Các biện pháp mà Ngân hàng đã thực hiện trong giai đoạn 2008-2012 để

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 62 - 69)

2008-2012 để phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa

Năm 2008

Đây là năm bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ sau đó lan rộng ra toàn cầu khiến nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ đình trệ. Tình hình chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao. Tính thanh khoản của các ngân hàng thấp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trước tình hình đó OCB đã đề ra các biện pháp vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng vừa đảm bảo an toàn tín dụng:

- Ngân hàng TMCP Phương Đông đã ban hành nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro thanh khoản, lãi suất, chất lượng tín dụng để có tăng trưởng dư nợ vay, tăng số dư huy động vốn và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu <3% tổng dư nợ việc áp dụng các

biện pháp này giúp cho OCB đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng đảm bảo phát triển an toàn và bền vững

- Tăng cường công tác huy động vốn thông qua việc đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mại hấp dẫn như: tặng quà sinh nhật lễ tết cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm, nâng cao chất lượng phục vụ: Giao dịch viên có trách nhiệm thường xuyên gọi điện hỏi thăm hay tư vấn cho khách hàng khi có chương trình khuyến mại mới; thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng…

Năm 2009

- Hoàn thiện và chuẩn hóa các Quy trình tín dụng vừa đáp ứng cho mô hình bộ máy tổ chức mới, vừa chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng Hệ thống Ngân hàng Lõi (Core Banking System). Việc thiết lập, hoàn thiện và không ngừng chuẩn hóa này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng nói chung và của OCB nói riêng. Một quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ra tín dụng. Ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản trị của OCB bởi các tác dụng:

+ Giúp phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách thông suốt, an toàn và hiệu quả

+ Làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính + Chỉ rõ mối liên hệ giữa các bộ phận liên quan trọng hoạt động tín dụng - Chỉnh sửa và hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng và Ban Tín dụng các cấp. Việc ban hành quy chế này giúp việc quyết định cho vay được kịp thời chính xác nhằm trách hai sai lầm thường mắc phải đó là quyết định cho vay đối với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

- Hoàn thiện Quy trình xử lý nợ và miễn giảm lãi. Hoạt động tín dụng thường tiềm ẩn rủi ro đó là khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn. Chính vì vậy việc ban hành quy trình xử lý nợ khi xẩy ra nợ xấu là rất quan trọng nhằm thu hồi các khoản nợ quá hạn. Đối với các khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng nhưng do khách hàng đang tạm thời gặp khó khăn thì OCB sẽ có biện pháp hỗ trợ khách hàng bằng cách giãn nợ, giảm lãi, cơ cấu lại nợ để vừa giảm nợ xấu vừa giúp khách hàng có đủ thời gian lo nguồn trả nợ

- Điều chỉnh lại việc phân cấp, ủy quyền trong phán quyết tín dụng tại các Đơn vị trực thuộc dựa trên Hệ thống Xếp loại Chi nhánh để phù hợp với tình hình thực tế vừa nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của các Đơn vị, vừa nâng cao trách nhiệm trong hoạt động tín dụng của các Đơn vị trực thuộc.

- Xây dựng hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nhằm làm cơ sở xây dựng chính sách khách hàng trong công tác tín dụng, bảo lãnh, dịch vụ…qua đó giúp cho OCB thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng trên cơ sở đó có chính sách cho vay đối với từng khách hàng cho phù hợp

Năm 2010

- Thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh như đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng lõi (core banking system) T24 trên toàn hệ thống từ tháng 5 năm 2012; bắt đầu triển khai các dự án ngân hàng điện tử như dự án thẻ ngân hàng, dự án mobile, internet banking nhằm đa dạng hóa và tăng thu dịch vụ ngân hàng đã tạo điều kiện cho OCB phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng; góp phần quan trọng vào việc quản trị rủi ro của OCB. Với tổng số kinh phí đầu tư thực hiện các dự án công nghệ thông tin là 4.635.000 USD (Bốn triệu, sáu trăm ba mươi lăm nghìn đô la)

- Đối tác chiến lược của OCB là BNN Paribas tiếp tục mua thêm cổ phần của OCB nâng tỷ lệ góp vốn từ 15% lên 20% vốn điều lệ của OCB; cử thêm đại diện tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành của OCB; cử chuyên gia hỗ trợ OCB triển khai thành công hệ thống ngân hàng lõi (core bankinh system) và tham gia triển khai một số dự án khác như dự án thẻ ngân hàng, dự án chiến lược phát triển và tái cấu trúc ngân hàng. Việc BNP Paribas thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và của đại diện tham gia vào công tác quản trị, điều hành tại OCB đã giúp cho OCB có điều kiện tiếp cận với các thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng; quảng bá sâu rộng hơn thương hiệu của OCB, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới cho nhân viên; tham gia đồng tài trợ các dự án lớn, phát triển hoạt động tài trợ thương mại; phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ

- Xây dựng chiến lược phát triển 05 năm (2011-2015) thiết lập và đưa vào sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới để quảng bá hình ảnh của OCB; thực

hiện triển khai mô hình tái cấu trúc theo mô hình ngân hàng hiện đại và cơ cấu lại nhân sự phục vụ việc tái cấu trúc; mở rộng kênh phân phối của ngân hàng.

Năm 2011

- Trong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp XNK nói riêng cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trước thực trạng đó giải pháp của OCB là chọn lọc khách hàng mới phù hợp với chiến lược phát triển, đồng hành cùng khách hàng truyền thống vượt qua khó khăn đã giúp cho hoạt động tín dụng của OCB trong năm 2011 tăng trưởng 19,5% (tăng trưởng trong hạn mức NHNN cho phép) đồng thời kiểm soát được rủi ro với tỷ lệ xấu chiếm 2,8% tổng dư nợ

- OCB đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Tập trung nguồn lực triển khai thành công nhiều dự án, tạo nền tảng để hỗ trợ cho công tác quản trị và phát triển kinh doanh

- Đội ngũ nhân sự không ngừng được củng cố cả về chất lượng và về số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Trong lộ trình triển khai chiến lược nhân sự đã được hoạch định, OCB đã hoàn thành các quy trình, quy định về nhân sự từ khâu tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch… hoàn thiện hệ thống chức danh, xây dựng mô tả chức danh nhiệm vụ cho từng vị trí chức danh nhằm tạo cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo và xác định vơ chế lương thưởng phù hợp và công bằng. Nhằm thu hút nhân tài, gắn bó các nhân sự có năng lực, nhiệt huyết, kiến thức… trong năm 2011, OCB đã hoàn thiện quy chế tiền lương mới, theo đó đã tăng mặt bằng lương chung cho toàn thể CBNV, từng bước tạo ra cơ chế cạnh tranh trên thị trường. OCB đã tạo dựng được nguồn nhân lực có kiến thức vững vàng, kỹ năng chuyên môn tốt, tâm huyết đáp ứng mục tiêu phát triển

- Tiếp tục triển khai dự án tái cấu trúc bộ phận quản lý rủi ro trên cơ sở hoàn thiện các quy định, quy trình, quy chế, nâng cao vai trò của Ủy ban QLRR, Ủy ban tín dụng, Hội đồng tín dụng, Hội đồng Alco (Ủy ban quản lý tài sản nợ có)… công tác quản lý rủi ro từng bước được hoàn thiện, gắn kết hoạt động quản trị rủi ro với các hoạt động kinh doanh

- Quy mô và tính chuyên nghiệp của công tác PR ngày càng được nâng cao, từng bước đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu trên toàn hệ thống OCB. Độ nhận biết đối với thương hiệu của OCB đã được nâng lên rõ rệt. OCB cũng đã tổ chức hàng loạt các sự kiện lớn trong năm, triển khai các tiện ích ngân hàng điện tử (e-banking) phối hợp với các đơn vị, các đối tác tổ chức các hội thảo chuyên ngành

- Với việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh và PGD ở hẩu khắp các tỉnh thành trong cả nước, kênh phân phối đa dạng là nền tảng cơ bản giúp cho OCB trong công tác quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng và bán chéo sản phẩm cụ thể OCB đã thành lập Trung tâm bán hàng trực tiếp, 08 chi nhánh mới: Cầu Giấy, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa tại Hà Nội ngoài chi nhánh Hà Nội còn mở thêm 02 chi nhánh: Hai Bà Trưng và Sao Việt và 08 phòng giao dịch trực thuộc. OCB đã đầu tư và cải tạo hệ thống mặt tiền công sở của một số đơn vị, xây dựng và khánh thành các trụ sở hoạt động mới tại các địa bàn: Cà Mau, Sóc Trăng, Quang Trung – Đà Nẵng, Sơn Trà – Đà Nẵng, An Hòa. Hệ thống rộng khắp cả nước và kênh phân phối đa dạng là nền tảng cho OCB trong công tác quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng và bán chéo sản phẩm. OCB đã đầu tư kinh phí hơn 134 tỷ đồng để mua sắm tài sản, phát triển mạng lưới , 18 tỷ đồng cho công nghệ thông tin và hơn 14 tỷ đồng để quảng bá thương hiệu và đào tạo

- Ngân hàng có sự đối mới trong bộ máy lãnh đạo, có chính sách thu hút nhân tài nhằm tuyển chọn những cán bộ có trình độ tốt;

- Trong năm 2011 OCB đã triển khai thành công dự án tái cấu trúc bộ máy. Mô hình điều hành theo ngành dọc giúp thông tin được thông suốt trong hệ thống cũng như giúp các chi nhành tập trung phát triển đều cả hai loại hình khách hàng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Mô hình tổ chức chuyên nghiệp giúp khâu đánh giá hiệu quả hoạt động được cụ thể hóa và chính xác hơn trên cơ sở đó giúp nâng cao năng suất chung trong toàn hệ thống

- Thay đổi hệ thống mẫu biểu, quy trình, quy định nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Các biểu mẫu mới ban hành ngắn gọn, dễ dàng khi soạn thảo bao hàm đầy đủ nội dung cần thiết đảm bảo quyền lợi cho OCB. Giảm thiểu các giấy tờ không cần thiết

- Có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các doanh nghiệp XNK: Từ đầu năm 2012 đến nay để giảm bớt áp lực chi phí tài chính cho các doanh nghiệp, OCB đã giảm mạnh lãi suất cho vay, với mức giảm trung bình là 5%/năm. Ngoài ra OCB đang tiếp tục cùng các đối tác chính là IFC, JICA, BNN Paribas tiếp tục gia tăng các mức tài trợ ổn định và ưu đãi nhằm cung cấp thêm các nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua gói tín dụng 55 triệu USD, đặc biệt nhóm sản phẩm này dành ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê, các doanh nghiệp xanh và sạch, các doanh nghiệp do các nữ doanh nhân làm chủ…

- Tăng cường công tác marketing nhằm đưa hình ảnh của OCB đến gần hơn đối với khách hàng đã giúp cho độ nhận biết thương hiệu quả OCB được nâng lên rõ rệt OCB đã tổ chức thành công hàng loạt các sự kiện lớn trong năm: Chương trình ca nhạc “Ánh sáng Phương Đông” nhân dịp kỷ niệm 16 năm thành lập ngân hàng;

- Tăng cường chất lượng cán bộ tín dụng thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, tổ chức thi nghiệp vụ định kỳ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn: Mỗi khi đưa ra các sản phẩm mới hoặc thay đổi quy trình, Hội sở đều tổ chức các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Một năm hai lần thi kiểm tra trình độ chuyên môn của CBCNV với đề thi dành cho từng phòng ban và từng vị trí khác nhau nhằm đánh giá trình độ chuyên môn và sự phù hợp trong công việc. Nếu CBCNV nào thi đạt điểm từ trung bình trở xuống sẽ được chuyển sang làm công việc khác cho phù hợp nếu tiếp tục không đáp ứng được thì sẽ bị sa thải. Quy trình tuyển dụng của OCB được bổ sung xây dựng chặt chẽ và khoa học. OCB trú trọng việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực trẻ bao gồm nội bộ và bên ngoài. Thông tin tuyển dụng được đăng tuyển rộng rãi trong nội bộ và trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài ra Ngân hàng còn ký hợp đồng với các công ty tuyển dụng để tuyển chọn các vị trí cao cấp. Việc tiếp nhận hồ sơ được tự động hóa. Khâu sàng lọc và thu tuyển trước khi phỏng vấn được tổ chức nghiêm túc với đề thi được bảo mật . Sau khi vượt qua các vòng thi tuyển ứng viên sẽ được trưởng đơn vị, hội đồng tuyển dụng, ban tuyển dụng phỏng vấn để ra quyết định tuyển dụng. Nhờ đó OCB có cơ hội tiếp cận và thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ cao, giầu kinh nghiệm. Tính đến ngày 30/9/2012 tổng số CBCNV của OCB là 1.883 người trong đố trên 80% có trình độ đại học và sau đại học;

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro: Công tác này do phòng Giám sát tín dụng và phòng Kiểm toán nội bộ thực hiện, được triển khai kiểm tra hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh vàng, kế toán và kiểm kê tài sản, công tác an toàn kho quỹ tại … các chi nhánh và PGD trực thuộc với trọng tâm nhằm sớm phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh và biện pháp khắc phục kịp thời

- Tăng cường huy động vốn bằng việc đưa ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm như: lãi suất linh hoạt, cào thẻ trúng vàng, sinh nhật vàng ngàn quà tặng, cơ hội nhân đôi trúng ngay nhà mới, vua huy động, đi tim tỷ phú OCB…

- Thành lập ban triển khai dự án nâng cao năng lực cạnh tranh tài trợ thương mại – Khách hàng doanh nghiệp với thời gian thực hiện dự án từ ngày 30/3/2012 đến ngày 30/6/2012 nhằm mục tiêu xây dựng tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp và phát triển cơ sở khách hàng.

- Trong năm 2012 OCB đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp XNK trong quá trình phát triển: OCB triển khai gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng đến KHDN với mức lãi suất hấp dẫn, thấp hơn 2%/năm – 2,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường. Chương trình được áp dụng từ tháng 3/2012 trên toàn hệ thống OCB. Theo đó, các khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và có nhu cầu sử dụng vốn (bổ sung vốn lưu động, tài trợ dự án sản xuất kinh) có đủ điều kiện sẽ được OCB cho vay với mức lãi suất ưu đãi. Cụ thể, mức lãi suất thấp hơn so với mức cho vay thông thường từ 2%/năm – 2,5%/năm dành cho các khoản vay có mục đích giải ngân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; từ 1%/năm –

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w