Cơ sở xác định mục tiêu phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa tạ

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 86 - 88)

nhập khẩu hàng hóa tại ngân hàng TMCP Phương Đông đến năm 2015

3.1.1. Cơ sở xác định mục tiêu phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông đến năm 2015 hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông đến năm 2015

Chiến lược xuất nhập khẩu (XNK) đậm nét với những dấu mốc: Tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tốc độ tăng trưởng XK thời kỳ 2011-2020 bình quân 11-12%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 tăng 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 11%/năm. Duy trì tốc độ thời kỳ 2021-2030 tăng trưởng khoảng 10%/năm. Tốc độ tăng NK chậm hơn tốc độ tăng trưởng XK trong mỗi chặng tương ứng. Theo xu thế đó sẽ giảm dần thâm hụt thương mại, tỷ lệ nhập siêu dưới 10% vào năm 2015, tiến tới cân bằng thương mại vào năm 2020; thời kỳ 2021 - 2030 có thặng dư thương mại.

XNK Việt Nam với 3 quan điểm xuyên suốt là phát triển sản xuất gắn liền với thị trường để tăng nhanh XK và đáp ứng nhu cầu trong nước; xây dựng, củng cố

các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; đa dạng hóa thị trường XNK, tích cực và chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với hàng hóa có thương hiệu uy tín, giá trị gia tăng cao. Như vậy, XK sẽ cấu trúc theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao giá trị. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa XK một cách hợp lý. Đây cũng là cơ sở quan trọng để OCB xây dựng chiến lược phát triển cho vay xuất nhập khẩu của mình phù hợp với định hướng phát triển chung của Việt Nam

Để trở thành TCTD nằm trong nhóm các TCTD hoạt động tốt (thực hiện theo đề án tái cấu trúc hoạt động hệ thống ngân hàng của NHNN), OCB đã thực hiện toàn diện việc tái cấu trúc tổ chức, hoạt động …, bắt đầu triển khai kế hoạch đến năm 2015, triển khai hàng loạt các dự án trọng tâm làm nền tảng, cơ sở cho hoạt động kinh doanh và quản trị. Có thể nói OCB đã củng cố được nội tại hoàn toàn có thể đứng vững trên đôi chân của mình tự tin phát triển bền vững. Từ một trụ sở chính đặt tại số 45 Lê Duẩn, quận 1, TP. HCM, OCB đã mở rộng mạng lưới và phạm vi hoạt động trên toàn quốc, đứng vững sau khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á. Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng lên 4.000 tỷ đồng, tổng vốn hoạt động 24.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của OCB tăng gấp 110 lần so với ngày đầu thành lập, đạt 27.000 tỷ đồng và hệ thống kênh phân phối gồm 104 đơn vị tại hầu hết các tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước.

Trên nền tảng vững chắc đã có OCB quyết tâm và tự tin đặt mục tiêu: lọt vào Top 15 ngân hàng dẫn đầu thị trường Việt Nam năm 2015, với mạng lưới 200 điểm giao dịch, chiếm 5% thị phần của ngành và khẳng định vị thế ở phân khúc dân cư có thu nhập khá và các khách hàng doanh nghiệp, phục vụ trên 1 triệu khách hàng. Hệ thống eBanking, Mobile Banking hiện đại, an toàn và bảo mật; ROA trung bình 2%; ROE trung bình 15%; có khả năng triển khai nhanh, khả năng thích nghi với thị trường, khả năng đề kháng với khủng hoảng.

Với việc thực hiện nhất quán chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, dự kiến Ngân hàng nhà nước sẽ thực thi chính sách tiền tệ một cách thận trọng để đảm bảo lạm phát tiếp đà suy giảm, giữ bình ổn tỷ giá USD/VNĐ, kiểm soát tốt hơn giá vàng trong nước.

Với định hướng từ chính sách kinh tế vĩ mô, với việc OCB được NHNN xếp vào nhóm 2 với mức tăng trưởng tín dụng 15%, để tăng trưởng ổn định và bền

vững, OCB sẽ tập trung cho công tác trọng tâm về phát triển kinh doanh, nâng cao tỷ trọng thu ngoài lãi trong tổng thu nhập, quản trị rủi ro và quản lý hiệu quả

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 86 - 88)