- Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay XNK hàng hóa: Nợ quá hạn là số tiền
khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ với nguyên nhân hợp lý.
Hình 2.4.: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay XNK hàng hóa của OCB giai đoạn 2008-2012
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của OCB)
Qua hình 2.5 trên cho thấy nợ quá hạn đối với cho vay XNK hàng hóa của OCB có xu hướng cải thiện dần. Trong cả giai đoạn nghiên cứu tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2010, các năm còn lại đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với tăng trưởng về dư nợ cho vay. Nguyên nhân có thể kể đến là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ sau đó lan rộng ra toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Năm 2011 và 2012 là giai đoạn khó khăn nhất kể từ sau khủng hoảng nhu cầu tiêu dùng bị sụt giảm, thị trường tiêu thụ bị thu
hẹp hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được làm hàng tồn kho tăng lên khiến cho vòng quay vốn của các doanh nghiệp giảm xuống. Các doanh nghiệp không thu hồi được vốn nên đến kỳ đáo hạn các món vay tại ngân hàng đều không lo được nguồn đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên. Trong năm đầu của giai đoạn này NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn chế cung tiền, lãi suất huy động VNĐ và USD ở mức cao. Trong khi đó lãi suất cho vay của OCB được tính như sau:
Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng (đối với món vay ngắn hạn) và 13 tháng (đối với món vay trung dài hạn) trả lãi cuối kỳ do OCB công bố tại thời điểm tính lãi + biên độ lãi suất tối thiều là a% (được quy định theo từng thời kỳ)
Vì vậy khi lãi suất huy động tăng lên kéo theo lãi suất cho vay tăng cũng tăng lên khiến cho chi phí về vốn của doanh nghiệp tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất khiến cho nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm điều đó ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển cho vay XNK hàng hóa của OCB
Năm 2010 tỷ lệ này đạt mức thấp nhất còn do trong năm này tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay XNK hàng hóa ở mức thấp nhất trong cả giai đoạn Trong năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao ngoài các nguyên nhân kể trên còn do một số Chi nhánh của OCB tăng trưởng nóng, thẩm định khách hàng không tốt trong điều kiện Chi nhánh mới thành lập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn yếu, chưa nắm vững quy trình quy định của OCB, không tuân thủ phê duyệt của cấp trên, công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng không tốt dẫn đến nợ quá hạn và làm cho tỷ lệ này trên toàn hệ thống tăng cao
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng hoá: Lợi nhuận
cho vay XNK hàng hóa được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng hoá= Lãi cho vay XNK hàng hóa – Lãi từ hoạt động huy động vốn – Chi khác
Bảng số 2.9: Lợi nhuận sau thuế của OCB trong giai đoạn 2008-2012 STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 61,549 206,189 301,5 300 298
2 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay XNK (tỷ đồng)
1,84 7.22 13.57 15 14,9
3 Tỷ trọng (%) 3 3,5 4,5 5 5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của OCB)
Qua bảng số liệu trênlợi nhuận từ hoạt động cho vay XNK hàng hóa của OCB tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2011 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Chứng tỏ OCB đã trú trọng tới việc phát triển cho vay XNK hàng hóa các biện pháp mà OCB đưa ra nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ này đã phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2008 lợi nhuận của OCB đạt mức thấp nhất nguyên nhân là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự biến động khó lường của giá vàng, giá USD, sự suy giảm thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đóng băng đã làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng sụt giảm mạnh. Để đối phó với tình hình thiếu khả năng chi trả, các ngân hàng đã tăng cao lãi suất huy động, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra bị thu hẹp nhiều khiến cho lợi nhuận từ hoạt động cho vay bị giảm xuống. Sang năm 2009 lợi nhuận của OCB tăng lên gần 4 lần so với năm 2008 nguyên nhân là do mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước dần phục hồi nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ. Chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh có hiệu quả. Năm 2010 lợi nhuận của OCB tiếp tục tăng lên 87.95% so với năm 2009 do trong năm này lãi suất cho vay của ngân hàng có những diễn biến phức tạp, lãi suất cơ bản được ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng lên làm cho lãi suất cho vay tăng góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Năm 2011 và 2012 lợi nhuận tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả giai đoạn tuy nhiên tốc độ tăng giảm xuống. Đây là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi toàn diện của OCB từ cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo, mô hình hoạt động đến các chính sách, quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động … giúp OCB thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của OCB điều đó giúp OCB tăng lợi nhuận