Nguyên nhân của các tồn tại trong phát triển cho vay xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 82 - 86)

nhập khẩu hàng hóa của Ngân hàng TMCP Phương Đông

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên được phân tích trên hai khía cạnh đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Mạng lưới của OCB tuy đã được mở rộng song vẫn còn quá ít so với các NHTM khác làm giảm khả năng cạnh tranh của OCB so với các ngân hàng khác trong ngành. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay ngoài việc xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng TMCP còn có sự xuất hiện các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tham gia vào hoạt động cho vay XNK hàng hóa làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt khiến cho hoạt động cho vay XNK hàng hóa của OCB cũng bị suy giảm đáng kể.

- Thương hiệu của OCB chưa thực sự mạnh hoạt động tài trợ thương mại hoạt động với quy mô nhỏ, công tác marketing mặc dù được đẩy mạnh hơn trong vòng 2 năm gần đây song trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên kết quả đạt được không như mong đợi đã ảnh hưởng tới việc tăng trưởng dư nợ tín dụng tại OCB.

- Vốn tự có của OCB còn thấp hơn so với các ngân hàng khác tại Việt Nam đã ảnh hưởng đến hoạt động chung của OCB và ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận đối với các khách hàng lớn bởi theo quy định của Ngân hàng nhà nước ngân hàng chỉ được cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của mình

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Chưa có cơ chế giá linh hoạt đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm của OCB do đó cũng chưa thu hút được nhiều khách hàng. Lãi suất cho vay còn cao so với một số ngân hàng khác từ 1-2%/năm

- Bộ phận pháp chế của OCB còn yếu do đó việc tham mưu, tư vấn hỗ trợ cho ban lãnh đạo hoặc các phòng ban khác về mặt pháp lý chưa cao

- Chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên của OCB còn thấp hơn so với các NHTM khác đó là nguyên nhân khiến cho việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó trình độ cán bộ chưa đồng đều dẫn đến kỹ năng bán hàng và tư vấn của cán bộ tín dụng còn kém. Nhiều cán bộ tín dụng tại các chi nhánh chưa nắm rõ được sản phẩm cũng như quy trình của OCB do đó công tác tiếp thị bán sản phẩm bị hạn chế. Công việc hoàn thiện hồ sơ giấy tờ của cán bộ tín dụng chiếm quá nhiều thời gian theo thống kê một cán bộ tín dụng dùng tới 80% thời gian để làm tờ trình, soạn thảo hợp đồng và các giấy tờ khác chỉ còn 20% để tiếp thị bán sản phẩm. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế tại các Chi nhánh của ngân hàng còn ít, trình độ còn nhiều hạn chế việc nắm bắt nghiệp vụ chưa đồng đều chưa đáp ứng được tính chất công việc và kế hoạch kinh doanh mới;

- Chất lượng hoạt động tín dụng chưa cao dẫn đến nợ quá hạn có xu hướng tăng trở lại. Mặc dù HĐQT – Tổng giám đốc đã có những biện pháp tích cực trong xử lý nợ quá hạn như ban hành quy trình xử lý nợ xấu, thành lập phòng xử lý nợ, nhờ tới sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, nhờ PC 46 của công an, khởi kiện ra tòa…nhưng kết quả đạt được không như mong muốn, công tác thu hồi nợ kéo dài gây tốn kém chi phí vì do nền kinh tế khó khăn nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ không có nguồn trả nợ trong hơn nữa bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay giá tài sản bảo đảm là đất giá trị giảm nhiều, khả năng thanh khoản kém;

- Việc thực hiện theo quy trình tín dụng chưa được tuân thủ đầy đủ, cụ thể: Công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn khách hàng sau vay chưa được cán bộ tín dụng trú trọng thực hiện đầy đủ các biên bản kiểm tra mang tính chất chống đối do đó nhiều hồ sơ không phát hiện kịp thời các sai phạm của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay dễ dẫn đến nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu

Khả năng thu thập thông tin của Ngân hàng còn nhiều hạn chế, chất lượng phục vụ việc đưa ra quyết định cho vay chưa cao;

2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan + Từ phía Nhà nước

- Thiếu hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ: Hiện nay tại Việt Nam chưa có văn bản pháp quy nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động thanh toán quốc tế một cách cụ thể. Các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế vận dụng một số văn bản thanh toán quốc tế như UCP 600, ISBQ 681 làm căn cứ quy định trách nhiệm nếu có tham chiếu đến. Trong khi đó trên thế giới mỗi quốc gia đều có những luật quy định cụ thể về các loại hình nghiệp vụ thanh toán quốc tế

- Sự bất ổn định của môi trường kinh tế, chính trị trong và ngoài nước:

+ Hoạt động XNK đang phải đối mặt với khó khăn đến từ các yếu tố trong nước và thế giới. Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt thể hiện ở các chỉ số tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hoặc có mức tăng không đáng kể; hàng tồn kho nhiều .v.v. đã tạo sức ép lên tính khả thi đối với các phương án sản xuất kinh doanh, làm cho các DN trong đó có DN nhập khẩu (NK) nguyên phụ liệu cho đầu vào sản xuất kinh doanh dè dặt, chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất.

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ của hàng hóa xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,v .v đã giảm đáng kể làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đặc biệt là trong dài hạn. Bên cạnh đó, do khó khăn kinh tế của chính các quốc gia NK, mà các quốc gia này đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước như hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại, chống bán phá giá v .v. Điều này đặt các DNXK Việt Nam trước nguy cơ mất thị phần tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.

+ Tiếp đến, những lợi thế về nhân công giá rẻ, nguyên liệu dồi dào của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần mất đi do bản thân các quốc gia XK khác cũng đang áp những phương thức cạnh tranh nếu không bằng việc cung cấp lao động giá rẻ thì lại thông qua các biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng suất.

+ Từ phía khách hàng

Có thể nói trong giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế toàn cầu do những hệ lụy mà cuộc khủng hoảng kinh tế đem lại. Giai đoạn

này cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần và phá sản. Hoạt động cho vay XNK không chỉ phụ thuộc vào thị trường trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nặng nề do nhu cầu suy giảm, giá vàng giá USD, giá nguyên liệu đầu vào biến động không ngừng, khiến cho công tác dự đoán, dự báo và việc thực hiện kế hoạch kinh doanh rất khó khăn. Thị trường thế giới bị thu hẹp do sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng, hàng tồn kho tăng cao khiến cho lượng vốn tồn đọng rất lớn, các doanh nghiệp không thể quay vòng vốn ảnh hưởng tới việc tái đầu tư sản xuất đặc biệt đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thực hiện phương án kinh doanh không có nguồn để trả nợ ngân hàng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu các ngân hàng buộc phải thực hiện việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Trong giai đoạn đầu của giai đoạn nghiên cứu lãi suất cho vay tại các NHTM rất cao có thời điểm lãi suất cho vay lên đến 25%/năm làm tăng thêm các khoản phí cho doanh nghiệp khiến việc kinh doanh khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Trong tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, các NHTM cũng phải thắt chặt hơn các điều kiện cho vay, quá trình thẩm tra, thẩm định cũng kỹ càng và thận trọng hơn mặc dù đến năm 2012 thực hiện chủ trưởng của Nhà nước là giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp tuy nhiên các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vay vốn là không cao. Hoặc họ cũng thu hẹp sản xuất nên nhu cầu vay vốn cũng sụt giảm.

Ngoài ra việc cung cấp thông tin của khách hàng đôi khi không chính xác đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá năng lực tực sự của khách hàng dẫn đến ra quyết định không chính xác gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc khách hàng.

Tóm lại: Chương 2 của luận văn cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh nói

chung của OCB trong giai đoạn 2008-2012 cũng như công tác phát triển cho vay XNK hàng hóa của OCB trong giai đoạn kể trên cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định, cơ bản đạt được những mục tiêu mà Ban điều hành đã đề ra. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, kết quả mà OCB đã đạt được thể hiện sự quyết liệt trong công tác đổi mới và điều hành của Ban lãnh đạo OCB. Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế hiện nay nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là nhân tố gây cản trở và ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sự phát triển cho vay XNK hàng hóa của OCB. Những đánh giá, nhận xét ở chương 2 là cơ sở để luận văn đưa ra những giải pháp thực hiện và kiến nghị đối với các cơ quan liên quan.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI

NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG ĐẾN NĂM 2015

Mục tiêu của chương là xác định mục tiêu và định hướng phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa của Ngân hàng TMCP Phương Đông đến năm 2015 trên cơ sở đó tập trung đưa ra các giải pháp trước mắt để phát huy những ưu điểm và hạn chế những vấn đề còn tồn tại trong giai đoạn 2008-2012 và các giải pháp trong dài hạn nhằm khắc phục những nguyên nhân của những tồn tại đó giúp cho Ngân hàng tiếp tục thúc đẩy hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa được hiệu quả hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và đạt được những mực tiêu đã đề ra. Kết cấu của chương 3 được chia là 3 mục chính: (3.1) Mục tiêu, phương hướng chung nhằm phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông đến năm 2015; (3.2) Một số giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông; (3.3) Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 82 - 86)