

7.Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

8.Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước ban hành kèm theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005 ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại quyết định số 1627

9.Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số 124/2012/QĐ-OCB ngày 10/3/2012 v/v ban hành Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông và các văn bản hướng dẫn kèm theo

10.Ngân hàng TMCP Phương Đông (2011), Quyết định số 281/2011/QĐ- OCB ngày 31/10/2011 /v ban hành Quy trình nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông và các văn bản hướng dẫn kèm theo

11. Ngân hàng CP Quốc tế Việt Nam (2006), Quy chế cho vay đối với khách hàng số: 1356/2006/QC-VIB ngày 23/5/2006 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

13. Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quy chế cho vay đối với khách hàng (Ban hành kèm theo quyết định số 09/2012/QĐ-HĐQT ngày 20/01/2012 của Hội đồng quản trị)

14.Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số: 254/2012/QĐ OCB ngày 11/07/2012 V/v Ban hành “Quy trình xử lý nghiệp vụ LC xuất khẩu”

15.Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số: 255/2012/QĐ OCB ngày 11/07/2012 V/v Ban hành “Quy trình xử lý nghiệp vụ LC nhập khẩu”

16. Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số: 09/2012/QĐ- HĐQT ngày 20/01/2012 V/v Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Phương Đông.

17. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước ban hành kèm theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 127/2005 ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại quyết định số 1627

18. Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số: 247/2012/QĐ OCB ngày 23/09/2012 V/v thành lập Ban triển khai Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động Tài trợ thương mại – Khách hàng doanh nghiệp

19. Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số: 2011/2012/QĐ OCB ngày 20/04/2011 V/v Ban hành quy định cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú

20. Ngân hàng TMCP Phương Đông (2012), Quyết định số: 324/2012/QĐ OCB ngày 18/08/2012 V/v Ban hành hướng dẫn cấp tín dụng và quản lý khoản vay các doanh nghiệp ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Tạp chí OCB News của Ngân hàng TMCP Phương Đông

Trang Web:

1. Website của Ngân hàng TMCP Phương Đông: www.ocb.com.vn 2. Website của Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 95 - 101)